Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 8

lượng TACN cho ăn từ 500 - 650 tấn/ha/vụ là phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian nuôi cá Tra từ 5 - 6 tháng thì có hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Việc tăng thời gian nuôi không mang lại hiệu quả cao do phải tốn nhiều thức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn tăng lên (FCR). Mặt khác, khi tăng thời gian nuôi làm kích cỡ cá tăng lên, khó bán do các nhà máy chế biến chỉ mua cá với kích cỡ nhỏ. Việc thu hoạch sớm hay muộn đều không đem lại hiệu quả cao về kinh tế, nên nuôi cá từ 5 - 6 tháng khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch là tốt nhất (Hình 4.17b).



1400


1200


1000


800


600


400


5000


4000


3000


2000



200


0


<350 tan/ha


350-500 tan/ha


500-650 tan/ha


> 650 tan/ha


NS/vu (tan/ha) LN/vu (tr.d/ha)


1000


0


4-5 thang


5-6 thang


6-7 thang


NS/vu (tan/ha) LN/vu (tr.d/ha)


Hình 4.17a;b: Ảnh hưởng của Lượng TACN, thời gian thu hoạch đến NS và LN cá Tra

4.5.3. Tương quan đa biến về năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá Lóc

Kết quả phân tích tương quan đa biến có 5 yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá Lóc. Với các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thì lượng TATS là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là yếu tố tần suất thay nước, tỷ lệ thay nước và kích cỡ thu hoạch (Bảng 4.11). Với lợi nhuận thì TATS, kích cỡ thu hoạch và tỷ lệ thay nước là 3 yếu tố ảnh hưởng mạng nhất (Bảng 4.12).


Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cá Lóc

Các biến ảnh hưởng

B

Std. Err

Beta

t

Sig.t

(Hằng số)

40,06

20,28


1,97

0,05

X1: Tần suất thay nước (ngày/lần)

1,06

0,35

0,14

2,99

0,00

X2: Tỷ lệ thay nước bình quân (%/ lần)

-0,32

0,11

-0,13

-2,95

0,00

X3: Kích cỡ thu hoạch b. quân (con/kg)

-6,55

3,26

-0,09

-2,00

0,05

X4: Thức ăn tươi sống/m2/vụ (kg)

0,28

0,01

0,92

20,55

0,00

X5: Thời gian thu hoạch (ngày)

-0,16

0,13

-0,05

-1,21

0,23

Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của mô R R2 R2 hiệu chỉnh F F-sig.

hình tương quan đa biến

0,96

0,93

0,92

102,98

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 8

Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Lóc


Các biến ảnh hưởng

B

Std. Err

Beta


t

Sig.t

(Hằng số)

1.026,7

424,94



2,42

0,02

X1: Tỷ lệ thay nước bình quân (%/ lần)

-3,82

1,95


-0,23

-1,96

0,06

X2: Kích cỡ thu hoạch b. quân (con/kg)

-127,01

62,88


-0,25

-2,02

0,05

X3: Thức ăn tươi sống/m2/vụ (kg)

1,36

0,24


0,64

5,56

0,00

X4: Thời gian thu hoạch (ngày)

-3,61

2,52


-0,17

-1,43

0,16

X5: Kích cỡ con giống (cm/con)

-32,15

26,52


-0,15

-1,21

0,23

Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của R R2 R2 hiệu chỉnh F F-sig.

mô hình tương quan đa biến

0,70

0,49

0,42

7,61

0,00

Ảnh hưởng của Tần suất thay nước và Tỷ lệ thay nước

Với mô hình nuôi cá Lóc chủ yếu là nuôi cá Lóc mùng nên không phải thay liên tục mỗi ngày, tần suất thay nước thích hợp là từ 5 - 7 ngày/lần và mỗi lần thay khoảng 40 - 55% lượng nước trong ao (đối với mùng nuôi cá Lóc đặt trong ao) (Hình 4.18a và 4.18b). Cá Lóc ăn thức ăn tươi sống nên môi trường ao nuôi nhanh ô nhiễm do thức ăn dư thừa. Khi thay nước quá nhiều hay quá ít cũng không tốt cho cá nuôi và lợi nhuận khi thu hoạch.



500


400


300


200


100


300


200


100


0

Hang ngay


2-4 ngay/lan


5-7 ngay/lan


>8 ngay/lan


NS/vu (kg/m2) LN/vu (000d/m2)


0

10-25%


25-40%


40-55%


>55%


NS/vu (kg/m2) LN/vu (000d/m2)


Hình 4.18a;b: Tần suất, tỷ lệ thay nước ảnh hưởng đến NS, LN của mô hình cá Lóc

Hình 4.19a cho thấy, lượng TATS tỷ lệ thuận với năng suất cá Lóc nuôi và các hộ nuôi cho cá Lóc ăn từ 250 - 350 kg TATS thì đem lại lợi nhuận cao nhất. Khi tăng lượng TATS lên trên 350 kg/m2/vụ thì lợi nhuận có xu hướng giảm xuống nhưng năng suất cá nuôi thì không giảm. Việc tăng lượng thức ăn làm chi phí sử dụng thức ăn tăng theo nên không đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế. Mặt khác, TATS rất dễ làm ô nhiễm ao nuôi, không có lợi cho sức khoẻ cá nuôi, do đó việc tăng lượng thức ăn trên ngưỡng 350 kg/m2/vụ là không cần thiết.

Kích cỡ thu hoạch không tác động nhiều đến năng suất nhưng tác động mạnh đến lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận cao nhất nên thu hoạch cá Lóc nuôi ở giai đoạn cá được 0.6 - 0.8 kg/con, nếu để cá lớn hơn thì lợi nhuận có xu hướng giảm xuống và giảm thấp khi cá đạt kích cỡ 1 kg/con (Hình 4.19b).


1000


800


600


400


400


300


200



200


NS/vu (kg/m2)


100


NS/vu (kg/m2)


0

<50 kg


150-250 kg


>350 kg


LN/vu (000d/m2)


0

< 0.4 kg/con


0.6-0.8 kg/con


> 1.0 kg/con


LN/vu (000d/m2)

50-150 kg

250-350 kg

0.4-0.6 kg/con

0.8-1.0 kg/con


Hình 4.19a;b: Lượng TATS, k. cỡ thu hoạch ảnh hưởng đến NS và LN nuôi cá Lóc

4.5.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến các mô hình nuôi

Khi xem xét tương quan đa biến giữa các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi (Bảng 4.13), có 6 yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn: (1) thời gian ương; (2) thời gian thu hoạch; (3) mật độ thả nuôi; (4) diện tích nuôi; (5) các biến về mô hình nuôi (D1, D2).

Mật độ thả nuôi tỷ lệ thuận với việc sử dụng thức ăn, khi tăng mật độ lên 1 con/m2 thì phải tăng lượng thức ăn lên 937 kg/ha/vụ. Khi tăng mức độ thâm canh (tăng mật độ) cần tăng lượng thức ăn nên phải chú ý đến môi trường ao nuôi, hiệu quả về mặt kỹ thuật và kinh tế.


Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn của các mô hình nuôi

Các biến ảnh hưởng

B

Std. Err

Beta

t

Sig.t

(Hằng số)

-14,03

7909


-0,17

0,85

X1: Thời gian ương (ngày)

-2,08

0,88

-0,13

-2,34

0,02

X2: Thời gian thu hoạch (ngày)

0,53

0,46

0,07

1,15

0,25

X3: Mật độ thả (con/m2)

0,93

0,14

0,38

6,49

0,00

X4: Diện tích nuôi (ha or m2)

-0,03

0,02

-0,07

-1,37

0,17

X5: D1 (1=Cá Lóc, 0=khác)

53,33

38,96

0,10

1,36

0,17

X6: D2 (1=Cá Tra, 0=khác)

459,36

38,27

0,74

12,00

0,00

Hệ số tương quan và mức ý nghĩa R R2 R2 hiệu chỉnh F F-sig.

của mô hình tương quan đa biến

0,89

0,80

0,78

70,15

0,00

Ngược lại, thời gian ương giống tỷ lệ nghịch với lượng thức ăn sử dụng, khi tăng thời gian ương lên thì lượng thức ăn trong quá trình nuôi giảm xuống. Qua đó cho thấy, việc ương giống trước khi nuôi có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng thức ăn và giảm giá thành sản phẩm.

Lượng thức ăn sử dụng trong mô hình nuôi cá Tra cao hơn rất nhiều so với các mô hình còn lại. Khi nuôi cá Tra phải sử dụng 459 tấn/ha/vụ, đấy là vấn đề cần được chú ý khi qui hoạch hoặc đầu tư nuôi cá Tra. Khi qui hoạch vùng nuôi

cần phải qui hoạch vùng nguyên liệu nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn trong quá trình nuôi. Với các hộ nuôi, muốn đầu tư nuôi cá Tra cần chú ý đến việc cung cấp và vận chuyển thức ăn nhằm đảm bảo không bị gián đoạn trong khi nuôi.

4.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thức ăn đối với cạnh tranh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động

4.6.1. Cạnh tranh về thực phẩm cho cộng đồng khi sử dụng thức ăn TS

Bảng 4.14 cho thấy, hầu hết các hộ sử dụng TACN ở mô hình nuôi cá Tra (100%) và TCX (50%) cho rằng, việc sử dụng thức ăn công nghiệp không ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm cho người nghèo. Trong khi đó, có 25% số hộ cho rằng việc sử dụng nhiều TACN làm nguồn thực phẩm cho người nghèo giảm mạnh. Tương tự, với TATS có 86,7% cho rằng không ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm cho người nghèo và 13,3% số hộ cho rằng có giảm nhưng rất ít. Nguồn thực phẩm cho người nghèo được cho là giảm mạnh khi sử dụng TATC để NTTS (33,3% số hộ sử dụng).

Bảng 4.14: Tác động của các loại thức ăn đến việc giảm thực phẩm cho người nghèo


Khoản mục

Đvt

Cá Lóc

Cá Tra

TCX

Tổng

1. Với TACN

n

0

6

4

10

- Giảm nhiều

%



25,00

10,00

- Không đổi

%


100,00

50,00

80,00

- Tăng nhiều

%



25,00

10,00

2. Với TATS

n

10

0

5

15

- Giảm ít

%

10,00


20,00

13,30

- Không đổi

%

90,00


80,00

86,70

3. Với TATC

n

0

3

0

3

- Giảm nhiều

%


33,30


33,30

- Không đổi

%


66,70


66,70


4.6.2. Khả năng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng thức ăn thuỷ sản

Việc sử dụng TACN ảnh hưởng khá nhiều đến môi trường (35,3% số hộ sử dụng TACN) và có 5,9% số hộ cho rằng khi sử dụng TACN ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Với TATS thì có đến 35,0% số hộ đánh giá là tác động khá nhiều đến môi trường và 5,0% tác động rất nhiều đến môi trường. Tỷ lệ này nhiều hơn ở nhóm hộ nuôi TCX (14,3% số hộ) và tác động khá nhiều đến môi trường được 42,9% số hộ trả lời. Với TATC có đến 66,7% số hộ đánh giá là tác động khác nhiều đên môi trường. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều, khi phát triển vùng nuôi như tăng diện tích hay tăng mật độ nuôi đều gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề xử lý nguồn nước ô nhiễm từ các khu NTTS là vấn đề cấp thiết và cần được làm ngay nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường sau này.

Bảng 4.15: Tác động của các loại thức ăn đến khả năng ô nhiễm môi trường


Khoản mục

Đvt

Cá Lóc

Cá Tra

TCX

Tổng

1. TACN tác động đến môi trường

n

0

9

8

17

- Rất nhiều

%



12,50

5,90

- Khá nhiều

%


66,70


35,30

- Trung bình

%


33,30

25,00

29,40

- Ít

%



25,00

11,80

- Rất ít

%



37,50

17.6

2. TATS tác động đến môi trường

n

13

0

7

20

- Rất nhiều

%



14,30

5,00

- Khá nhiều

%

30,80


42,90

35,00

- Trung bình

%

30,80


14,30

25,00

- Ít

%

30,80


28,60

30,00

- Rất ít

%

7,70



5,00

3. TATC tác động đến môi trường

n

0

3

0

3

- Khá nhiều

%


66,70


66,70

- Trung bình

%


33,30


33,30


4.6.3. Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động

Có 53,8% số hộ sử dụng TACN cho rằng sau khi chuyển đổi từ TATC sang TACN thì giảm rất nhiều lao động, việc cho ăn và sử dụng thức ăn không tốn nhiều lao động như trước đây. Ngược lại, có 68,8% số hộ sử dụng TATS cho rằng việc sử dụng lao động không đổi so với trước đây và có 12,5% số hộ sử dụng lao động nhiều hơn. Các hộ sử dụng TATC có tăng lao động trong khi cho ăn nhưng không nhiều (66,7%).

Bảng 4.16: Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động


Khoản mục

Đvt

Cá Lóc

Cá Tra

TCX

Tổng

1. Với TACN

n

0

6

7

13

- Giảm nhiều

%


33,30

71,40

53,80

- Giảm ít

%


33,30


15,40

- Không đổi

%


33,30

28,60

30,80

2. Với TATS

n

11

0

5

16

- Không đổi

%

81,80


40,00

68,80

- Tăng ít

%

9,10


40,00

18,80

- Tăng nhiều

%

9,10


20,00

12,50

3. Với TATC

n

0

3

0

3

- Không đổi

%


33,30


33,30

- Tăng ít

%


66,70


66,70

4.6.4. Một số đề xuất/giải pháp của hộ nhằm hạn chế tác động của thức ăn đến môi trường, thực phẩm và sử dụng lao động

Qui hoạch vùng nuôi tập trung và có lịch thay nước đồng loạt là giải pháp được 100% hộ nuôi cá Tra sử dụng TACN đề xuất. Với các hộ nuôi cá Lóc thì việc qui hoạch vùng nuôi tập trung để hạn chế ảnh hưởng xấu của TATS đến môi trường, cạnh trạnh thực phẩm và sử dụng lao động được 63,6% số hộ đề xuất. Trong khi đó, các hộ sử dụng TATC ở mô hình nuôi cá Tra đề xuất là nên theo dòi và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, tránh bị dư thừa sẽ giảm tác động xấu khi sử dụng TATC (75,0%) (Bảng 4.17).

Việc cho ăn vừa đủ hoặc thiếu thức ăn được nhiều hộ nuôi TCX sử dụng TACN đề xuất nhằm cải thiện tác động xấu của thức ăn. Điều này cũng được 28,6% số hộ nuôi cá Tra đề xuất và cũng là kinh nghiệm nuôi cá Lóc của 9,1% số hộ nuôi cá Lóc. Đây là vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi mà người nuôi cần phải quan tâm và thực hiện sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi và kênh rạch cấp thoát nước (Bảng 4.17).

Khi môi trường nước trong ao nuôi bị ô nhiễm cần phải dùng men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học để xử lý, vấn đề này được 57,1% số hộ nuôi cá Tra, 54,5% số hộ nuôi cá Lóc và 33,3% số hộ nuôi TCX đề xuất nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm (Bảng 4.17).

Bảng 4.17: Các giải pháp giảm tác động xấu khi sử dụng thức ăn thuỷ sản


Lóc

Tra

1. Giải pháp giảm tác động đối với TACN

n


7

3

10

- Nên tập trung vùng nuôi, thay nước đồng loạt

%


100


70,00

- Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu sẽ tốt hơn

%


28,60

100

50,00

- Dùng men vi sinh, chế phẩm sinh học xử lý

%


57,10

33,30

50,00

- Theo dòi và điều chỉnh lượng TA hàng ngày cho phù hợp

%


42,90

33,30

40,00

2. Giải pháp giảm tác động đối với TATS

n

11


4

15

- Nên tập trung vùng nuôi, thay nước đồng loạt

%

63,60


25,00

53,30

- Dùng men vi sinh, chế phẩm sinh học xử lý

%

54,50



40,00

- Theo dòi và điều chỉnh lượng TA hàng ngày cho phù hợp

%

9,10


100,0

33,30

- Cho ăn TATS tươi, giảm lượng cá tạp

%

18,20


75,00

33,30

- Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu sẽ tốt hơn

%

9,10



6,70

3. Giải pháp giảm tác động đối với TATC

n


4


4

- Theo dòi và điều chỉnh lượng TA hàng ngày cho phù hợp

%


75,00


75,00

- Dùng men vi sinh, chế phẩm sinh học xử lý

%


25,00


25,00

Khoản mục Đvt Cá Cá TCX Tổng


5.1. Kết luận

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Từ những kết quả khảo sát, thông kê và phân tích về tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi thuỷ sản nước ngọt, rút ra được những kết luận cơ bản sau đây:

(1) Đại lý cung cấp và kinh doanh thức ăn cho NTTS hàng năm bán ra bình quân 1.656 tấn, cao nhất 6.000 tấn và thấp nhất 300 tấn TACN. Giá TACN dao động trong khoảng 5.990 - 7.000đ/kg. Với nhà máy chế biến TA thủy sản sản xuất bình quân 44.000 tấn/năm và giá TACN bán ra từ nhà máy sản xuất cho đại lý và người nuôi dao động từ 5.000 - 6.780 đ/kg.

(2) Mô hình nuôi cá Tra sử dụng trung bình 409±268 tấn TACN/ha/vụ. Với mô hình nuôi TCX lượng thức ăn bình quân được sử dụng 23.830 kg/ha/vụ, trong đó nhiều nhất là OBV 21.366 kg (89,7% tổng lượng TA), kế đến là TACN 2.020 kg (8,5%), cá tạp nước ngọt 364 kg (1,5%) và cá tạp biển 80 kg (0,3%). Mô hình nuôi cá Lóc, để nuôi 1m2 cá Lóc trong mùng lưới thì người nuôi phải sử dụng 166±120 kg phụ phẩm cá Tra, Basa/vụ, 115± 159 kg cá tạp biển/vụ và 126± 116 kg cá tạp nước ngọt/vụ.

(3) Lượng TACN tỷ lệ thuận với năng suất của mô hình nuôi cá Tra, tuy nhiên tại thời điểm khảo sát, lượng TACN cho ăn từ 500 - 650 tấn/ha/vụ là phù hợp và đem lại hiệu quả, thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng thì có hiệu quả cao về kinh tế, thu hoạch sớm hơn hay muộn hơn đều không đem lại hiệu quả cao về kinh tế.

(4) Mô hình nuôi cá Tra sử dụng chủ yếu TACN có hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất (1,75±072), mô hình nuôi cá Lóc (100% TATS) có FCR là (3,49±0.65) và TCX có FCR nhiều nhất là (12,53±11.10).

(5) Có 25% số hộ cho rằng việc sử dụng nhiều TACN làm nguồn thực phẩm cho người nghèo giảm mạnh. Với sử dụng TATS có 13,3% số hộ cho rằng có làm giảm thực phẩm cho người nghèo nhưng giảm rất ít. Nguồn thực phẩm cho người nghèo giảm mạnh nhất khi sử dụng TATC (33,3% số hộ sử dụng).

(6) Việc sử dụng TACN ảnh hưởng khá nhiều đến môi trường (35,3% số hộ sử dụng TACN) và có 5,9% số hộ cho rằng khi sử dụng TACN ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Trong khi đó, có 53,8% số hộ sử dụng TACN cho rằng sau khi chuyển đổi từ TATC sang TACN thì giảm rất nhiều lao động, việc cho ăn và sử dụng thức ăn không tốn nhiều lao động như trước đây.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí