? Kể Từ Ngày Viện Kiểm Sát Nhận Được Quyết Định”.

định thời hạn Tòa án gửi bản án cho VKS và thời hạn KNPT của VKS tại Điều 337 BLTTHS là chưa hợp lý. Thực tiễn xét xử hiện nay, trước khi xét xử, HĐXX đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, dự thảo trước bản án, nếu diễn biến tại phiên tòa có thay đổi hoặc có những tình tiết mới phát sinh thì Tòa có 05 ngày nghị án để chỉnh sửa và tuyên án ngay tại phiên tòa. Sau phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ có sửa chữa về mặt hình thức, chính tả cho phù hợp. Mặt khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có Thư ký giúp việc nên việc chỉnh sửa này không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, thực tế hầu như các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án khi gửi đến VKS thì đều đã hết thời hạn hoặc còn rất ít thời hạn KNPT. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho VKS thực hiện chức năng của mình. Mặt khác, đối với các vụ án đông bị can, phạm nhiều tội, phức tạp thì KSV phải có nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích, tổng hợp mới có thể nhận diện các vi phạm, trong khi đó cùng lúc KSV phải đảm đương nhiều công việc khác nhau. Hơn nữa, thời hạn KNPT được tính kể từ ngày Tòa tuyên án hoặc ban hành quyết định như quy định hiện hành là chưa phù hợp. Do đó, cần sửa BLTTHS theo hướng quy định về thời hạn Tòa án gửi bản án, quyết định cho VKS ngắn hơn hoặc thời điểm bắt đầu thời hạn KNPT của VKS cần được sửa theo hướng kể từ ngày VKS nhận được bản án, quyết định sơ thẩm để tăng cường trách nhiệm của Tòa án, đảm bảo cho VKS có thời gian nghiên cứu bản án, đảm bảo KNPT đúng thời hạn và có chất lượng. Vì vậy, kiến nghị sửa Điều 262 BLTTHS như sau: “Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát…”. Hoặc sửa Điều 337 BLTTHS:

“1…. kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được bản án.

2. … kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định”.

Thứ tư, cần hướng dẫn cụ thể như thế nào về nguyên tắc “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” trong trường hợp thay đổi, bổ sung KNPT. Như đã phân tích ở chương 2, về thuật ngữ “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” được hiểu như thế nào thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong khi đó, Thông tư 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988 hướng dẫn về thuật ngữ này đã hết hiệu lực pháp luật. Do đó, để tránh việc áp dụng một cách tùy nghi quy định

này, thì cần có một văn bản hướng dẫn thuật ngữ “làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” như sau: “Làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt theo hướng nặng hơn như tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp; tăng mức bồi thường thiệt hại, chuyển sang hình phạt thuộc loại nặng hơn hoặc không cho bị cáo được hưởng án treo”.

- Hoàn thiện pháp luật hình sự,

Cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi BLHS theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao nhất trong một khung hình phạt để tránh tình trạng tùy tiện khi xét xử; Ủy ban thường vụ Quốc hội cần giải thích Điều 341 BLHS là tội danh ghép hay là hai tội độc lập. Hội đồng thẩm phán hoặc liên Ngành Tư pháp Trung ương cần hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc định tội đối với các tội danh ghép, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các tình tiết định khung như “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn” … có trong các điều luật để làm cơ sở thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật; cần ghi nhận nguyên tắc trong các trường hợp qui định của pháp luật còn có vướng mắc mà chưa có hướng dẫn thì việc nhận thức và áp dụng pháp luật phải theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.

- Giải pháp về nghiệp vụ

Từ thực tiễn KNPT đối với các bản án sơ thẩm của VKSND tỉnh Bình Phước, để nâng cao hiệu quả KNPT thì về nghiệp vụ, KSV cần thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ là một trong giải pháp rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả công tác THQCT và KSXX, trong đó có công tác KNPT.

+ Đối với VKS cấp sơ thẩm: KSV được phân công phải chủ động thực hiện đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ ngay từ giai đoạn THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự như: Yêu cầu điều tra, bản trích cứu chứng cứ, báo cáo án, xây dựng đề cương xét hỏi, xây dựng kế hoạch xét hỏi dự kiến những nội dung có thể phát sinh tại phiên tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc chấp hành luật tố tụng của HĐXX và của những người tham tố tụng, ghi chép đầy đủ nội dung diễn biến tại phiên tòa nhằm đảm bảo đầy đủ thông tin để xem xét, đánh giá về kết quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

giải quyết của HĐXX sơ thẩm, cũng như đảm bảo cho Lãnh đạo VKS cấp sơ thẩm nghiên cứu khi quyết định KNPT hoặc không KNPT. Khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, KSV phải thực hiện ngay việc kiểm tra biên bản phiên tòa. Sau phiên tòa sơ thẩm, KSV phải báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm. Đặc biệt, đối với các vụ án khác quan điểm thì KSV phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo VKS cấp sơ thẩm biết để có ý kiến chỉ đạo. Nếu phát hiện bản án, quyết định vi phạm thì cần báo cáo rò đủ căn cứ KNPT hay không? đồng thời phối hợp, tranh thủ ý kiến của VKS cấp phúc thẩm. Trường hợp KNPT thì cần chuẩn bị ngay bản thảo quyết định KNPT, đồng thời khẩn trương đôn đốc, yêu cầu Tòa án cùng cấp gửi bản án sơ thẩm cho VKS. Khi nhận được bản án sơ thẩm, KSV phải thực hiện ngay hoạt động kiểm sát, lập phiếu kiểm sát và tham mưu Lãnh đạo VKS cấp sơ thẩm ban hành quyết định KNPT cho kịp thời hạn.

+ Đối với VKS cấp phúc thẩm: KSV được phân công phải đảm bảo nguồn kháng nghị nhiều và ổn định. Với thực trạng Tòa án chậm gửi bản án, quyết định sơ thẩm như hiện nay thì KSV cấp phúc thẩm được phân công theo dòi địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp kiểm sát bản án, quyết định. Vì khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm thì thời hạn KNPT không còn nhiều nên việc kiểm sát bản án càng khó khăn hơn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn KNPT và kịp thời hạn thì VKS tỉnh cần yêu cầu các đơn vị VKS cấp huyện: ngay sau khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm phải scan bản án, quyết định rồi gửi về đơn vị nghiệp vụ cấp trên (Phòng 7) qua hệ thống phần mềm xử lý văn bản Ioffice, sau đó mới lập phiếu kiểm sát rồi gửi kèm bản sao bản án, quyết định đến VKSND cấp tỉnh.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 10

Khi đã có nguồn KNPT thì công việc quan trọng bậc nhất là nghiên cứu bản án, quyết định sơ thẩm nhằm phát hiện vi phạm để KNPT, công việc này không hề đơn giản. Bởi bản án, quyết định của Tòa án tác động, ảnh hưởng đến quyền, sinh mệnh chính trị của con người nên trước khi ban hành, các Thẩm phán của Tòa án thường nhận định, đánh giá cẩn thận, rà soát rất kỹ các căn cứ áp dụng để ra bản án, quyết định đảm bảo đúng qui định của pháp luật. Do đó đòi hỏi KSV phải có kỹ năng nghiên cứu và có một khối lượng kiến thức giỏi cả về pháp luật tố tụng và pháp luật về nội dung

thì mới có thể phát hiện vi phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu bản án sơ thẩm phải có kỹ năng.

Kỹ năng nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án: Thông thường, KSV khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ đọc từ đấu đến cuối, mất rất nhiều thời gian. Do đó, KSV cần phải có phương pháp đọc riêng của mình, là đọc lướt để phân loại bản án, quyết định. Nếu thấy bản án, quyết định nào không vấn đề gì thì xếp lưu, nếu nghi ngờ có khả năng không đúng thì cần tách ra để xem xét kỹ lại. Khi xem lại, tùy tội danh và số bị cáo mà KSV cần phải xác định các nội dung quan trọng của bản án, quyết định cần phải đọc kỹ, mà không đọc toàn bộ bản án hoặc chỉ đọc lướt các nội dung không cần thiết, để vừa rút ngắn thời gian đọc vừa nắm được trọng tâm nội dung, quyết định của bản án. Trong quá trình đọc cần kết hợp phương pháp đối chiếu nhanh giữa kết quả nội dung đã đọc với quy định pháp luật để nhận diện dạng vi phạm. Đối với các vụ án có nhiều bút lục, đông bị cáo, nhiều hành vi phạm tội phải có phương pháp phân loại theo từng loại tài liệu, từng nhóm hành vi phạm tội để đọc, kết hợp xây dựng sơ đồ tóm lược ngắn gọn để dễ dàng so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện nhanh các vi phạm. Tuy nhiên, khả năng phát hiện vi phạm phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm giải quyết án và khả năng tập trung công việc của từng Kiểm sát viên. Nếu cần thiết thì VKS cấp phúc thẩm cần chủ động liên hệ VKS cấp sơ thẩm để rút ngay hồ sơ kiểm sát hoặc làm văn bản yêu cầu Tòa án đã xử sơ thẩm cung cấp hồ sơ vụ án để nghiên cứu toàn diện nhằm phát hiện hết các vi phạm [96, tr11-12].

Kỹ năng phát hiện, xác định mức độ vi phạm

Kỹ năng phát hiện vi phạm: Để phát hiện nhanh các vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm, đòi hỏi KSV phải có kinh nghiệm thực tiễn trong việc nghiên cứu, phải có hoạt động tích lũy, nắm vững các dạng vi phạm phổ biến đã phát sinh mà kết quả xét xử phúc thẩm, GĐT, tái thẩm thường xác định làm căn cứ hủy án, sửa án; phải nắm vững các quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và văn bản pháp luật liên quan.

Kỹ năng xác định mức độ vi phạm: Khi đánh giá mức độ vi phạm của bản án sơ thẩm, phải có góc nhìn toàn diện, khách quan, từ đó xác định những vi phạm ảnh

hưởng như thế nào đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án; đến quyền của bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng? Những vi phạm này có khắc phục được hay không? Thực tế cùng một dạng vi phạm nhưng trong vụ án này là nghiêm trọng nhưng vụ án khác thì không nghiêm trọng. Chỉ kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng hoặc có khả năng khắc phục khi tiến hành điều tra lại. Đối với những vi phạm được phát hiện, cần đối chiếu xem trước đây VKS các cấp có ban hành kháng nghị dạng này chưa, kết quả giải quyết như thế nào? Để xác định khả năng kháng nghị được chấp nhận. Thực tế cho thấy, một số dạng vi phạm nghiêm trọng của bản án, quyết định sơ thẩm cần KNPT như: có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội; có căn cứ để kết án bị cáo về một tội phạm khác; có sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thành phần HĐXX, người bào chữa. Nếu vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng, chưa đến mức hoặc không cần thiết phải KNPT thì chỉ cần ban hành kiến nghị để rút kinh nghiệm [96, tr12] [106, tr5-6].

Phương pháp xây dựng kháng nghị: Khi đã phát hiện vi phạm và mức độ vi phạm cần phải KNPT thì phần trình bày kháng nghị có phần quan trọng không kém. Bởi KNPT là văn bản pháp lý quan trọng của ngành kiểm sát, là kết quả của quá trình thao tác nghiệp vụ, trình bày như thế nào để được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận là không hề đơn giản. Do đó, quyết định KNPT phải đảm bảo về hình thức và nội dung. Về hình thức: phải tuân thủ đúng mẫu số 15/XP ban hành kèm theo Quy chế 505. Phải xác định chính xác thời hạn KNPT đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo quy định tại Điều 337 BLTTHS. Về nội dung: xây dựng ngắn gọn, trọng tâm, dễ đọc, dễ hiểu. Trong đó, Phần nhận thấy nêu tóm tắt nội dung vụ án về thời gian, địa điểm, người thực hiện hành vi phạm tội, tích chất, thủ đoạn, hậu quả xảy ra, kết luận giám định (nếu có); Nêu quyết định của bản án (hoặc quyết định) hình sự sơ thẩm: Tổng hợp ngắn gọn, đầy đủ phần quyết định của bản án liên quan đến kháng nghị. Phần xét thấy phân tích những vi phạm pháp luật của bản án (hoặc quyết định) hình sự sơ thẩm bị kháng nghị. KSV cần chọn cách trình bày căn cứ nội dung kháng nghị phần tố tụng trước rồi mới đến phần nội dung. Khi trình bày về

phần tố tụng và nội dung, cần trình bày các vi phạm tố tụng một cách nghiêm trọng trước và trình bày một cách xúc tích, ngắn gọn, đúng trọng tâm. Vi phạm tố tụng này thể hiện tại tài liệu nào (viện dẫn bút lục) và phải chỉ ra vi phạm điều luật cụ thể. Các vi phạm trình bày theo hướng giảm dần về tính nghiêm trọng vi phạm của bản án sơ thẩm bị kháng nghị. Trình bày mỗi nội dung vi phạm hoặc nhóm nội dung vi phạm tương đồng là một ý. Các vi phạm ít nghiêm trọng, vi phạm chưa thể kết luận chính xác thì trình bày sau cụm từ chuyển tiếp “ngoài ra” trước khi trình bày vi phạm. Mục đích để thể hiện đây không phải là trọng tâm của kháng nghị mà chỉ nêu thêm. Việc này, giúp HĐXX cấp phúc thẩm xác định được đâu là trọng tâm, đâu là phần nêu thêm, tránh trường hợp HĐXX lấy cớ cho rằng hướng giải quyết của kháng nghị không chính xác để không chấp nhận kháng nghị. Phần quyết định: phải nêu rò ràng kháng nghị toàn bộ hay một phần, nếu kháng nghị một phần thì cần nêu cụ thể phần nào, phù hợp với nội dung phân tích, đánh giá của kháng nghị, hướng giải quyết vụ án [96, tr13].

+ Bảo vệ KNPT: KSV cấp phúc thẩm khi được phân công bảo vệ KNPT, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu thấy còn những vấn đề chưa rò, có thể tiến hành xác minh được trong giai đoạn phúc thẩm thì KSV phải báo cáo ngay Lãnh đạo VKS cấp phúc thẩm xin ý kiến chỉ đạo, xây dựng kế hoạch xác minh, tiến hành xác minh hoặc phối hợp với VKS cấp dưới yêu cầu điều tra xác minh bổ sung đảm bảo căn cứ cho việc bảo vệ KNPT. Trước khi tham gia phiên tòa, KSV phải báo cáo đầy đủ về kết quả nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết vụ án để Lãnh đạo VKS cấp phúc thẩm kịp thời chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về đường lối giải quyết vụ án, chuẩn bị dự thảo đề cương xét hỏi, nội dung tranh luận, dự thảo nội dung phát biểu tại phiên tòa, đặc biệt KSV cần phải dự liệu các tình huống có thể phát sinh để chủ động trong xử lý. Tại phiên tòa, KSV phải ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa, thực hiện tốt việc xét hỏi, tranh luận làm rò căn cứ của KNPT, phải hết sức nhạy bén, bản lĩnh, linh hoạt trong việc đánh giá, xử lý tình huống tại phiên tòa để kịp thời bổ sung hoặc thay đổi nội dung KNPT khi cần thiết. Nội dung phát biểu ngắn gọn, cụ thể, rò ràng, nhưng phải đảm bảo có sự chứng minh, phân tích, lập luận chặt chẽ làm toát lên được vi phạm, có điểm nhấn để thuyết phục HĐXX. Sau phiên tòa phúc

thẩm, KSV phải báo cáo ngay Lãnh đạo VKS cấp phúc thẩm để có hướng xử lý tiếp theo đối với vụ án. Đối với trường hợp Tòa án không chấp nhận KNPT của VKS mà xét thấy không có căn cứ thì phải báo cáo VKS có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục GĐT, tái thẩm [39, 63].

- Giải pháp về công tác cán bộ

Thực tế cho thấy không phải tất cả KSV đều có thể làm tốt nhiệm vụ thực THQCT và KSXX tại phiên tòa. Công tác này đòi hỏi KSV phải có năng lực thực sự, không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn giỏi cả về kiến thức xã hội, lẫn khả năng hùng biện mới có thể tham gia phiên tòa một cách hiệu quả, mới có đủ khả năng bảo vệ KNPT. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng viết, nói là những yếu tố hội tụ bắt buộc phải có của một KSV làm nhiệm vụ THQCT và KSXX. Chất lượng KNPT của VKS có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành nên cần lựa chọn cán bộ có trình độ và khả năng để bố trí vào công tác THQCT và KSXX. Để có đội ngũ KSV hội tụ đủ các yếu tố cần thiết nêu trên phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ, khẩn trương, tích cực trong công tác tổ chức cán bộ. Phải mạnh dạn và kiên quyết điều chuyển những cán bộ có năng lực thực sự để bổ sung cho khâu công tác này, đây phải được xác định là hướng ưu tiên trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành Kiểm sát. Đồng thời, thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ nói chung và kỹ năng phát hiện vi phạm để thực hiện kháng nghị nói riêng [18], [96, tr13].

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thiết thực như bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xây dựng cáo trạng, luận tội, kiểm sát bản án, xây dựng KNPT; … làm tốt công tác tổng kết thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm tốt và phổ biến nhân rộng trong toàn ngành. Nâng cao chất lượng của các cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn về công tác kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, kỹ năng phát hiện vi phạm, xây dựng KNPT nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn công tác.

Đẩy mạnh công tác tự đào tạo tại chỗ thông qua việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị; giữa các KSV có kinh nghiệm với các KSV trẻ

để các KSV mới được bổ nhiệm tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng tranh luận, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tòa nhằm nâng cao chất lượng THQCT, KSXX, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, kỹ năng phát hiện vi phạm và xây dựng KNPT. Cần xác định việc tự đào tạo là trách nhiệm và là yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo VKS các cấp. [96, tr13-14]

- Nhóm giải pháp bổ trợ:

Bên cạnh những giải pháp chính đã nêu trên, để công tác KNPT đạt hiệu quả hơn, VKS hai cấp tỉnh Bình Phước cần thực hiện tốt hơn các giải pháp bổ trợ về quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp, thỉnh thị, thông báo rút kinh nghiệm.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành: việc kiểm sát bản án phải do KSV được phân công THQCT và KSXX sơ thẩm vụ án hình sự thực hiện; đối với VKS cấp trên trực tiếp phải do KSV phụ trách địa bàn hoặc lĩnh vực thực hiện. Đối với các vụ án phức tạp, dư luận quan tâm, VKSND cấp trên cần phân công KSV theo dòi từ giai đọan xét xử sơ thẩm để chủ động thực hiện tốt việc THQCT và KSXX, qua đó chủ động nghiên cứu phát hiện nhanh các vi phạm (nếu có) để KNPT [96, tr10].

Công tác phối hợp trong ngành: VKSND hai cấp cần phối hợp tốt việc kiểm sát bản án, trong đó KSV cấp sơ thẩm phải chủ động trao đổi, xin ý kiến, không để xảy ra tình trạng bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng nhưng không kháng nghị hoặc để quá hạn. Trường hợp quá hạn của VKS cấp dưới, nhưng còn thời hạn của VKS cấp trên thì VKS cấp dưới cần nhanh chóng báo cáo, đề nghị VKS cấp trên kháng nghị, gửi kèm theo tài liệu liên quan để VKS cấp trên nghiên cứu. Đây là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác KNPT [96, tr14].

Công tác phối hợp liên ngành: Viện kiểm sát hai cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với Tòa án cùng cấp để trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhất là vấn đề hạn tối đa, tiến tới không để xảy ra tình trạng chậm gửi bản án, quyết định sơ thẩm. Trong quá trình giải quyết các vụ án có kháng nghị phúc thẩm, VKS và TAND tỉnh Bình Phước cần thường xuyên trao đổi để đi đến thống nhất về nhận thức pháp luật, tránh việc lạm dụng quyền anh, quyền tôi xét xử giảm án thiếu căn cứ [96, tr14].

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí