Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 8

khác. Việc bản án sơ thẩm nhận định ông T trả lời: “Mày đâm đi”, để cho rằng bị cáo thực hiện hành vi phạm tội có một phần do lỗi của bị hại là chưa thỏa đáng. Việc HĐXX áp dụng Điều 54 BLHS tuyên phạt bị cáo 11 năm tù, dưới mức thấp nhất khung hình phạt là không phù hợp, chưa tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Vì vậy, VKSND tỉnh Bình Phước kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm số 04/2019/HSST ngày 29/3/2019 của TAND tỉnh Bình Phước theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Bùi Văn S và được TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận [98, tr2].

- Kháng nghị về nội dung không cho bị cáo hưởng án treo:

Vụ án Phạm Thanh H phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bản án hình sự sơ thẩm số 103/2018/HSST ngày 17/10/2018 của TAND Thành phố Đồng Xoài đã tuyên bố bị cáo Phạm Thanh H phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng khoản 1 Điều 139; điểm h, p Khoản 1, 2 Điều 46, Điều 60 của BLHS năm 1999, xử phạt bị cáo Phạm Thanh H 09 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

VKSND tỉnh Bình Phước nhận thấy: bị cáo H có nhân thân xấu (bị kết án 02 lần về trộm cắp tài sản và bị phạt tù vào năm 2004, 2005) và sau khi phạm tội bị cáo bỏ trốn, đến ngày 01/6/2018 bị cáo bị bắt theo lệnh truy nã số 02 ngày 18/02/2003 của Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Việc Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo được hưởng án treo là vi phạm Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng áp dụng Điều 65 BLHS về án treo. Do đó, ngày 12/11/2018, VKS tỉnh Bình Phước ban hành KNPT số 124/QĐ-VKS KNPT theo hướng không cho bị cáo được hưởng án treo, đề nghị áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo. TAND tỉnh Bình Phước xét sử, đã chấp nhận KNPT, không cho bị cáo H hưởng án treo. [98, tr3].

- Kháng nghị về nội dung theo hướng giảm nhẹ:

Vụ án Nguyễn Trọng D phạm tội trộm cắp tài sản.

Khoảng 20h00 ngày 17/6/2019 khi Dương bắt gà cho anh Phạm Doãn K (D làm thuê cho anh K) để đi bán được khoảng 15 phút thì D đi vệ sinh. Khi D đi

ngang phòng khách thì phát hiện quần dài kaki màu xám của anh K để trên nền gạch không người trông coi, D đến kiểm tra thấy quần có ví da, chứa bên trong

30.900.000 đồng nên đã lấy số tiền này bỏ đi, thuê phòng trọ ngủ. Phát hiện bị mất tiền, anh K đã điện thoại liên lạc với D thì D thừa nhận đã lấy và hứa sẽ trả lại tiền cho anh K. Ngày 07/7/2019 D viết giấy nợ tiền anh K và đến Công an huyện Chơn Thành đầu thú.

Bản án hình sự sơ thẩm số 75/2019/HSST ngày 12/8/2019 của TAND huyện Chơn Thành đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Trọng D phạm tội trộm cắp tài sản. Áp dụng khoản 1 Điều 173, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 50 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Trọng D một năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 07/7/2019.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Sau khi nhận được Bản án trên, VKSND huyện Chơn Thành nhận thấy bị cáo D là người phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, sau khi phạm tội đã đầu thú, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, là lao động chính trong gia đình và đang nuôi 2 con nhỏ nhưng TAND huyện Chơn Thành xử phạt bị cáo D 01 năm tù là quá nghiêm khắc. Do đó, ngày 20/8/2019 VKSND huyện Chơn Thành đã ban hành Quyết định KNPT số 04/QĐ-VKS-HS kháng nghị một phần Bản án nêu trên, đề nghị TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và được TAND tỉnh Bình Phước chấp nhận giảm án cho bị cáo.

- Kháng nghị về phần dân sự trong vụ án hình sự:

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 8

Vụ án Hoàng Văn L phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bản án hình sự sơ thẩm số 39/2020/HSST ngày 30/10/2020 của TAND tỉnh Bình Phước nhận định: bị cáo đã trao đổi điện thoại với các Cổ đông công ty RĐ là Hoàng Văn S và Nguyễn Văn T, được S và T đồng ý. Sau đó bị cáo L tự ý soạn thảo, ký tên, đóng dấu mộc của Công ty RĐ vào biên bản họp Đại cổ Đông ngày 05/8/2010, Nghị quyết của đại cổ đông ngày 05/8/2010 và giấy ủy quyền ngày 10/8/2010 giao cho Trần N lựa chọn đối tác đầu tư, ký kết hợp đồng.

Bản án sơ thẩm quyết định… Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 46, Điều 48 BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; các Điều 288, 584, 585, 586,

589 của Bộ luật Dân sự năm 2015 buộc bị cáo Hoàng Văn L và Công ty RĐ phải liên đới bồi thường cho các ông Lam Yin C (Lâm Hồng H), ông Pak Ling L với số tiền là: [141.005.847.700 đồng - 4.750.000.000 đồng (số tiền mà 09 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải hoàn trả)]/2 = 68.127.923.850 đồng.

VKSND tỉnh Bình Phước nhận thấy việc L lấy danh nghĩa là Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty RĐ, tự soạn thảo biên bản họp cổ đông, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, ủy quyền cho Trần N thay mặt Công ty RĐ chọn đối tác đầu tư và ký kết hợp đồng với các bị hại Lee Pak L, ông Lam Yin C thì các cổ đông trong Công ty RĐ không biết về nội dung này. Do đó, ngày 13/11/2020 VKSND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định KNPT số 01/QĐKN-VKS kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên về phần trách nhiệm dân sự, đề nghị TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm về phần trách nhiêm dân sự, tuyên buộc bị cáo Hoàng Văn L phải bồi thường toàn bộ số tiền 6.985.275USD quy đổi ra VNĐ tại thời điểm xét xử sơ thẩm cho ông Pak Ling L và ông Lam Yin C.

Về số lượng KNPT: tổng số KNPT trên tổng số án cấp phúc thẩm hủy, sửa còn ít, về cơ cấu KNPT thì chủ yếu là KNPT ngang cấp chiếm hơn 2/3 tổng số KNPT (66/95 bị cáo). Về chất lượng KNPT: trong tổng số 95 bị cáo bị KNPT thì VKS cấp phúc thẩm chấp nhận bảo vệ 67/95 bị cáo, chiếm 70,53% đạt chỉ tiêu theo Quyết định 379/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao. Trong số 67 bị cáo bị KNPT được VKS cấp trên bảo vệ thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận 62/67 bị cáo, chiếm 92,54%, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 và Quyết định 379/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao: “tổng kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận đạt từ 70% trở lên” [104]. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, các KNPT được VKS cấp trên bảo vệ thì luôn được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, đạt 100%.

Những kết quả đạt được trong công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước đã góp phần khẳng định được vị trí, vai trò của ngành Kiểm sát nói chung, của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan người vô tội; bảo đảm pháp chế, bảo đảm việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tiến hành tố

tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp và yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp. Đồng thời thấm nhuần tính nhân văn, nhân đạo, vì lẽ công bằng, đã tạo lòng tin ngày càng vững chắc của nhân dân, của Đảng, Nhà nước đối với Ngành kiểm sát.

Nguyên nhân của kết quả đạt được: kết quả đạt được trong công tác KNPT có nhiều nguyên nhân, trước hết là những vấn đề pháp lý cơ bản về KNPT hình sự đã được quy định cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND và BLTTHS; được Viện trưởng VKSND tối cao kịp thời ban hành Chỉ thị số 03, 08 để toàn Ngành Kiểm sát định hướng những nội dung, giải pháp quan trọng cho công tác KNPT hình sự; VKS hai cấp tỉnh Bình Phước luôn quan tâm, coi trọng công tác KNPT, xác định KNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát; đồng thời là thước đo để đánh giá năng lực, trình độ nghiệp vụ của KSV, coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp tại địa phương. Vì vậy, Viện trưởng VKS tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 21/KH-VKS định hướng những nội dung, giải pháp quan trọng cho công tác KNPT hình sự, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực cả về nhận thức và hành động của Lãnh đạo, KSV VKS hai cấp đối với công tác này. Trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, VKS hai cấp luôn đề ra chỉ tiêu về việc phát hiện những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật, về đường lối xét xử, thủ tục tố tụng để KNPT.

Công tác rút kinh nghiệm đối với án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa thường xuyên được VKS cấp trên quan tâm, đặc biệt đối với các KNPT dù được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận hay không thì VKS tỉnh Bình Phước cũng ban hành thông báo rút kinh nghiệm, để không lập lại các nội dung không được chấp nhận và nhân rộng các KNPT tốt, được chấp nhận, phát huy những cách làm hay. Ngoài ra, định kỳ đã tổng hợp về công tác KNPT trong 6 tháng hoặc một năm để thông báo rút kinh nghiệm với VKS 11 đơn vị cấp huyện.

Công tác kiểm sát chuyển giao bản án, quyết định sơ thẩm được chú trọng, VKS hai cấp thường xuyên đôn đốc Tòa án cùng cấp giao bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS theo quy định tại Điều 262 BLTTHS. Một số đơn vị đã ban hành

kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phúc vi phạm về thời hạn gửi bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm; thực hiện tốt hoạt động kiểm sát bản án sơ thẩm, sao gửi bản án và phiếu kiểm sát bản án đến VKSND tỉnh để nghiên cứu, xem xét thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm trên cấp.

VKS tỉnh (Phòng 7) đã phân công KSV phụ trách các địa bàn (các VKS cấp huyện) trong tỉnh, tập trung theo dòi, kiểm tra cáo trạng, kiểm sát bản án để kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót để yêu cầu khắc phục hoặc báo cáo lãnh đạo VKS tỉnh KNPT theo thẩm quyền.

Mối quan hệ phối hợp giữa VKS tỉnh với các VKS cấp huyện ngày càng chặt chẽ, một số VKS cấp huyện đã chủ động trao đổi thông tin, xin ý kiến trước khi ban hành KNPT. VKS tỉnh Bình Phước cũng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ cho VKS cấp dưới, các văn bản trả lời thỉnh thị kịp thời, cụ thể, định hướng rò các nội dung, căn cứ pháp luật cần viện dẫn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng KNPT [98, tr5].

3.1.3 Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác KNPT của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:

Về hình thức quyết định KNPT: một vài KNPT hình sự chưa tuân thủ đúng quy định về hình thức đúng theo mẫu quy định của VKSND tối cao; ký hiệu văn bản không đồng nhất; dùng từ thiếu chặt chẽ hoặc không đúng về mặt pháp lý, còn nhầm lẫn về thời gian của bản án sơ thẩm, Điều luật của BLHS. Chẳng hạn như cùng đơn vị VKSND huyện Chơn Thành có 02 KNPT nhưng ký hiệu ban hành khác nhau như số 04/QĐ-VKS-HS ngày 20/8/2019 và KNPT số 03/QĐ-VKS-CT ngày 05/8/2019; KNPT số 05/QĐ-VKS-HS ngày 11/9/2019 của VKSND huyện Chơn Thành thì không trích phần quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng nghị, phần quyết định không yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy hay sửa mà chỉ nêu không cho bị cáo hưởng án treo hay KNPT số 04 nêu trên yêu cầu Tòa áp cấp phúc thẩm cho bị cáo hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 BLHS (nhưng nhầm lẫn thành Điều 52).

Về nội dung KNPT: một vài KNPT chưa đi sâu phân tích đánh giá tính chất, mức độ hậu quả của hành vi phạm tội, chỉ đề cập một cách chung chung, đề nghị

không cho bị cáo hưởng án treo không có căn cứ, tính thuyết phục không cao... Tuy số lượng dạng này ít nhưng cũng là hạn chế trong công tác KNPT.

Về số lượng KNPT: còn chiếm tỷ không cao so với lượng án hủy, sửa nhiều, trong đó có vụ có trách nhiệm của KSV. Trong tổng số 501 bị cáo bị cấp phúc thẩm hủy, sửa án thì chỉ có 95 bị cáo có KNPT, chỉ chiếm 18,96%, trong đó số bị cáo bị hủy đề điều tra, truy tố xét xử lại là 61 bị cáo nhưng VKS chỉ KNPT 03 bị cáo, chỉ chiếm 4,92%. Bảng 3.4 thể hiện trong tổng số 501 bị cáo bị cấp phúc thẩm hủy, sửa án thì có 338 bị cáo sửa án, chiếm 67,47%, trong đó có 94 bị cáo được hưởng án treo, chiếm 27,81% trên số bị cáo bị sửa theo hướng giảm nhẹ và chiếm 18,76% trên tổng số bị cáo bị hủy, sửa. Bên cạnh những đơn vị thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu KNPT hình sự thì còn có nhiều đơn vị không đạt, còn nhiều đơn vị VKS cấp huyện trong nhiều năm liền không ban hành KNPT, cá biệt có đến 03 đơn vị thuộc vùng trũng (trắng KNPT), khi 05 năm liền không ban hành KNPT nào, mặc dù đơn vị cấp huyện đó có nhiều bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy, sửa. Đó là các đơn vị VKSND thị xã Bình Long, VKS thị xã Phước Long, VKSND huyện Lộc Ninh. Tất cả các đơn vị VKS hai cấp đều có thời gian từ 01 đến 04 năm, trong tổng số 05 năm không có KNPT.

Về chất lượng KNPT vẫn còn một vài KNPT chưa đạt yêu cầu, chưa kháng nghị hết các vi phạm của bản án, đôi lúc còn lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác, nhầm lẫn căn cứ pháp luật dẫn đến VKS cấp phúc thẩm rút KNPT hoặc tuy được VKS cấp phúc thẩm bảo vệ nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận. Trong 05 năm (2016-2020), tổng số KNPT (ngang cấp và trên một cấp) bị VKS cấp phúc thẩm rút 15 vụ/27 bị cáo, chiếm 23,08% (15/65) số vụ và 28,42% (27/95) số bị cáo đã KNPT. Trong đó, số KNPT ngang cấp bị rút 12 vụ/23 bị cáo, chiếm 26,67% (12/45) vụ và chiếm 34,85% (23/66) số bị cáo đã KNPT. Số KNPT trên một cấp bị rút, 3 vụ/4 bị cáo, chiếm 15% (3/20) số vụ và 13,80% (4/29) số bị cáo. Như vậy, về cơ cấu thì trong tổng số 27 bị cáo đã bị VKS hai cấp rút KNPT thì có đến 23 bị cáo KNPT ngang cấp bị rút, chiếm tỷ lệ rất lớn 85,19% (23/27) tổng số bị cáo rút KNPT. Lý do rút vì kháng nghị không có căn cứ hoặc có căn cứ không vững chắc. Điển hình như:

- Vụ Nguyễn Trọng H phạm tội “Cướp tài sản”:

Bản án hình sự sơ thẩm số 70/2019/HSST ngày 27/7/2019 của TAND huyện Chơn Thành tuyên bố bị cáo Nguyễn Trọng H cùng đồng phạm, phạm tội: “Cướp tài sản”. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 168; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 17, Điều 38; Điều 50; Điều 54, Điều 58 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Trọng H 06 năm tù. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Trọng H được tóm tắt như sau: Ngày 04/5/2019 Bùi Văn S và Nguyễn Trọng H dùng vũ lực (roi điện, dao tự chế) tấn công chị Nguyễn Ngọc L, làm chị L lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản của chị L có giá trị 6.190.000 đồng.

Ngày 05/8/2019 VKS huyện Chơn Thành quyết định KNPT số 03/QĐ-VKS- CT kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo H. VKS tỉnh Bình Phước nhận thấy: đây là vụ án đồng phạm giản đơn, bị cáo S là người khởi xướng rủ rê bị cáo H đi cướp tài sản. Xét về vai trò, bị cáo H giữ vai trò thứ yếu. Bị cáo H khi nghe bị cáo S rủ thì đồng ý cùng thực hiện hành vi phạm tội. Xét tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo H thấp hơn so với bị cáo S (bị cáo S bị xử phạt 7 năm 06 tháng tù) nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 54 BLHS xử phạt bị cáo H 06 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt) là phù hợp. Vì vậy, VKS tỉnh Bình Phước rút toàn bộ kháng nghị nêu trên. [98,4-5].

KNPT trong thời gian qua, phần lớn các KNPT là theo hướng tăng nặng hình phạt, không cho bị cáo được hưởng án treo; còn ít KNPT theo hướng giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm bồi thường.

Đối với các KNPT được VKSND tỉnh bảo vệ: một vài KNPT lập luận thiếu chặt chẽ; việc phân tích các vi phạm, mức độ vi phạm, những điểm bất hợp lý, không phù hợp của bản án sơ thẩm còn chưa rò ràng, thiếu viện dẫn chứng cứ, căn cứ áp dụng pháp luật để chứng minh hoặc nhận định chung chung như Tòa án sơ thẩm xử phạt bị cáo như vậy là nhẹ, không phù hợp, chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra dẫn đến thiếu tính thuyết phục nên Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận. Trong 05 năm, tổng số bị cáo KNPT được VKSND tỉnh bảo vệ thì có 5 bị cáo, TAND tỉnh xét xử phúc thẩm không chấp nhận KNPT, chiếm 7,46% (5/67). Điển hình như vụ Bùi Hải C phạm tội

“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Tòa án sơ thẩm xử phạt bị cáo 03 năm tù cho hưởng án treo. VKS huyện Hớn Quản kháng nghị không cho bị cáo được hưởng án treo với lý do vì tội phạm về giao thông xảy ra trên địa bàn nhiều, yêu cầu phải xử nghiêm để phục vụ tình hình địa phương. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 60/2017/HSPT ngày 31/7/2017 của TAND tỉnh Bình Phước nhận định Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 03 năm tù là nghiêm, cho hưởng án treo là phù hợp vì bị cáo có đủ điều kiện áp dụng Điều 60 BLHS năm 1999 và Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 (nay là Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP) của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nên đã không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm. [96,tr5]

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất: Về pháp luật như đã phân tích ở Chương 2, BLTTHS năm 2015 vẫn còn có hạn chế bất cập như chưa quy định căn cứ KNPT nên không tạo được cơ sở pháp lý thống nhất để VKS ban hành kháng nghị và Tòa án giải quyết KNPT, dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị nhưng chưa thuyết phục. Thời hạn gửi bản ản, quyết định sơ thẩm còn dài, chưa có cơ chế đảm bảo nguồn KNPT của VKS, chưa có chế tài xử lý Thẩm phán trong việc gửi chậm, quá hạn các bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS; không quy định VKS cùng cấp có quyền kiểm sát biên bản nghị án. Bất cập về cách tính thời hạn KNPT … dẫn đến ảnh hưởng đến công tác KNPT, làm hạn chế số lượng và chất lượng KNPT.

Phần lớn các KNPT bị rút, tập trung nhiều vào năm 2016, chiếm 74,01% tổng số bị cáo đã rút KNPT (20/27) và Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận nhiều nhất vào năm 2017. Trong 5 năm, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận KNPT đối với 4 bị cáo thì riêng năm 2017 Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận là 3 bị cáo, chiếm 75% (3/4). Nguyên nhân là tại thời điểm này (2016-2017), BLHS năm 2015 được thông qua chưa lâu nhưng chưa có hiệu lực, nhiều quy định có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội được áp dụng nhưng lại nằm rải rác trong nhiều điều luật của BLHS, phải được áp dụng theo yêu cầu các Nghị quyết của Quốc hội. Công tác triển khai, hướng dẫn áp dụng chưa kịp thời, không cụ thể hóa hết các quy

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí