Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kháng Nghị Phúc Thẩm Hình Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Phước

định này. Việc nghiên cứu, áp dụng song song cùng lúc BLHS năm 1999 và tinh thần của BLHS 2015 gây rất nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến sai sót khi áp dụng trong thực tế trong khoảng thời gian năm 2016-2017. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng số lượng KNPT không được chấp nhận, án sơ thẩm bị hủy, sửa nhiều. Điển hình là vụ Khưu Thị Ngọc D và Trần Thị B phạm tội “Đánh bạc” dưới 5 triệu đồng nhưng các Cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Bù Gia Mập không áp dụng Nghị quyết 109 của Quốc hội về thi hành BLHS năm 2015 để miễn TNHS cho các bị cáo mà vẫn tuyên các bị cáo phạm tội. Vụ án đã bị VKS tỉnh KNPT theo hướng miễn TNHS cho các bị cáo [96, tr7].

Một số quy định của BLHS về dấu hiệu định tội một số cấu thành, định khung tăng nặng, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS chưa rò ràng, còn có những cách hiểu khác nhau. Trong khi đó, Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) giao TAND tối cao thông qua tổng kết, giám đốc việc xét xử có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, về hình phạt quy định tại các khung của các điều luật còn khoảng cách khá rộng. Tuy nhiên, đến nay nhiều vướng mắc, bất cập chưa được TAND tối cao hướng dẫn kịp thời, làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp, trong đó có nhiều KNPT của VKSND trong một số lĩnh vực không được Tòa án chấp nhận.

Thứ hai: về quan hệ phối hợp, tình trạng cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm nhiều là do có sự chênh lệch mức án mà chủ yếu khác với đề nghị của KSV, KSV đề nghị y án thì HĐXX sửa án, giảm vài tháng so với án sơ thẩm, mặc dù không có tình tiết giảm nhẹ mới. Nguyên nhân của tình trạng này chậm được khắc phục, dẫn đến số liệu án sơ thẩm bị sửa tăng cao mà chủ yếu là sửa theo hướng giảm nhẹ. Việc cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm nhiều như trên thì không có lỗi của KSV nhưng nó làm giảm tính nhiệm minh, hiệu quả, ổn định của bản án, đồng thời tạo áp lực lên VKS khi tình trạng án sửa nhiều mà KNPT ít. Thực trạng này còn kéo dài nhưng VKS và TAND chưa kịp thời phối hợp để có sự nhận thức thống nhất, hạn chế việc sửa án không căn cứ.

Thứ ba: về công tác tổ chức, như phân tích ở phần tồn tại, hạn chế về chất lượng KNPT cho thấy KNPT bị cấp phúc thẩm rút hoặc không chấp nhận chủ yếu là các KNPT của cấp huyện. Nguyên nhân của thực trạng này có một phần ở công tác tổ chức cán bộ. Thực tế, tại một số đơn vị cấp huyện vẫn còn bố trí kiểm sát viên làm công tác THQCT, kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác ở các khâu công tác khác; ở phòng đơn vị chuyên trách thực hiện chức năng THQCT và KSXX phúc thẩm hình sự (Phòng 7) thì KSV được bố trí còn thiếu tính ổn định nên không có sự tập trung nghiên cứu chuyên sâu, tích lũy kinh nghiệm để phát hiện, nhận diện vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm để kịp thời tham mưu KNPT hoặc kỹ năng trình bày KNPT còn hạn chế.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: một số đơn vị VKS cấp huyện chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này, đôi lúc còn có tư tưởng “cả nể”, “dĩ hòa vi quý”, sợ mất thành tích nên còn thụ động, xem nhẹ hoạt động kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có giải pháp quyết liệt trong thực hiện Chỉ thị số 08/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao và Kế hoạch số 21/KH-VKS của Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước về tăng cường công tác KNPT hình sự [96, tr7].

Thứ hai: Bên cạnh những KSV năng nổ, nghiêm túc thực hiện hoạt động nghiên cứu bản án, kịp thời phát hiện vi phạm đề xuất kháng nghị thì vẫn còn một số Kiểm sát viên thụ động, xem nhẹ hoạt động này, thực hiện nhiệm vụ nhưng trách nhiệm chưa cao, còn có tư tưởng tự “thỏa mãn” khi Tòa án tuyên bị cáo có tội nên chưa chú trọng kiểm sát bản án sơ thẩm; một số KSV còn hạn chế năng lực và kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ, nhận thức pháp luật đôi lúc còn chưa vững chắc nên việc kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm để nhận diện, xác nhận mức độ vi phạm còn chưa kịp thời; hoặc phát hiện, nhưng chưa đánh giá đúng mức độ vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm nên tham mưu, đề xuất kháng nghị thiếu chính xác. Điển hình như vụ Nguyễn Bá N phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, VKS huyện Bù Gia Mập truy tố theo điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999, TAND huyện Bù Gia Mập xét xử theo khoản 1 của điều luật này nhưng KSV được phân công giải quyết vụ án không tham mưu, đề xuất và lãnh đạo VKS cấp

huyện cũng không chỉ đạo KNPT. Ngày 27/6/2016 VKS tỉnh Bình Phước KNPT theo hướng sửa bản án sơ thẩm để áp dụng điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 để tăng hình phạt đối với bị cáo N về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Kháng nghị của VKS tỉnh Bình Phước là có căn cứ được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận [96, tr8].

Thứ ba: công tác phối hợp liên ngành giữa Tòa án và VKS cùng cấp, nhất là vấn đề gửi bản án, quyết định sơ thẩm còn chưa tốt. Theo số liệu thống kê của VKS tỉnh Bình Phước (Phòng 7), hầu hết các Tòa án cấp huyện trong tỉnh đều vi phạm thời hạn gửi bản án sơ thẩm cho VKS quy định tại Điều 262 BLTTHS. Trong 5 năm qua, Tòa án hai cấp tỉnh Bình Phước đã gửi quá hạn cho VKS cùng cấp 1.663/4.896 bản ản, quyết định sơ thẩm, chiếm 33,97% nhưng nhiều đơn vị VKSND cấp huyện không ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục tình trạng chậm gửi bản án sơ thẩm cho VKS.

Công tác phối hợp kiểm sát trong Ngành Kiểm sát: Một số VKS cấp huyện kiểm sát bản ản, quyết định sơ thẩm chưa chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ. Việc sao gửi án văn, phiếu kiểm sát bản án sơ thẩm của các VKS cấp huyện cho VKSND tỉnh (qua Phòng 7) chưa đầy đủ, đúng thời hạn theo quy chế nghiệp vụ. Mặc dù, hàng quý, 06 tháng VKSND tỉnh Bình Phước (Phòng 7) đều có văn bản thông báo đến các VKS cấp huyện về tình hình gửi án văn sơ thẩm, đồng thời nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị khắc phục nhưng công tác này chuyển biến vẫn còn chậm. Việc Tòa án chậm gửi bản án cho VKS cùng cấp, VKS cấp sơ thẩm chậm sao gửi, lập phiếu kiểm sát gửi đến VKS cấp phúc thẩm làm cho việc khắc phục vi phạm của Tòa án bị chậm, làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Điển hình như: Vụ án Dương Thị Như H phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điểm c khoản 2 Điều 250 BLHS năm 1999. Bản án hình sự sơ thẩm số: 101/2016/HSST ngày 26/8/2016, TAND thành phố Đồng Xoài tuyên bố bị cáo Dương Thị Như H phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và xử phạt bị cáo 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Ngày 09/12/2016, VKS tỉnh Bình Phước đề nghị kháng nghị GĐT hủy bản án sơ thẩm nêu trên. Ngày 18/8/2017, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị GĐT theo hướng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

hủy án để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định GĐT số 57/2017/HS-GĐT ngày 05/12/2017 của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủy bản án sơ thẩm về phần tội danh, hình phạt đối với bị cáo H để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật [97, tr2].

Trước khi KNPT, VKS cấp huyện không trao đổi với đơn vị nghiệp vụ của VKS tỉnh (Phòng 7) hoặc đề nghị VKSND tỉnh kháng nghị phúc thẩm đối với những vụ án phức tạp sau khi đã thảo luận trong tập thể lãnh đạo VKS cấp huyện dẫn đến KNPT không có căn cứ, thiếu tính thuyết phục, bị VKS tỉnh rút kháng nghị. Điển hình như vụ Nguyễn Trọng H phạm tội “Cướp tài sản”, VKS huyện Chơn Thành kháng nghị tăng hình phạt và không áp dụng Điều 54 BLHS, hoặc có trường hợp được VKS tỉnh bảo vệ tại phiên tòa phúc thẩm nhưng cũng không được HĐXX chấp nhận. Điển hình như vụ Nguyễn Thị U phạm tội “Môi giới mại dâm”, VKS huyện Hớn Quản kháng nghị tăng hình phạt và không áp dụng Điều 47 BLHS; vụ Nguyễn Đăng Th phạm tội “Chống người thi hành công vụ”, VKS thị xã Đồng Xoài kháng nghị không cho bị cáo được hưởng án treo [97, tr8].

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 9

Thứ tư: Công tác bảo vệ KNPT của VKS cấp phúc thẩm đôi lúc còn chưa tốt. Bảo vệ KNPT là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến kết quả KNPT của VKS có được HĐXX chấp nhận hay không chấp nhận. Một số KNPT đúng, có căn cứ nhưng lập luận thiếu chặt chẽ, chưa thuyết phục thì KSV cấp phúc thẩm có trách nhiệm làm rò hơn các sai phạm của cấp sơ thẩm để KNPT thuyết phục, làm cơ sở giúp HĐXX quyết định chính xác. Tuy nhiên, trong thời gian qua VKS tỉnh Bình Phước còn chưa thực hiện tốt bảo vệ một số KNPT, nhất là KNPT của VKS cấp dưới nên vẫn còn tình trạng một số KNPT của cấp huyện được VKS tỉnh bảo vệ ở cấp phúc thẩm nhưng TAND tỉnh Bình Phước không chấp nhận KNPT. Mặc dù, trong những năm gần đây, hoạt động này đã được quan tâm, nhưng so với yêu cầu thì công tác bảo vệ KNPT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước

3.2.1 Nhu cầu nâng cao kháng nghị phúc thẩm hình sự

Thứ nhất về mặt khách quan: đó là đòi hỏi tất yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc thực hiện tốt chức năng của Ngành Kiểm sát, trong đó có quyền KNPT.

Nghị quyết 49-NQ/TW xác định xét xử là khâu đột phá trong cải cách tư pháp. Tòa án thực hiện quyền tư pháp, nhân danh nhà nước ban hành bản án có giá trị bắt buộc thi hành, có tác động lớn, ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị, quyền con người, lợi ích của cá nhân, pháp nhân, tổ chức. Nếu phán quyết đúng mang lại giá trị chính trị, nhân văn sâu sắc. Nhưng vì lý do nào đó, phán quyết không đúng thì hậu quả pháp lý không lường. Do đó, để thực hiện tốt cơ chế “kiểm soát quyền lực tư pháp”, góp phần giúp Tòa án thực hiện tốt chức năng của mình thì VKS phải thực hiện chức năng KSXX, trong đó phải kể đến công tác KNPT.

Đảng ta chủ chương xây dựng nhà nước pháp quyền nên mọi quyết định của cơ quan nhà nước phải đảm bảo đúng pháp luật. Vì vậy, KNPT, về lý luận cho dù đúng, cũng làm tạm ngưng hiệu lực thi hành phán quyết của Tòa án. Do đó, đòi hỏi tất yếu KNPT phải chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật. Nghị quyết 37/2013/NQ13 và Nghị quyết 111/2015/NQ13, Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội: Bảo đảm các kháng nghị phúc thẩm đối với các loại án phải có căn cứ và đúng pháp luật; nâng cao trách nhiệm và tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp trên tổng số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát. Do đó, nâng cao hiệu quả KNPT là đòi hỏi tất yếu, khách quan, góp phần nâng cao vị thế Ngành Kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp, đảm bảo nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Thứ hai về mặt chủ quan: bản thân Ngành Kiểm sát nói chung và VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng tự thân thấy cần phải nâng cao cả số lượng và chất lượng KNPT.

Thực tiễn công tác KNPT hình sự trong những năm qua cơ bản đã đi vào nề nếp, khắc phục nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm. Số lượng KNPT

ngày càng nhiều, chất lượng KNPT ngày càng đảm bảo đúng pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh đó, VKS cũng ban hành nhiều KNPT mang tính nhân văn sâu sắc, theo hướng không làm oan người vô tội, miễn, giảm nhẹ TNHS cho bị cáo, đảm bảo công lý được thực thi, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân, Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chức năng của Ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, công tác KNPT hình sự của toàn Ngành nói chung và của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng cũng vẫn còn một vài hạn chế; số lượng, chất lượng kháng nghị ở một số đơn vị còn chưa cao; tỷ lệ bản án, quyết định do VKS phát hiện kháng nghị còn thấp so với số bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy sửa, còn để lọt các vi phạm dẫn đến các vụ án kéo dài; một số bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nhưng chưa được phát hiện kháng nghị kịp thời …so với các tỉnh, thành trong khu vực và trên cả nước thì về chất lượng KNPT của tỉnh Bình Phước là tương đối tốt nhưng về số lượng KNPT thì còn ít. Vì vậy, tiếp tục nâng cao hiệu quả KNPT của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước cả về chất lượng lẫn số lượng, cả về nội dung lẫn hình thức nhằm nâng cao vị thế của ngành kiểm sát nói chung và VKS tỉnh Bình Phước nói riêng trong thời gian tới là nhu cầu cần thiết.

3.2.2 Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự

* Nhóm giải pháp chính:

Xuất phát từ việc BLTTHS hiện hành còn bất cập về quy định KNPT nên cần sửa đổi, bổ sung quy định BLTTHS và do tình hình thực tiễn việc gửi bản án của Tòa án cho VKS còn chậm, trong khi thời hạn KNPT không nhiều, trình độ năng lực KSV chưa đồng đều, thậm chí còn yếu kinh nghiệm nên cần phải có giải pháp nghiệp vụ, trong đó cần có giải pháp căn cơ là các kỹ năng nghiên cứu nhận diện, phát hiện vi phạm, xác định mức độ vi phạm để KNPT, kỹ năng trình bày và bảo vệ KNPT. Bên cạnh đó, cũng cần có giải pháp công tác cán bộ, lựa chọn, bố trí KSV có năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm.

- Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự,

Thứ nhất, cần quy định căn cứ KNPT trong BLTTHS.

KNPT là quyền năng đặc biệt mà chỉ VKS mới có, làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm nhưng BLTTHS năm 2015 lại không quy định về căn cứ KNPT, mà căn cứ này chỉ được quy định tại Điều 37 Quy chế THQCT và KSXX hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao. Đây là văn bản nghiệp vụ nhằm hướng dẫn áp dụng trong Ngành kiểm sát, không phải là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, không có giá trị bắt buộc Tòa án phải áp dụng như BLTTHS. Vì vậy, để KNPT có cơ sở pháp lý rò ràng và được áp dụng thống nhất, tránh tình trạng kháng nghị theo ý kiến chủ quan và để tránh việc Tòa án không chấp nhận kháng nghị một cách tùy tiện, không có căn cứ, thiếu chính xác thì cần thiết phải quy định chặt chẽ về căn cứ KNPT trong BLTTHS. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của VKS khi thực hiện KNPT, nếu có căn cứ kháng nghị thì buộc phải kháng nghị, tránh việc nể nang, tùy nghi áp dụng. Đồng thời, đảm bảo sự nhận thức thống nhất trong các cơ quan tư pháp, góp phần áp dụng pháp luật một cách chính xác, nghiêm minh, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ quyền, lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng.

Các căn cứ KNPT quy định tại Điều 37 Quy chế 505 nhìn chung có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, đối với căn cứ thứ 3: “có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác” còn chưa hợp lý và bất cập. Bởi, nếu có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật như trong căn cứ này nhưng chưa đến mức làm thay đổi sự thật khách quan của vụ án, hoặc không ảnh hưởng, ảnh hưởng không nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng thì không nhất thiết phải KNPT. Vì vậy, cần thiết sửa căn cứ KNPT này như sau: “có sai lầm trong áp dụng BLHS, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác dẫn đến việc thay đổi sự thật của vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tiến hành tố tụng”. Từ đó, căn cứ KNPT hình sự trong BLTHS có thể quy định bổ sung như sau:

Điều …. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự

Khi có một trong các căn cứ dưới đây thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo trình tự phúc thẩm:

a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;

b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác dẫn đến việc thay đổi sự thật của vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tiến hành tố tụng;

d) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Thứ hai, cần quy định cụ thể những quyết định nào là đối tượng của KNPT hình sự trong BLTTHS. Như đã phân tích ở chương 2, BLTTHS năm 2015 đã quy định đối tượng KNPT là bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Tuy nhiên, quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT thì còn chung chung, còn nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, để tránh những xung đột trong nhận thức áp dụng pháp luật, đảm bảo cho công tác KNPT được hiệu quả, cần quy định rò những quyết định nào là đối tượng của KNPT hình sự.

Mặc dù, quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án không được quy định một cách trực tiếp là đối tượng của KNPT hình sự tại Điều 330 BLTTHS nhưng việc xem quyết định khởi tố vụ án của Tòa án là đối tượng KNPT thì chưa hợp lý. Bởi chức năng của Tòa án là xét xử nhưng Tòa án lại khởi tố vụ án, thuộc chức năng buộc tội, tức “vừa đá bóng vừa thổi còi”, không đảm bảo tính khách quan khi giải quyết vụ án. Do đó, loại cần bỏ quy định “quyết định khởi tố vụ án hình sự” là thẩm quyền của Tòa án.

Thứ ba, cần rút ngắn thời hạn mà Tòa án gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS hoặc tính thời điểm bắt đầu của thời hạn KNPT để đảm bảo VKS thực hiện tốt quyền KNPT. Như phân tích tại chương 2, tại Điều 262 BLTTHS năm 2015 quy

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí