truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong cácplei/plơi của người Gia Lai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ Cồng chiêng. Và văn hóa Cồng chiêng đã thực sự đem lại cho du khách sự tìm hiểu sự khác biệt văn hóa.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm đối với du lịch di sản văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định
Thứ nhất, phát triển du lịch dựa vào khai thác giá trị lễ hội phải được tính toán kỹ lưỡng, được xây dựng kế hoạch chi tiết, phải đặc biệt quan tâm đến bản sắc truyền thống văn hóa lễ hội, làm sao để không biến lễ hội trở thành thương mại hóa, làm mất đi ý nghĩa ban đầu của lễ hội - ý nghĩa tâm linh.
Thứ hai, phát triển du lịch dựa vào việc quản lý khai thác các di tích lịch sử đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo tồn di tích, chia sẻ lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Thứ ba, cần tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Quảng cáo tạo ấn tượng ban đầu nhưng có ý nghĩa quyết định đến việc mua tour của khách du lịch.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Phương pháp thu thập
1.7.1.1. Số liệu thứ cấp
Được lấy từ các báo cáo và các văn bản của Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định, sốliệu từ niên giám thống kê và các bài báo, bài nghiên cứu khác…
1.7.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
- Lãnh đạo Sở VHTT&DL Bình Định về công tác bảo tồn di sản văn hóa hát bội, bài chòi.
- Hiệu trưởng các trường văn hóa nghệ thuật về công tác truyền dạy hát bội, bài chòi trong nhà trường.
- Giám đốc nhà hát Tuồng.
- Giám đốc các công ty Du lịch lữ hành.
- Nghệ nhân, nghệ sĩ hát bội, bài chòi về ca từ trong biểu diễn.
- Điều tra khách du lịch có tham gia thưởng thức hát bội, bài chòi phát biểu cảm nhận của họ về hát bội, bài chòi.
Bảng 1.4. Dung lượng mẫu điều tra
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA | SỐ LƯỢNG | |
1 | Lãnh đạo Sở VHTT&DL | 01 |
2 | Hiệu trưởng các trường văn hóa nghệ thuật & du lịch | 02 |
3 | Giámđốc nhà hát Tuồng | 01 |
4 | Giám đốc công ty Du lịch lữ hành/ kinh doanh du lịch | 05 |
5 | Nghệ nhân, nghệ sĩ hát bội, bài chòi | 01 |
6 | Hướng dẫn viên du lịch | 10 |
7 | Khách du lịch | 100 |
Tổng cộng | 120 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Việc Khai Thác Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Một Số Vấn Đề Về Khai Thác Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể “Hát Bội”, “Bài Chòi” Phục Vụ Du Lịch
- Quá Trình Hình Thành Khung Chính Sách Về Bảo Vệ Di Sản Và Phát Triển Dlvh Bền Vững Tại Nhật Bản
- Một Số Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tiêu Biểu Của Bình Định
- Sơ Đồ Bố Trí Hệ Thống Các Chòi Trong Hội Đánh Bài Chòi Dân Gian Ở Bình Định
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Về Khai Thác Di Sản Văn Hóa
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nguồn: Lựa chọn của tác giả
1.7.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý bằng excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
1.7.3. Phương pháp phân tích
1.7.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích, đánh giá công tác quản lý khai thác di sản văn hoá
cũng như những khó khăn hạn chế đối với công tác này ở địa phương trong từng điều kiện,trường hợp cụ thể về vấn đề đó.
1.7.3.2. Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá khoa học, khách quan mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến khai thác hát bội, bài chòi nhằm phát triển du lịch Bình Định như: tài nguyên du lịch, điều kiện hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hiệu quả kinh tế…
1.7.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý văn hóa, du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch để phỏng vấn, điều tra, có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Phương pháp thực hiện thông qua các phỏng vấn trực tiếp.
Điểm trung bình của các tiêu chí được tính theo công thức như sau:
Tính điểm trung bình
Xử lý ý kiến bất đồng của chuyên gia
- Vấn đề mang tính định lượng: Để xem xét bất đồng của các chuyên gia những vấn đề mang tính định lượng thì dùng công thức:
Với: X là phương sai; S là giá trị bình quân.
Nếu CV lớn, nghĩa là có sự bất động ý kiến, sẽ tiến hành loại bỏ những ý kiến cá biệt.
- Đối với các vấn đề định tính: Ý kiến sẽ được lấy khi có tổng chuyên gia đồng ý trên 50%.
Khi thu thập các ý kiến của chuyên gia, trong một số vấn đề có thể phát sinh những ý kiến không đồng nhất. Vì vậy, cần tiến hành kiểm định để xử lý những bất đồng nêu trên.
1.7.3.4. Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã được công bố, những mô hình, cách làm hiệu quả trong khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch.
1.7.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát
Nhằm cung cấp các thông tin cho nghiên cứu như: cơ cấu khách, sự hài lòng của du khách khi lựa chọn sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi; điều tra các doanh nghiệp trong vần đề tổ chức khai thác khách,…
- Điều tra khách: đề tài chọn thời điểm khảo sát từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.
Số phiếu được tính theo công thức:
Trong đó: N là lượng khách dự kiến trong tháng 2/2017 và tháng 5/2017; độ tin cậy 95%; ∆x trong phạm vi cho phép = 5%. Độ lệch chuẩn lấy theo phương sai từ các cuộc điều tra du lịch trong nước.
- Thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch, các cán bộ quản lý tài nguyên, các hướng dẫn viên làm việc tại tỉnh Bình định,...
Số lượng mẫu được điều tra thực tế là 115 (lớn hơn mẫu tính theo công thức là 33 mẫu).
Tóm tắt chương 1
Ở chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luân
và kinh nghiêm
trong và ngoài
nước về khai thác di sản văn hoá phi vât
thể dân ca, trò chơi dân gian phuc
vu ̣ phát
triển du lich. Đã khái quát cơ sở lý thuyết và các khái niệm về di sản, văn hoá, văn
hoá phi vât thể. Cũng trong chương này, đánh giá vai trò của khai thác di sản phuc
vu ̣ du lich, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác Di sản văn hóa hát bội, bài chòi đồng thời phân tích các vấn đề khi khai thác sản phẩm du lịch văn hóa.
Trong chương 1, tác giả cũng xác đinh mẫu để chon câu hỏi khảo sát, phỏng
vấn chuyên gia về nghê ̣thuâṭ hát bôi, bài chòi phuc
vu ̣du lich.
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày thực trạng và các đánh giá về việc khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch Bình Định.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ “HÁT BỘI”, “BÀI CHÒI” PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH.
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.
Hình 2. 1. Bản đồ địa lý hành chính Bình Định
(Nguồn: Cục thống kê)
2.1.1. Về đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của cục thống kê Bình Định năm 2015, dân số tỉnh Bình Định khoảng 1,5 triệu người (chiếm 1,7% dân số cả nước – 90,73 triệu người).
Mât
đô ̣ dân số trung bình 251,1 người/km2, bằng 93% mật độ trung bình của cả
nước (274 người/km²); tỷ lệ dân số thành thị chiếm 30,8% (thấp hơn so với trung bình cả nước – 33,1%), nông thôn chiếm 69,2% (cao hơn so với trung bình cả nước
– 66,9%).
Bình Định có yếu tố đặc trưng về dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (chiếm 98%), tỉnh còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.
Dân cư trên đia
bàn tỉnh phân bố không đều, dân cư tập trung đông nhất tại
khu vưc
thành phố Quy Nhơn (mâṭ đô ̣dân số trung bình 987người/km2), tiếp đến là
tại thị xã An Nhơn (mật độ trung bình 800 người/km2), huyện Hoài Nhơn (mật độ trung bình 750 người/km2); thấp nhất là huyện Vân Canh với 30,9 người/km2 (Niên giám thống kê, 2016)
2.1.1.2. Diện tích
Bình Định có diện tích tự nhiên 6.050 km2. Bình Định có 11 đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 1 có 01 xã An Nhơn và 09 huyện gồm: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước (đồng bằng). Toàn tỉnh có 159 xã,
phường, thị trấn (Trong đó: có 129 xã, 14 Thị trấn; 16 phường) (Niên giám thống kê, 2016).
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế - xã hội Bình Định đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên lĩnh vực kinh tế, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) theo giá so sánh 1994 của tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 9,2%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 40,1 triệu đồng, tăng 22,4 triệu đồng so với năm 2010. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2011 - 2015 đạt
2.888 triệu USD, tăng trưởng trung bình 8,4%/năm. Thu ngân sách của tỉnh luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm và tăng bình quân 9,7%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 2011 - 2015 đạt 24.178 tỷ đồng; trong đó, năm 2015 ước đạt 5.500 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách Nhà nước địa phương năm 2015 ước đạt 9.596,1 tỷ đồng; chi ngân sách cơ bản đáp ứng kịp thời kinh phí cho hoạt động của các ngành, các cấp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm từ 14,3% năm 2011 xuống 6,25% năm 2015 (Cuc
2.1.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Bình Định
2.1.2.1. Giao thông vận tải
Thống kê, 2015)
Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 34 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn. Cảng Thị Nại là cảng địa phương đang được nâng cấp đón tàu 1 vạn tấn. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía Bắc đã và đang mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 386 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển; tuyến đường phía Tây tỉnh đang được xây dựng nối từ An Nhơn đến Hoài Nhơn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng vùng đồi núi của tỉnh; hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm.
2.1.2.2. Hệ thống điện nước
Điện: Tiềm năng thủy điện khoảng 182,4 triệu kW. Bình Định đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến tới 2015 với mục tiêu 100% số xã có điện, trong đó 97% số xã được cấp điện lưới quốc gia, 98% số thôn có điện. Những năm qua đã tranh thủ nguồn vốn WB đầu tư trung áp, hạ áp, đến nay 100% xã có điện lưới và có trên 99% số hộ dùng điện. Thực hiện việc chuyển đổi mô hình, cấp phép hoạt động điện lực, vận hành lưới điện hạ thế an