Ý Nghĩa Của Kháng Nghị Phúc Thẩm Vụ Án Hình Sự


Thực tiễn kháng nghị phúc thẩm VAHS cho thấy, sự không phù hợp của hình phạt được thể hiện ở chỗ: Hình phạt nặng trong khi hành vi phạm tội của bị cáo ít nghiêm trọng, bị cáo có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình; hình phạt nhẹ trong khi hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và nhân thân của bị cáo xấu mà Tòa án lại vì những lý do tế nhị khác nhau nào đó mà cố tình làm không đúng, cân nhắc mức án không phù hợp, được thể hiện ở căn cứ dưới đây

5) Căn cứ thứ năm sự không phù hợp của hình phạt do tòa án sơ thẩm quyết định so với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như nhân thân bị cáo.

Hoạt động xét xử trong TTHS giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sinh mệnh chính trị, quyền con người cũng như lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong một số trường hợp đặc biệt, nó còn quyết định đến quyền được sống của con người. Những quyết định trong bản án hình sự được ban hành và có hiệu lực pháp luật sẽ đưa đến hậu quả pháp lý rất lớn và rất quan trọng mang tính hiến định, do vậy, bản án (quyết định) sơ thẩm phải thể hiện được sự phù hợp của hình phạt đối với tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như nhân thân bị cáo.

Căn cứ vào kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, đối chiếu với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo, xem xét tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm, Hội đồng xét xử kết luận vụ án và tuyên bố bị cáo phạm tội gì theo qui định của BLHS và áp dụng các điểm, khoản, điều luật có liên quan đến việc quyết định hình phạt đối với bị


cáo, mức án được áp dụng đối với bị cáo phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi phạm tội cũng như nhân thân, hoàn cảnh phạm tội của bị cáo.

Việc quyết định hình phạt không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội như Tòa án không căn cứ vào các tình tiết đã được làm rõ tại phiên tòa sẽ dẫn đến quyết định mức án không phù hợp với tính chất mức độ, nghiêm trọng của tội phạm về nhân thân người bị kết án, có trường hợp gây bất lợi cho bị cáo, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, có trường hợp làm lợi cho bị cáo một cách thiếu căn cứ pháp luật, dẫn đến bản án không mang tính chất răn đe, phòng ngừa tội phạm, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến dư luận xã hội trong và ngoài nước.

Một ví dụ thể hiện chất lượng kháng nghị có căn cứ: Tại bản án hình sự cấp sơ thẩm số: 07/2014/HSST ngày 20/08/2014 của Toà án nhân dân huyện XM, tỉnh Hà Giang thể hiện, ngày 01/04/2014 T cùng đồng bọn đang thực hiện hành vi đánh bạc thì bị công an bắt quả tang, thu tại chiếu bạc 3.500.000,đ, trong thông báo tra cứu tài liệu trong tàng thư của phòng hồ sơ Công an tỉnh Hà Giang thể hiện 27/10/2013 Tân có hành vi đánh bạc, bị công an huyện Bắc Quang xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Hội đồng xét xử vẫn áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS quyết định xử phạt bị cáo Tân 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là vi phạm điều 60 BLHS và điểm b khoản 1 Nghị quyết 01/2013/NQ - HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao qui định về điều kiện người bị kết án tù được hưởng án treo, VKS đã kháng nghị phúc thẩm theo hướng sửa bản án theo hướng giữ nguyên mức hình phạt tù và không cho bị cáo Tân hưởng án treo, kháng nghị được Tòa án phúc thẩm chấp nhận.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

1.1.3. Ý nghĩa của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự

Thực tiễn kháng nghị phúc thẩm VAHS cho thấy ý nghĩa của nó được thể hiện trên ba bình diện sau đây:

Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) - 7

1) Về mặt chính trị

Thực tiễn và lý luận kháng nghị phúc thẩm VAHS của VKS có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhằm góp phần quan trọng vào thực thi pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, không ngừng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2)Về mặt pháp lý

Việc quy định và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm VAHS của VKS là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm hình sự, đồng thời cũng xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm.

Kháng nghị phúc thẩm VAHS còn có một ý nghĩa pháp lý quan trọng khác là cơ sở để ghi nhận cũng như đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, nó cơ sở để hình thành nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Để VAHS có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm; nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

3) Về mặt xã hội

Kháng nghị phúc thẩm VAHS góp phần đảm bảo công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, nhằm đảm bảo uy tín của cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng. Việc đảm bảo pháp luật được thực thi, giải thích và áp dụng thống nhất là điều kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi


công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ văn minh; đảm bảo được các quyền cơ bản của công dân, không để xảy ra các trường hợp oan sai hay bỏ lọt tội phạm.

1.2. Các đặc điểm chủ yếu của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

1.2.1. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự thể hiện quyền năng pháp lý đặc biệt và duy nhất mà Nhà nước chỉ trao cho Viện kiểm sát.

Trong những năm đầu của giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra đã được chú trọng, nhưng công tác xét xử, kiểm sát xét xử nói chung và kháng nghị phúc thẩm VAHS nói riêng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, đến năm 2003 BLTTHS quy định nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử cùng với Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định mục tiêu hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử thì công tác xét xử, kiểm sát xét xử nói chung và công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS được đặc biệt quan tâm. Hơn 65 năm, xây dựng phát triển và trưởng thành, với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, kiểm sát đối với quá trình thực thi pháp luật của tất cả các chủ thể trong hoạt động tư pháp, VKS đã thực hiện tốt quyền năng pháp lý đặc biệt duy nhất mà Nhà nước chỉ giao cho VKS, để bảo đảm cho việc quyết định truy tố của VKS, cũng như bảo đảm cho việc xét xử được đúng pháp


luật, thì khi phát hiện bản án (quyết định) sơ thẩm có vi phạm, VKS kháng nghị phúc thẩm VAHS để yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại vụ án.

1.2.2. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát là một trong những điều kiện pháp lý để vụ án được xét xử lại ở cấp thứ hai

Kháng nghị phúc thẩm VAHS nhằm khắc phục những vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án (quyết định) sơ thẩm, đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của bản án (quyết định) của Toá án. VKS chỉ thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm VAHS khi phát hiện bản án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật. Khi có kháng nghị phúc thẩm VAHS, Toà án cấp trên phải mở phiên toà xét xử phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, nhưng không có nghĩa mọi vụ án đều phải qua hai cấp xét xử mà chỉ tiến hành xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án (quyết định) chưa có hiệu lực pháp luật. Thông qua kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS bảo đảm cho mọi hoạt động tư pháp được tiến hành đúng pháp luật, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bởi vậy, khi kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS phải chỉ ra được lý do tại sao kháng nghị và vi phạm của Toà án trong bản án (quyết định) sơ thẩm là gì, vi phạm đến đâu, đó chính là bản chất của kháng nghị phúc thẩm VAHS, là việc VKS chỉ ra được những vi phạm pháp luật trong bản án sơ thẩm.

1.2.3. Hệ quả của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân là để tiến hành một phiên toà xét xử cấp thứ hai (cấp phúc thẩm)

Theo pháp luật TTHS hiện hành thì hệ quả của việc kháng nghị là những phần của bản án (quyết định) sơ thẩm hình sự bị kháng nghị thì chưa đưa ra thi hành; đối với bản án (quyết định) bị kháng nghị toàn bộ, thì toàn bộ


bản án (quyết định) đó chưa có hiệu lực pháp luật và không được đưa ra thi hành trừ các trường hợp qui định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS năm 2003:

Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo. [8, tr.178]

Tại Điều 232 BLTTHS năm 2003 đã quy định: "Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm” [8, tr.165].

Có thể thấy, hậu quả của việc kháng nghị là bản án sơ thẩm (nếu kháng nghị đối với toàn bộ bản án) hoặc những phần của bản án đó (nếu có kháng nghị đối với những phần bản án) chưa được đưa ra thi hành. Sau khi nhận được kháng nghị, tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng biết để họ chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm. Sau khi được thông báo về việc kháng nghị, những người này có quyền gửi ý kiến của mình cho Tòa cấp phúc thẩm đồng thời họ có quyền được tham gia phiên tòa, được tham gia xét hỏi và đưa ra ý kiến tranh luận tại phiên tòa để làm sáng tỏ nội dung vụ án. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa thủ tục phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

1.2.4. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là công cụ đặc biệt của Viện kiểm sát

VKS là đặc thù cơ quan của nhà nước theo nguyên tắc tập trung quyền lực. Ở nước Nga thời đại PIE đệ nhất người ta đã coi, “Viện kiểm sát là con mắt của Sa Hoàng”. Ở nước ta, từ khi ban hành Luật tổ chức VKSND năm


1960 đã ghi nhận VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát việc xét xử, kiểm tra bản án, nếu VKS phát hiện bản án (quyết định) sơ thẩm có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì có quyền kháng nghị phúc thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại vụ án ở cấp thứ hai (cấp xét xử phúc thẩm).

Thông qua kháng nghị phúc thẩm VAHS, VKS vừa bảo vệ cáo trạng, quyết định truy tố của mình, vừa bảo đảm để Toà án ra một bản án chính xác, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vừa mang tính chất bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ và công bằng xã hội, thông qua quá trình thực hiện chức năng đặc biệt này, VKS đã thể hiện rõ nét nhất quyền năng công tố mà chỉ được thực hiện bởi một cơ quan duy nhất và đó là VKS.

1.3. Vai trò của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là công cụ hữu hiệu để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của Toà án

Thông suốt tư tưởng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” trong khi TTHS là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội, do vậy:

Tố tụng hình sự phải là công cụ sắc bén, hiệu lực, đáp ứng yêu cầu bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ và công bằng xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt


tội phạm và người phạm tội. Những yêu cầu đó được quán triệt và thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự hơn 60 năm qua ở nước ta, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân [80, tr.9].

Chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội là pháp chế xã hội chủ nghĩa, trong đó mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên Nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải triệt để tuân thủ pháp luật. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc.

Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để; nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, mọi công chức Nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh.

Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi bộ máy nhà nước, các địa phương và mọi công dân trong cả nước phải nhận thức và thực hiện giống nhau đối với toàn bộ hệ thống pháp luật đã ban hành “Pháp chế và trình độ văn hoá Minimum thống nhất, chứ không phải của tỉnh Ca-lu-ga”. Nó không cho phép mỗi nơi có luật lệ riêng, duy trì tình trạng “phép vua thua lệ làng”, thực hiện pháp luật của nhà nước theo cách vận dụng riêng của mình, bảo đảm tính thống nhất của pháp chế là điều kiện không thể thiếu để thực hiện dân chủ đối với mọi công dân và quyền lực nhà nước.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, VKS thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm VAHS để đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án và hoạt

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí