nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; (vii) Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; (viii) Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Hình 3.4: Ao nuôi c ủa hộ nông dân t ại An Giang tham gia tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành cá tra
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2017
- Trường hợp ngân hàng đồng ý cho vay, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng, UBND tỉnh/thành phố và nêu rõ số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn và các điều kiện khác. So với các chương trình cho vay thông thường, tín dụng theo mô hình chuỗi giá trị có nhiều ưu đãi hơn về lãi suất, điều kiện tài sản thế chấp.
- Trường hợp ngân hàng không đồng ý cho vay, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng, UBND tỉnh/thành phố, NHNN và nêu rõ lý do từ chối khoản vay.
- Ngân hàng, doanh nghiệp và nông dân thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc ba bên. Theo đó, hợp đồng này nêu rõ các điều kiện phải tuân thủ, cụ thể như sau:
+ Hộ nông dân: Đảm bảo tính chính xác và trung thực về kinh nghiệm, năng lực sản xuất, cơ sở pháp lý, thủ tục pháp lý; đủ năng lực tài chính, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc để triển khai chương trình sản xuất cá của doanh nghiệp tiêu thụ; tuân thủ tiêu chuẩn ao cá theo quy định; có đề án bảo vệ môi trường và chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGap, Global GAP; sử dụng toàn bộ vật tư (thức ăn, thuốc thủy sản) do Trung tâm chuỗi giá trị của Doanh nghiệp kiểm tra, cung ứng ngay từ đầu vụ nuôi (Trọng lượng cá lúc thả nuôi phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,5cm); đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của con giống; đảm bảo lượng cá sau thu hoạch phải được bán lại cho doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đã ký kết.
Sơ đồ3.1: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra theo khảo sát
BẮT ĐẦU
(B1)
UBND &NHNN
Không cho vay
NHTM
Cho vay
KẾT THÚC
Hợp đồng ba bên
NHTM giải ngân cho khách hàng là hộ nông dân
Hộ nông dân bán cá cho doanh nghiệp với giá thị trường
NHTM giải ngân cho doanh nghiệp để thanh toán tiền mua cá từ hộ nông dân
NHTM thu nợ vay của hộ nông dân và theo dõi khoản vay của khách hàng doanh nghiệp
NHTM thu nợ của khách hàng doanh nghiệp
(B2)
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2017
+ Doanh nghiệp: Đảm bảo thu mua số lượng cá tra của nông dân theo giá thực tế trên thị trường, được mua bằng tiền mặt trên cơ sở sự tham chiếu của 03 công ty thuỷ sản lớn cùng khu vực; giới thiệu, kiểm tra, cung ứng thức ăn, thuốc thủy sản cho nông dân đảm bảo chất lượng và giá cả như nhà sản xuất công bố, thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn nuôi cá; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, kiểm soát truy xuất nguồn gốc, tiến độ sản xuất cá nuôi của nông dân; Hỗ trợ nông dân về kỹ thuật nuôi, kỹ thuật xử lý ao trước và trong khi nuôi, cách điều trị bệnh cá, cùng trao đổi, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo chất lượng cá nuôi; Điều kiện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm của cơ quan có thẩm quyền.
+ Ngân hàng: Đảm bảo việc cung cấp tín dụng cho khách hàng theo đúng mục đích (Giai đoạn chế biến – phân phối đối với doanh nghiệp, giai đoạn mua nguyên vật liệu phục vụ nuôi trồng cá tra đối với hộ nông dân), số tiền, thời hạn, lãi suất và các điều khoản khác đã ký kết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc, quy trình nuôi trồng, sản xuất, tình hình sử dụng vốn vay.
- Doanh nghiệp và hộ nông dân thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng và nêu rõ các tiêu chí về mục đích vay vốn, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, số tiền vay vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn.
- Căn cứ vào nhu cầu về nguồn nguyên liệu (Thức ăn, thuốc thủy sản) của hộ nông dân, ngân hàng thực hiện giải ngân cho doanh nghiệp đầu mối để doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên liệu cho đơn vị cung cấp nguyên liệu. Doanh nghiệp này thực hiện phân phối nguyên liệu cho các hộ nông dân theo nhu cầu thực tế. Đồng thời, hộ nông dân ký kết giấy nhận nợ với ngân hàng với số tiền vay vốn đúng bằng giá trị nguyên liệu mà hộ nông dân nhận được. Trong quá trình sử dụng vốn vay, doanh nghiệp đầu mối phối hợp với ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của nông dân sau giải ngân.
- Tối đa 7 tháng, hộ nông dân tiến hành thu hoạch cá tra (Thời gian bình quân nuôi từ cá giống đến khi cá trưởng thành dao động từ 5,5 – 7 tháng) và bán cho doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đã ký hợp đồng nguyên tắc ba bên.
- Doanh nghiệp và ngân hàng sẽ ký kết giấy nhận nợ. Theo đó, ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp để thanh toán cho nông dân số tiền mua cá tra bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản của nông dân được mở tại ngân hàng.
- Sau khi tiền được hạch toán vào tài khoản của nông dân, ngân hàng thực hiện thu toàn bộ nợ của nông dân. Lúc này, hợp đồng tín dụng giữa nông dân và ngân hàng được tất toán. Đồng thời, ngân hàng thực hiện theo dõi và kiểm soát khoản vay của doanh nghiệp. Tín dụng theo chuỗi giá trị sẽ kết thúc khi doanh nghiệp thực hiện tất toán khoản vay với ngân hàng.
Hình 3.5 : Hoạt động sản xuất – chế biến cá tra t ại công ty T NHH Hùng Cá, một đơn vị tham gia vào chu ỗi giá tr ị sản xuất ngành cá tra
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
3.2.3. Phân loại sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
Xét theo khâu trong chuỗi giá trị ngành có tra, 4 khâu được tài trợ bao gồm:
- Ứng trước thu hoạch: Các khoản vay trước khi thu hoạch dành cho những người nông dân và hợp tác xã để mua nguyên liệu (thuốc, thức ăn cho cá). Thời hạn cho khoản vay này tối đa 7 tháng.
- Thu hoạch và chế biến: Là các khoản vay để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp hoặc hộ nông dân trong khâu thu hoạch cá tra hoặc chế biến cá tra.
- Tiêu thụ, xuất khẩu: Là các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động dành cho doanh nghiệp để thực hiện phân phối và xuất khẩu cá tra thành phẩm.
- Đầu tư tài sản phục vụ hoạt động sản xuất – chế biến cá tra.
Xét về đối tượng cho vay, sản phẩm được tài trợ gồm:
- Đối với nhà cung cấp nguyên liệu (thức ăn cá tra, thuốc): Tài trợ vốn lưu động nhập khẩu nguyên liệu thông qua dịch vụ tài trợ thương mại gắn với quản lý dòng tiền của khách hàng.
- Đối với đơn vị nuôi trồng: Tài trợ vốn lưu động mua thức ăn/thuốc thủy sản thông qua dịch vụ tài trợ thương mại gắn với quản lý dòng tiền của khách hàng.
- Đối với đơn vị sản xuất – phân phối: Tài trợ vốn lưu động để mua cá nguyên liệu thông qua dịch vụ tài trợ thương mại gắn với quản lý dòng tiền của khách hàng, tài trợ đầu tư ao cá nguyên liệu thông qua dịch vụ tài trợ tài sản cố định.
Theo đó, các sản phẩm ngân hàng được cung cung cấp trong chuỗi giá trị cá tra bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, bảo lãnh thanh toán, thu hộ tại điểm, thu hộ mạng lưới cho hệ thống doanh nghiệp hoặc đại lý phân phối, tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, bảo hiểm, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ.
3.2.4. Tình hình triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
3.2.4.1. Quy mô tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Tương tự với tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, doanh số giải ngân cho vay theo chuỗi giá trị có tra có xu hướng tăng dần từ năm 2014 đến năm 2016 và giảm dần từ năm 2016 đến nay, tập trung chủ yếu ở nhóm NHTMNhà nước. Điều này cũng phù hợp với đặc thù hoạt động của nhóm ngân hàng này. Tốc độ tăng trưởng doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tăng 261% từ năm 2014 đến năm 2015 nhưng từ năm 2017 đến tháng 9/2018 giảm 27%. Nguyên nhân do năm 2014 là năm bắt đầu triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra nên có đến năm 2015 có sự tăng trưởng lớn, là do dư nợ mới phát sinh. Đến năm 2016, chương trình thí điểm kết thúc và chuyển sang chương trình cho vay thực tế. Cùng lý do đã nêu với tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra giảm mạnh từ năm 2017 đến nay.
Biểu đồ 3.6:Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá tr ị ngành cá tra giai đoạn 2014 – tháng 9/2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
6000
5000
Số tiền giải ngân cho doanh nghiệp
4000
3000
Số tiền giải ngân cho cá nhân
2000
1000
0
2014 2015 2016 2017 Sep-
18
Tổng số tiền giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | Tháng 9/2018 | |
1. Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra (tỷ đồng) | 1.251 | 4.517 | 4.765 | 4.189 | 3.058 |
Doanh số giải ngân cho khách hàng cá nhân | 27 | 27 | 256 | 201 | 197 |
Doanh số giải ngân cho khách hàng doanh nghiệp | 1.224 | 4.490 | 4.509 | 3.988 | 2.861 |
2. Tốc độ tăng trưởng doanh số giải ngân | 261% | 6% | -12% | -27% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thang Đo Mức Độ Thành Công Triển Khai Tín Dụng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra
- Tổng Quan Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Trong Nông Nghiệp – Nông Thôn
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra Việt Nam
- Chất Lượng Tín Dụng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra Việt Nam Giai Đoạn 2014 - 2017
- Nhận Xét Chung V Ề Kết Quả Tín D Ụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Tr Ị Đối Với Ngành Cá Tra
- Kết Quả Cronbach's Alpha Thang Đo Tk
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)
Đối tượng chính tiếp cận với nguồn vốn vay theo mô hình chuỗi giá trị ngành cá tra là doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ từ 53% đến 59% tổng doanh số giải ngân), đối tượng tiếp cận còn lại là hộ nông dân. Chuỗi giá trị ngành cá tra tại Việt Nam bao gồm các đối tượng cơ bản như sau: đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào, đơn vị nuôi trồng và sản xuất, đơn vị thu gom, đơn vị chế biến, đơn vị phân phối và xuất khẩu (gồm chức năng thương mại như các nhà máy chế biến thực hiện chức năng xuất khẩu trực tiếp, hoặc bán cho các công ty thương mại thực hiện chức năng xuất khẩu), đơn vị tiêu dùng (gồm các hoạt động mua bán cá ở các siêu thị hoặc tiêu dùng hoặc chế bến các món ăn để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng). Theo đó, doanh nghiệp thường hoạt động trong các lĩnh vực chế biến, phân phối và tiêu dùng. Chi phí hình thành và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này đa dạng, gồm nhà máy, máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực... nên nhu cầu vay vốn cao.
Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng doanh số tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành cá tra so với doanh số tín d ụng theo chuỗi giá tr ị nông nghi ệp giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị tính: %
100%
94%
80%
68%
65%
63%
60%
40%
20%
0%
2014
2015
2016
2017
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
1. Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra (tỷ đồng) | 1.251 | 4.517 | 4.765 | 4.189 |
2. Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp (tỷ đồng) | 1.330 | 6.601 | 7.333 | 6.447 |
3. Tỷ trọng doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra/doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 | 94% | 68% | 65% | 63% |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018) So với doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị cá tra chiếm tỷ trọng lớn, dao động từ 63% đến 94% trong giai đoạn 2014 – 2017. Chuỗi giá trị ngành cá tra là một số ít các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mà Việt Nam tham gia phần lớn ở tất cả các khâu,
số lượng thành viên tham gia chuỗi nhiều nên nhu cầu vay vốn lớn.
Dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra cũng giảm dần trong giai đoạn năm 2014 – 2017, so với dư nợ ngành nông nghiệp nông thôn thì chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, dao động từ 0,07% đến 0,2% trong giai đoạn 2014 – 2017. Điều này thể hiện tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp nói chung và ngành cá tra nói riêng chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của ngành.
Bảng 3.1:Dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra và chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Namgiai đoạn 2014 - 2017
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
1. Dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra (tỷ đồng) | 1.251 | 1.565 | 1.795 | 1.024 |
2. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (tỷ đồng) | 744.622 | 843.973 | 996.610 | 1.310.832 |
3. Tỷ trọngDư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra/ Dư nợ trong nông nghiệp nông thôn | 0,2% | 0,19% | 0,18% | 0,07% |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)
Về quy mô số lượng khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra cũng có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến này. Trong giai đoạn triển khai thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, khách hàng mà ngân hàng tiếp cận chủ yếu có sự bảo lãnh/giới thiệu của các cấp chính quyền. Sau
chương trình thí điểm, từ năm 2016 đến nay, có 67% ngân hàng chưa phát sinh dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, tập trung ở các nguyên nhân: chưa tìm được chuỗi giá trị ngành cá tra để đầu tư; khách hàng không đủ điều kiện vay vốn; vướng mắc hành lang pháp lý.
Bảng 3.2: Số lượng khách hàng tiếp cận tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số lượng khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra | 155 | 247 | 315 | 212 |
Mức độ tăng trưởng số khách hàng | 60% | 27,5% | -33% |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)
3.2.4.2. Chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng của chuỗi giá trị ngành cá tra được xác định căn cứ vào Quy định hiện hành tại Thông tư 02, nhóm nợ của khách hàng là nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất theo điều 10 (xét theo tuổi nợ và lịch sử cơ cấu), điều 11 (theo kết quả chấm điểm nội bộ của NHTM và được NHNN phê duyệt), nhóm nợ theo CIC (trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam).
Bảng 3.3: Ma trận phân loại nợ theo điều 10 Thông tư của NHNN
Khoản nợ | Nhóm nợ | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1 | Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn | x | ||||
2 | Nợ quá hạn | |||||
A | Dưới 10 ngày và được đánhgiá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi quá hạn phần còn lại | x | ||||
B | Từ 10 – 90 ngày | x | ||||
C | Từ 91 – 180 ngày | x | ||||
D | Từ 181 – 360 ngày | x | ||||
E | Trên 360 ngày | x | ||||
3 | Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ | |||||
A | Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đâu | x | ||||
B | Gia hạn nợ lần đầu | x | ||||
C | Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại lần đầu | x |