Danh Mục Các Biến Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu

3.2. Vật liệu và trang thiết bị

(1) Chọn mô hình nuôi ao

(2) Phiếu điều tra, bảng câu hỏi

(3) Sổ ghi chép (nhật ký)

(4) Máy tính

(5) Các dụng cụ, thiết bị khác phục vụ nghiên cứu.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp tiếp cận thông tin

Thu số liệu được tiến hành trên địa bàn Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang.

Số liệu được nhập xử lý và phân tích cũng như báo cáo được viết tại Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ.

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin thu thập gồm 2 loại:

- Thông tin thứ cấp: thông tin sẵn có và có liên quan đến chủ đề được thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các báo cáo và niên giám thống kê của các tỉnh được nghiên cứu cùng với các báo cáo của các cấp chính quyền cơ sở tại các khu vực khảo sát. Liên hệ với các cơ quan, ban ngành địa phương, thư viện, báo cáo, các websites có liên quan để thu thập những thông tin này, tiến hành phỏng vấn bổ sung các cán bộ địa phương phụ trách nông nghiệp thuỷ sản bằng biểu mẫu soạn sẳn.

- Thông tin sơ cấp: Là những thông tin được thu trực tiếp từ các hộ dân tại khu vực nghiên cứu.

+ Để thu thập các thông tin sơ cấp chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cơ sở/ hộ NTTS hiện đang thực hiện các mô hình NTTS và các cơ sở cấp thức ăn cho NTTS tại địa bàn cứu.

+ Việc khảo sát được thực hiện tại khu vực nghiên cứu bằng các bảng sử dụng trong mẫu soạn sẵn sau khi đã được phỏng vấn thử và hiệu chỉnh.

3.3.3 Thu thập số liệu

Số mẫu đối với các mô hình nuôi sử dụng thức ăn phải đảm bảo cho việc phân tích thống kê (tối thiểu 30 mẫu/ mô hình và dự phòng dư 10%), số mẫu thu từ ba mô hình NTTS chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu gồm: (1) Mô hình nuôi cá Tra 33 mẫu; (2) Mô hình nuôi cá Lóc 46 mẫu; (3) Mô hình nuôi tôm càng xanh 45 mẫu (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 : Số mẫu phỏng vấn nông hộ theo mô hình nuôi


Tỉnh

Cá Lóc

Cá Tra

Tôm càng xanh

Tổng

An Giang

15

11

15

41

Đồng Tháp

15

11

15

41

Cần Thơ

16

11

15

42

Tổng

46

33

45

124

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 5

Đối với các Công ty hay Đại lý cung cấp thức ăn (cá tạp, cua, ốc…) cho NTTS số mẫu được khảo sát gồm: 4 Công ty nhà máy SXKD thức ăn cho NTTS; 9 Đại lý cung cấp thức ăn cho NTTS; 6 Vựa thu gom và cung cấp cá tạp, cua, ốc cho NTTS (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Số mẫu phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản


Loại hình Sóc

Kiên

An

Long

Đồng

Cần Tổng


Trăng

Giang

Giang

An

Tháp

Thơ


Mua bán cá

2

2

2




6

Đại lý thức ăn viên



3


3

3

9

NMCB/SX



1

1

1

1

4

Tổng

2

2

6

1

4

4

19

Ghi chú: Số mẫu ở tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang là nguồn cung cấp cá tạp cho NTTS nước ngọt.

3.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu về được kiểm tra, bổ sung và mã hóa cũng như điều chỉnh trước khi nhập vào máy tính để tính toán. Phần mềm Exel và SPSS for Windows được dùng để nhập, xử lý và phân tích số liệu.

Các phương pháp phân tích được sử dụng gồm có:

- Mô tả: trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần trăm.

- Phân tích tương quan đa biến: Năng suất và lợi nhuận đối với các biến độc lập được giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi.

Các biến độc lập giả định có liên quan đến năng suất và lợi nhuận gồm có:

1. Diện tích mặt nước và thiết kế khu nuôi

2. Kích cỡ giống thả, nguồn giống

3. Thời gian nuôi

4. Chi phí con giống

5. Loại số lượng

6. Chi phí thức ăn

7. Chi phí thuốc, hóa chất

8. Chi phí cố định và hình thức sở hữu

9. Kinh nghiệm nuôi

10. Trình độ văn hóa

11. kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

12. Tiếp cận thông tin

Hàm năng suất viết ở dạng tổng quát là: Y1 = f1(X1, X2,…, Xn) Hàm lợi nhuận viết ở dạng tổng quát là: Y2 = f2(X1, X2,…, Xm)

Trong đó: X1, X2,…, Xn, Xm là các biến độc lập được giả định có ảnh hưởng

đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi.

3.4. Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu

3.4.1. Các thông tin chung về cơ sở hay hộ NTTS

(1) Các thông tin chung: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nguồn thông tin tếp cận khoa học kỹ thuật, tổng diện tích đất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đối tượng nuôi, hình thức nuôi và số vụ trong năm.

(2) Các thông tin về mô hình nuôi, thiết kế công trình, sơ đồ ao nuôi, kỹ thuật, kích cở thả giống, nguồn giống, sử dụng thức ăn, loại thức ăn, nguồn thức ăn, thành phần cách chế biến, số lượng cách cho ăn, chi phí.

(3) Các thông tin về thời gian thu họach, mùa vụ hàng năm, năng suất, kích cở thu hoạch, giá và tiêu thụ.

(4) Các thông tin về chi phí như thu nhập, lợi nhuận.

(5) Các thông tin về trở ngại như khó khăn, đề xuất và giải pháp khắc phục.

(6) Các thông tin về nhận thức tác động đến môi trường sử dụng lao động và dinh dưỡng cho người nghèo do việc tác động thức ăn cho NTTS.

3.4.2. Các thông tin về cơ sở cung cấp thức ăn

(1) Các thông tin về cung cấp thức ăn như loại hình cung cấp, hay tổ chức sản xuất kinh doanh.

(2) Nhận xét về loại thức ăn và thành phần thức ăn cung cấp.

(3) Hiệu quả sản xuất kinh doanh thức ăn cho NTTS.

(4) Những khó khăn và đề xuất trong việc cung cấp thức ăn cho các mô hình NTTS tại địa bàn nghiên cứu.

(5) Các thông tin tác động đến môi trường và dinh dưỡng cho người nghèo do việc cung cấp và sử dụng thức ăn cho NTTS.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL

4.1.1. Thông tin chung về các CSSX và cung cấp thức ăn cho NTTS

Kết quả khảo sát cho thấy các Đại lý kinh doanh thức ăn (TA) và vựa cá tạp là của tư nhân, trong khi đó có 2 nhà máy chế biến thức ăn là của nhà nước, 1 Công ty cổ phần và 1 Công ty liên doanh. Nhìn chung, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản cần vốn đầu tư lớn nên chủ yếu là của nhà nước hoặc của nhiều người góp vốn chung với nhau để xây dựng. Với cơ sở kinh doanh thức ăn và vựa cá tạp không cần nhiều vốn nên chủ yếu là của tư nhân.

Đại lý thức ăn có số năm hoạt động kinh doanh nhiều hơn, bình quân các Đại lý đã hoạt động được 5,7 năm, có cơ sở đã hoạt động được 10 năm, nhưng cũng có những cơ sở chỉ mới hoạt động chỉ được 3 năm. Các vựa cá tạp thì gần như chỉ mới được thành lập gần đây khi số năm hoạt động trong ngành nghề này trung bình chỉ đạt 2,8 năm (Phụ lục A.2).

Số lao động của các cơ sở trong 3 loại cơ sở cung cấp thức ăn cho thấy rằng ở nhà máy chế biến thức ăn thủy sản số cần nhiều lao động hơn, có đơn vị lên đến 450 người/cơ sở, thấp nhất cũng có 40 người/cơ sở, trung bình mỗi nhà máy cần 242 lao động. Các đại lí chỉ cần số lượng lao động rất ít, bình quân 3 - 4 người trên một đơn vị kinh doanh, nhiều nhất có 5 người và ít nhất có 2 người làm việc trong các Đại lý thức ăn được khảo sát. Riêng trong các vựa cá tạp có số lao động cao hơn các Đại lý, số lao động của các cơ sở này từ 3 đến 18 người. Các Đại lý thức ăn có số lượng lao động cơ sở ít nhưng lại có tổng giá trị tài sản khá lớn với mức trung bình 3.522 triệu đồng. Cao nhất lên đến 10 tỉ đồng. Đối với các vựa cá tạp thì tài sản kinh doanh có ít hơn. Với những vựa cá lớn tài sản cũng chỉ đạt 1,2 tỉ đồng/cơ sở, còn những cơ sở nhỏ lẻ thì tổng giá trị tài sản thấp có nơi chỉ đạt 180 triệu đồng, bình quân thì tổng giá trị tài sản của các vựa cá tạp chỉ đạt 563 triệu đồng (Phụ lục A.2).

4.1.2. Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn

Số lượng TA bình quân sản xuất được của một nhà máy sản xuất TA là 44.000 tấn, thấp nhất 16.000 tấn và cao nhất 80.000 tấn/năm. Giá TA bán ra từ nhà máy sản xuất cho Đại lý và người nuôi thì tương đối thấp hơn so với giá bán của Đại lý, dao động trong khoảng 5.000 - 6.780 đ/kg. Số lượng TA phục vụ NTTS bình quân bán ra của một Đại lý là 1.656 tấn, cao nhất 6.000 tấn và thấp nhất 300 tấn/năm. Giá TA dao động trong khoảng 5.990 - 7.000 đ/kg cao hơn so với giá của nhà máy SXTA (Phụ lục A4).

Nhà máy chế biến bột cá

Đại lý sxkd thức ăn cho NTTS nước ngọt

Nhà máy chế biến thức ăn cho NTTS nước ngọt

Thương lái cá tạp

Hộ NTTS

nước ngọt

Sơ đồ Hình 4.1 cho thấy, các hộ nuôi sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, với thức ăn tự chế thì người nuôi mua bột cá trực tiếp từ Công ty hoặc từ Đại lý kinh doanh. Ngoài nguồn bột cá, người nuôi cho ăn thức ăn tự chế hoặc tươi sống có thể mua cá tạp từ thương lái, vựa cá tạp hay mua trực tiếp từ người khai thác. Với các hộ cho ăn thức ăn công nghiệp thì mua trực tiếp từ nhà máy chế biến hoặc từ Đại lý kinh doanh thức ăn.



Tàu khai thác cá tạp biển

Vựa cá tạp

Người khai thác cá tạp nước ngọt

Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thức ăn cho NTTS nước ngọt

4.1.3. Thông tin về kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất và cung cấp TA

Đối với vựa cá tạp

Từ kết quả nghiên cứu có 20,41% số lượng cá biển của các vựa có nguồn cung cấp từ người khai thác, giá cá bán cho vựa trong khoảng 2.000 - 4.000 đ/kg. Người khai thác bán trực tiếp cho người NTTS là 32,93 % với giá cá bán cho người NTTS cao hơn so với vựa trong khoảng 2.200 - 6.500 đ/kg, thường những người khai thác cá tạp có nguồn gốc từ biển mang về phân phối, từ đó họ luôn muốn bán trực tiếp cho người nuôi để đạt được giá cao hơn.

Thời gian vựa cá bán cho người NTTS nhiều nhất là từ tháng 8 - 11 trong năm, do thời gian này cá nuôi gần tới thời kỳ thu hoạch nên một số người nuôi bổ sung thêm thức ăn cá tạp nhằm tăng thêm độ đạm cho cá nuôi.


35


30


25


T l %

20


15


10


5


0

Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11



Hình 4.2: Tháng cá tạp được bán nhiều trong năm (al)

Phần lớn các chủ vựa và người nuôi cho rằng hiện nay sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi thủy sản rất ít tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản. Do khi nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại sản lượng cá rất đáng kể, từ đó bù đắp và làm giảm sự đánh bắt cá tự nhiên của người dân. Nhưng 100% chủ vựa hay người nuôi cho rằng ảnh hưởng đến môi trường là rất đáng kể, khi nuôi cá sử dụng thức ăn này ao rất dễ bị ô nhiễm và lượng nước bẩn này chủ yếu thải ra môi trường ngoài trực tiếp.

Khi sử dụng TA là cá tạp cho NTTS các chủ hộ nuôi cho rằng không ảnh hưởng đến cạnh tranh thực phẩm với người nghèo. Dân nghèo có thể sử dụng lượng cá nuôi để thay thế trong khẩu phần hàng ngày của họ và có điều kiện tham gia lao động làm thuê cho những hộ khác có mô hình nuôi cá, giúp họ tăng thêm thu nhập.

Việc xúc tiến mua và bán cá tạp nguyên liệu giữa những người nuôi và các nhà cung cấp TA có thể thông qua hình thức hợp đồng (66,7% ) số cơ sở được khảo sát), mua trực tiếp bằng tiền mặt (66,7%) và cho người nuôi nợ trả dần (16,7%).

Những bất lợi hiện nay của các vựa cung cấp cá tạp phần lớn là do người nuôi chuyển dần sang sử dụng thức ăn công nghiệp, nên việc nghề cung cấp cá tạp cho người NTTS trong thời gian sắp tới sẽ bị hạn chế về số lượng khách hàng.

4.1.6. Đối với Đại lý thức ăn và NMCB sản xuất thức ăn

Hiện nay, các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng nước ngọt ĐBSCL hầu như hoạt động quanh năm, đặc biệt là nuôi cá Tra, TCX do đó lượng TA tiêu thụ ở các tháng rất mạnh. Những tháng Đại lý TA và NMCB sản xuất TA bán mạnh vào tháng 5 - 7 và tháng 11 - 12 trong năm về thời gian này do mô hình cá Tra gần ở giai đoạn thu hoạch nên cần nhiều TA hơn.

Phần lớn các chủ Đại lý TA và NMCB sản xuất TA cho rằng việc sản xuất kinh doanh TA không tác động đến NLTS và dân nghèo.

Khảo sát các loại TA trên thị trường thông qua một số Đại lý cung cấp cho thấy người NTTS thường sử dụng các TACN phổ biến là: Cataco, Grobest, Việt long, Greenfeed, Cargill, Conco, Ocialist, Minh Quân, Uni-President, Việt Thắng…

Tỷ lệ %

NTTS ngày càng được mở rộng, từ đó nghề sản xuất kinh doanh TACN cũng phát triển mạnh, các nhà máy TA luôn cải tiến máy móc, ứng dụng công nghệ mới và mở rộng kinh doanh để phục vụ cho những vùng nuôi mới.


T ACN

50


45


40


35


30


25


20


15


10


5


0

Cataco Greenfeed

Uni-president Ocialist

Cargill

Minh Quân

Conco

Việt Long

Grobest

Việt thắng

Hình 4.3: Tỉ lệ các loại thức ăn được các Đại lý bán trên thị trường

4.2. Thông tin từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản

4.2.1. Thông tin chung về hộ nuôi trồng thủy sản Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào trong sản xuất. Người có học vị càng cao thì khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào trong thực tiễn càng thuận lợi hơn. Mô hình nuôi cá Lóc trong mùng lưới rất phổ biến trong nông dân ở địa bàn nghiên cứu. Mô hình này không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất dễ nhân rộng trong người dân. Qua khảo sát có tới 51,1% số hộ nuôi cá Lóc có trình độ cấp 2, cấp 1 chiếm tỉ lệ cũng rất cao (40%) còn lại là số hộ có trình độ cấp 3 (chiếm 8,90%) (Phụ lục A.6).

Trong mô hình nuôi TCX qua khảo sát đa số các hộ có trình độ văn hóa cấp 2 (chiếm 51,1%), cấp 1 chiếm 35,6%, cấp 3 chiếm 8,90%, trung cấp và đại học mỗi cấp học chiếm 2,20% (Phụ lục A.6).

Mô hình nuôi cá Tra đòi hỏi người nuôi cá có kỹ thuật cao. Vì thế kết quả khảo sát cho thấy số chủ hộ có trình Đại học hoặc cao hơn chiếm tới 12,9%, số hộ có trình độ trung cấp chiếm 6,5%. Nhiều nhất là số hộ có trình độ cấp 2 (chiếm 45,2%), còn lại là số chủ hộ có trình độ cấp 1 và cấp 3 (Phụ lục A.6).

Lao động thuê mướn thường xuyên của hộ cho NTTS

Do nhu cầu về lao động để phục vụ cho việc NTTS mà các hộ phải thuê mướn lao động. Hiện nay với xu hướng công nghiệp hóa nên các lao động ở nông thôn đa phần lên các thành phố lớn để tìm việc, nên việc thuê mướn lao động cũng gặp khó khăn nếu như trả công thuê mướn thấp.

Do mô hình nuôi cá Tra thâm canh có diện tích khá lớn và công việc cho cá ăn cũng như chăm sóc tương đối vất vả nên cần nhiều lao động. Vì thế những chủ hộ có qui mô nuôi lớn phải thuê lao động với số lượng lớn, kết quả khảo sát cho thấy trên 33 hộ, trung bình mỗi hộ thuê khoảng 4 (±5,6) lao động/vụ.

Khảo sát 45 hộ nuôi TCX thì có 16 hộ (chiếm 33,6% tổng số hộ) thuê mướn lao động thường xuyên (Phụ lục A.5). Các hộ này mướn trung bình mỗi hộ 2,7 (±2,6) lao động, cá biệt có hộ thuê đến 10 lao động hàng tháng (Bảng 4.1), giá trung bình mỗi tháng chủ hộ phải trả cho mỗi lao động là 800.000 - 1.000.000 đồng/tháng.

Mô hình nuôi cá Lóc rất đơn giản chủ yếu tận dụng lao động nhàn rỗi của gia đình nên việc mướn lao động cũng rất ít. Qua khảo sát 45 hộ thì chỉ có 8 hộ thuê mướn lao động thường xuyên (chiếm 17,8% tổng số hộ khảo sát) (Phụ lục B.1). Những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm và làm ăn có hiệu quả, họ chủ

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí