Bổ Sung, Thay Đổi Và Rút Kháng Nghị Phúc Thẩm Hình Sự

khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng ngày KNPT là ngày ký quyết định kháng nghị thể hiện trên quyết định kháng nghị. Quan điểm thứ hai cho rằng ngày KNPT là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu trên phong bì. Quan điểm thứ ba cho rằng ngày KNPT là ngày Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm nhận quyết định kháng nghị. Quan điểm thứ tư cho rằng trong trường hợp VKS cấp trên kháng nghị, do địa lý xa, VKS cấp trên gửi kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm thì ngày kháng nghị là ngày Tòa án cấp phúc thẩm nhận kháng nghị. Do đó, thực tiễn áp dụng quy định về thời hạn kháng nghị gặp không ít khó khăn.

Theo quy định thì VKS được quyền KNPT kể từ ngày Tòa tuyên án, hoặc kể từ ngày Tòa án ra quyết định sơ thẩm nếu phát hiện bản án, quyết định đó có căn cứ KNPT. Thông thường, VKS sẽ ban hành KNPT sau khi VKS nhận được bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cùng cấp. Bởi bản án, quyết định của Tòa án là kết quả của sự kết tinh trí tuệ các chủ thể tiến hành tố tụng, trong đó cao nhất là trí tuệ của Thẩm phán đã nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật để ban hành quyết định xử lý cuối cùng của quy trình tố tụng. Trong bản án, quyết định sơ thẩm có phần nhận định và quyết định vô cùng quan trọng. Vì vậy, để VKS thực hiện được quyền KNPT của mình, thực tiễn đòi hỏi phải được nhận bản án, quyết định sơ thẩm.

Trong khi đó, đối với bản án sơ thẩm của Tòa án thì Điều 262 BLTTHS quy định thời hạn gửi cho VKS 10 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ thì khoản 2 Điều 286 BLTTHS quy định là 03 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Còn đối với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì BLTTHS không quy định thời hạn. Tuy nhiên, việc Tòa án gửi quyết định cho VKS được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 132 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Trường hợp đối với bản án, quyết định, Tòa án gửi cho VKS trong thời hạn Luật định, tức đến ngày thứ 10 đối với bản án; ngày thứ 3 đối với quyết định sơ thẩm (quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ) thì VKS chỉ còn 05 ngày để nghiên cứu bản án, 4 ngày đối với quyết định sơ thẩm để xem xét có ban hành kháng nghị hay không (đối với trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn không phải là ngày nghỉ). Trường hợp đối với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, giả sử nếu ngày Tòa án ra quyết định áp dụng

biện pháp bắt buộc chữa bệnh là ngày thứ 6, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc (tính cả 02 ngày nghỉ) mà Tòa án mới gửi quyết định là đã hết 05 ngày. Như vậy, VKS chỉ còn lại 02 ngày để xem xét có quyết định kháng nghị hay không là khó thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành thì phần lớn các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án gửi cho VKS không đúng hạn, thường là hết thời hạn của VKS cùng cấp và còn rất ít thời hạn của VKS cấp trên. Đặc biệt đối với các vụ án mà giữa VKS và Tòa án có quan điểm khác nhau thì Tòa án càng chậm gửi, thậm chí hết cả thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên thì bản án, quyết định mới được Tòa sơ thẩm gửi cho VKS. Khi đó, để đảm bảo chất lượng kháng nghị, VKS thường không thể thực hiện được quyền KNPT mà chỉ có thể báo cáo VKS cấp cao thực hiện quyền kháng nghị GĐT. Mặt khác, cũng có trường hợp VKS nhận được bản án, quyết định sơ thẩm, nhận thấy có căn cứ kháng nghị nhưng để đảm bảo căn cứ vững chắc nên đã có văn bản yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ đến để xem xét. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự không quy định trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày Tòa án sơ thẩm nhận văn bản yêu cầu của VKS, Tòa án phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cho VKS có thẩm quyền xem xét. Chính vì vậy, trên thực tế có không ít trường hợp sau khi nhận văn bản mượn hồ sơ của VKS có thẩm quyền, Tòa án sơ thẩm viện nhiều lý do để không chuyển hoặc chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền khi còn thời hạn rất ít. Điều đó đã làm hạn chế rất lớn đến việc VKS hoàn thành tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, quy định của BLTTHS về thời hạn kháng nghị và thời hạn gửi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho VKS là chưa hợp lý. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác kháng nghị của VKS được thực hiện một cách hiệu quả thì cần rút ngắn thời gian gửi bản án quyết định của Tòa án cho VKS.

Thực tiễn Tòa án thường xuyên vi phạm về thời hạn gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS và BLTTHS có quy định trường hợp kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan nên có quan điểm cho rằng cần quy định KNPT quá hạn như kháng cáo quá hạn. Lý giải vấn đề này, tác giả Mai Thanh Hiếu cho rằng là để tránh tình trạng chuyển sang kháng nghị GĐT của VKS cấp trên: “Nếu VKS chuyển sang kháng nghị giám đốc thẩm do hết hạn

kháng nghị phúc thẩm thì không được yêu cầu xem xét lại mặt sự việc của vụ án. Do đó, việc chấp nhận kháng cáo quá hạn mà không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm quá hạn là không đảm bảo bình đẳng giữa chủ thể của quyền kháng cáo và chủ thể của quyền kháng nghị trước cấp xét xử cuối cùng về mặt sự việc cũng như mặt pháp luật...Việc không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm quá hạn có lý do chính đáng khiến VKS phải kháng nghị giám đốc thẩm cả về mặt sự việc của vụ án là không đảm bảo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử” [22, tr23-24]. Và thực tiễn, trước đây tại Thông tư số 19/TATC ngày 02/10/29174 TAND Tối cao đã hướng dẫn chấp nhận kháng nghị quá hạn với điều kiện: “trường hợp gặp trở ngại khách quan không khắc phục được … vấn đề chấp nhận kháng nghị quá hạn cũng được giải quyết như đối với kháng cáo quá hạn” [78].

Tuy nhiên, quan điểm tác giả luận văn cho rằng không nên quy định kháng nghị quá hạn trong bất cứ trường hợp nào. Bởi lẽ, xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, là cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật thì VKS không thể vì bất kỳ một lý do nào để chậm trễ, thiếu sót (dù là nguyên nhân khách quan) làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến công tác xét xử và làm giảm hiệu lực thi hành của bản án hoặc quyết định. Trên thực tiễn từ khi pháp điển hóa BLTTHS đầu tiên đến nay đều không quy định về KNPT quá hạn, “Bản kháng nghị quá thời hạn là không hợp lệ và không được chấp nhận để Tòa án nhân dân xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm.” [79, 214-215]. Do đó, nếu quá thời hạn kháng nghị mà VKS phát hiện có căn cứ để kháng nghị thì quyền kháng nghị của VKS cũng vẫn tiếp tục, nhưng không phải là theo thủ tục phúc thẩm mà là thủ tục GĐT. Việc kháng nghị GĐT chỉ xem xét “những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án chứ không thể bao gồm cả những căn cứ liên quan đến xem xét các tình tiết, sự việc hay đánh giá chứng cứ” [19, tr16]. Do đó, việc không quy định KNPT quá hạn là hợp lý.

2.6. Bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phúc thẩm hình sự

Sau khi Tòa án sơ thẩm nhận được KNPT của VKS thì Tòa án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cùng KNPT và kháng cáo (nếu có) đến Tòa án cấp phúc thẩm để thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế không phải KNPT của VKS lúc nào cũng chuẩn

xác. Do đó, BLTTHS quy định cho VKS có thẩm quyền bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị là hết sức quan trọng và cần thiết, cho phép chủ thể có thẩm quyền kháng nghị kịp thời bổ sung, thay đổi những nội dung trong kháng nghị của mình hoặc rút KNPT đó nếu xét thấy việc kháng nghị phúc thẩm là chưa đủ cơ sở và không cần thiết. Khoản 1 Điều 342 BLTTHS quy định: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm,… Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị [61]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Về việc bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm:

Về mặt chủ thể: chỉ có VKS nào đã ban hành KNPT thì VKS đó mới có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, VKS cấp trên trực tiếp không có quyền sửa đổi, bổ sung kháng nghị của VKS cấp dưới. Việc quy định này là chưa phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát được quy định tại Điều 109 Hiến pháp năm 213. Về mặt lập pháp, quy định này cũng thiếu hợp lý trong trường hợp VKS cấp dưới kháng nghị nhưng lại được quyền, thay đổi, bổ sung KNPT tại phiên tòa phúc thẩm, trong khi chức năng THQCT và KSXX phúc thẩm được trao cho VKS cấp trên trực tiếp thực hiện. Do đó, Điều 41 Quy chế 505 cho phép kiểm sát viên cấp phúc thẩm thực hiện quyền thay đổi, bổ sung KNPT tại phiên tòa và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình này là hoàn toàn hợp lý.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 6

Về hình thức: theo khoản 2 Điều 324 BLTTHS, khoản 3 Điều 41 Quy chế 505 thì việc thay đổi, bổ sung quyết định KNPT trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm phải được thể hiện bằng văn bản theo mẫu (số 18) hành kèm theo Quy chế 505 và văn bản này phải gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm; Tại phiên tòa phúc thẩm, được thực hiện bằng lời nói của KSV cấp phúc thẩm, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Về mặt thời gian: việc thay đổi, bổ sung kháng nghị của VKS phải được diễn ra trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và phạm vi, phải không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Việc hiểu như thế nào là “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” thì hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất, tác giả

Nguyễn Đức Mai cho rằng “Tất cả những bổ sung, thay đổi theo hướng bất lợi cho bị cáo về mặt hình sự, dân sự, án phí và xử lý vật chứng…đều làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” [33, tr19]. Quan điểm thứ hai, tác giả Lưu Tiến Dũng cho rằng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là “làm cho bị cáo có bất lợi hơn về mặt hình sự; Những sửa đổi, bổ sung kháng nghị theo hướng tăng mức bồi thường không phải là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” [16, tr21]. Còn theo tác giả Phan Thị Thanh Mai thì cho rằng làm xấu đi tình trạng của bị cáo là “làm bị cáo bất lợi hơn về mặt hình sự, kể cả những trường hợp tăng mức bồi thường dẫn đến việc bị cáo có thể phải chịu những chế tài hình sự nặng hơn” [34, tr58]. Hiện nay, chưa có quy định nào giải thích rò “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” là như thế nào? Trước đây, Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988 giữa VKSND tối cao, TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định BLTTHS năm 1988 (tại khoản 2 Mục VI Thông tư): “Làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng mức bồi thường so với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Do đó, người đã kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo so với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, thì không được bổ sung hoặc thay đổi theo hướng tăng nặng cho bị cáo. Nếu đã kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt thì không được bổ sung thêm hình phạt khác hoặc thay bằng loại hình phạt khác nặng hơn” [80]. Tuy nhiên, văn bản này hướng dẫn cho BLTTHS 1988, nay đã hết hiệu lực và hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Các quan điểm trên khi giải thích thuật ngữ “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” đều không làm rò “làm xấu hơn” tình trạng của bị cáo là so với cái gì? so với nội dung kháng nghị trước đó, hay so với quyết định mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên (trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm)? đối với quan điểm trên thì việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là so với nội dung kháng nghị mà VKS đã ban hành trước đó, còn hướng dẫn của thông tư này có thể dẫn đến gây hiểu nhầm khi hướng dẫn việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo “là làm cho bị cáo có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn hoặc

tăng mức bồi thường so với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm”. Theo tác giả luận văn, để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm và tính nhân đạo của pháp luật đối với người phạm tội thì “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” là so với kháng nghị trước đó.

Tuy nhiên, về mặt thời gian trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì có 2 khả năng xảy ra, hoặc hết thời hạn KNPT hoặc còn thời hạn KNPT. Nếu vẫn còn thời hạn kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên VKS hoàn toàn có quyền thay đổi, bổ sung KNPT theo bất cứ hướng nào, có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo nhưng vẫn đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Do đó, quy định này của BLTTHS năm 2015 là chưa hợp lý. Vấn đề này, trước đây tại tiểu mục 7.1, mục 7, phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần Xét xử phúc thẩm của BLTTHS 2003 đã hướng dẫn: “trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng nghị thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo” [82]. Như vậy, BLTTHS 2015 cũng cần sửa đổi theo hướng phân chia các trường hợp VKS có quyền thay đổi, bổ sung KNPT khi còn thời hạn KNPT và trường hợp đã hết thời hạn KNPT như Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP. Do đó, hiểu như thế nào là “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể quyết định cả một đường lối giải quyết của vụ án. Vì vậy, để áp dụng thống nhất quy định của pháp luật, tránh áp dụng tùy nghi thì cần thiết phải có một văn bản hướng dẫn trong việc áp dụng đối với trường hợp kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

- Về việc rút kháng nghị phúc thẩm:

Sau khi KNPT, VKS nhận thấy quyết định KNPT không đúng quy định, hoặc bản án, quyết định sơ thẩm tuy có vi phạm nhưng không nghiêm trọng nên không cần thiết phải giữ kháng nghị thì VKS rút KNPT. Điều 342 BLTTHS 2015 quy định “…Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị” [61]. Như vậy, khác với quy định về việc thay đổi, bổ sung KNPT thì việc rút KNPT không bị giới hạn về mặt thời gian

và chủ thể, cả VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp đều có quyền rút KNPT trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa và không bị giới hạn “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”.

Về mặt hình thức: theo khoản 2 Điều 324 BLTTHS, điểm b.1 tiểu mục 7.2 mục 7 phần I Nghị quyết 05 thì việc VKS rút kháng nghị phúc thẩm phải được thực hiện bằng văn bản theo mẫu thống nhất do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành, đó là mẫu số 17 ban hành kèm theo Quy chế 505.

Hậu quả của việc rút KNPT được quy định tại Điều 342 và Điều 348 BLTTHS 2015. Trường hợp VKS rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm phải đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, đối với việc rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì do HĐXX quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trường hợp VKS rút một phần KNPT thì Tòa án xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng nghị bị rút này. Trước đây, BLTTHS 2003 không quy định, còn Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 thì hướng dẫn trước khi mở phiên tòa, phần kháng nghị đã bị rút coi như không có kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử đối với phần kháng nghị còn lại. Việc hướng dẫn này là chưa hợp lý. Bởi lẽ, thủ tục phúc thẩm đã phát sinh từ khi có kháng cáo, kháng nghị. Do đó, khi VKS rút kháng nghị thì Tòa án phúc thẩm phải ra các quyết định tố tụng nhằm chấm dứt quá trình phúc thẩm như tuyên án, đình chỉ, chứ không thể nào xem như không có kháng nghị và chấm dứt thủ tục phúc thẩm bằng một thông báo. Việc thông báo chỉ phù hợp khi việc rút đó được thực hiện trước khi hết thời hạn kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử như cơ sở để công nhận hiệu lực thi hành của phần bản án sơ thẩm liên quan đến kháng nghị bị rút [42, tr40]. Do đó, BLTTHS năm 2015 đã khắc phục những hạn chế này, theo đó, Điều 342 và Điều 348 BLTTHS quy định việc đình chỉ xét xử phúc thẩm khi VKS rút KNPT.

Nhưng tác giả Đặng Văn Dùng lại có quan điểm cho rằng, việc rút một phần kháng nghị cũng phải theo nguyên tắc không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, không được rút phần kháng nghị có lợi cho bị cáo, vì điều này có thể làm bất

lợi cho bị cáo [15, tr12]. Ví dụ trong trường hợp VKS kháng nghị đề nghị Tòa án phúc thẩm cho bị cáo giảm nhẹ hình phạt, nhưng sau đó VKS rút kháng nghị, dẫn đến Tòa án đình chỉ việc xét xử phúc thẩm nên việc rút KNPT của VKS trong trường hợp này đã gây bất lợi cho bị cáo. Xét thấy quan điểm này là chưa hợp lý. Bởi nguyên tắc không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo chỉ áp dụng đối với trường hợp thay đổi, bổ sung kháng nghị và so với KNPT ban đầu, chứ không phải là so sánh với bản án, quyết định sơ thẩm. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án có thể xem xét cả những phần khác và có thể sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo, chứ không thể sửa bản án theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nếu không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó (Điều 345, 357 BLTTHS). Vì vậy, quan điểm cho rằng việc rút KNPT của VKS phải theo nguyên tắc không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là không phù hợp.

2.7. Hậu quả của kháng nghị phúc thẩm hình sự

Bất cứ chế định nào được pháp luật quy định đều phát sinh hậu quả pháp lý của nó. Khi có KNPT thì cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định đối với bản án, quyết định sơ thẩm. BLTTHS 2003 chỉ quy định về hậu quả pháp lý của việc kháng nghị đối với bản án, mà không quy định hậu quả của kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm, trong khi đối tượng của KNPT không chỉ riêng bản án sơ thẩm, mà còn có quyết định sơ thẩm. Khắc phục hạn chế đó, Điều 339 BLTTHS 2015 quy định: “Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS. Khi có kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS” [61]. Như vậy, theo quy định trên, khi có KNPT của VKS thì phát sinh hai hậu quả pháp lý. Trường hợp thứ nhất, những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS. Trường hợp thứ hai, toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành. Có một số quan điểm cho rằng, khi KNPT đối với một phần bản án, quyết định thì toàn bộ bản, án quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và cũng không được đưa ra thi hành. Theo quan điểm này thì việc quy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022