Sơ Đồ Bố Trí Hệ Thống Các Chòi Trong Hội Đánh Bài Chòi Dân Gian Ở Bình Định


dân ai cũng được xem. “Bội” là gấp lên, nhân lên, để sân khấu trở thành tám tấm gương phản chiếu cuộc đời thực.

Ông tổ của nghề Hát Bội là Đào Duy Từ, người đặt nền móng cho các tuồng Hát Bội và tổ chức nhiều đoàn hát, đến nay vẫn lưu truyền. Đến cuối thế kỷ XVIII, thêm cây đại thụ của làng Hát Bội là Đào Tấn, người lập ra Học bộ đình - trường dạy Hát Bội và biểu diễn Hát Bội tại làng Vinh Thạnh, chủ biên trên 40 vở Hát Bội (Trần Hồng, 2003).

2.2.1.2. Đặc trưng của hát bội Bình Định

Ca từ Hát Bội phản ánh tình cảm của con người, như: tình vua tôi, cha con, mẹ con và bạn hữu,... Các tuồng Hát Bội thường có nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp, cao cả và phê phán thói hư, tật xấu. Hát Bội cũng được trình diễn trong các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, gặp điều may mắn.

Trong nghệ thuật Hát Bội, có hai yếu tố cơ bản là hát và múa võ. Người hát sử dụng lối hát nhấn nhá, mang âm hưởng của tiếng địa phương, kết hợp rất hài hòa với các điệu múa võ cổ truyền Bình Định và được hỗ trợ bởi nhiều nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là trống. Bên cạnh đó, hầu hết các loại binh khí của võ cổ truyền Bình Định đều góp mặt trên sân khấu Hát Bội như song kiếm, song phủ, độc phủ, đao, thương, siêu côn… nên khả năng biểu hiện dạng thức chiến đấu của những cuộc giao tranh trong sử sách là trực tiếp, vô cùng sinh động (Nguyễn Xuân Đà, 1998). Vì thế, Hát Bội đòi hỏi người diễn phải biết võ nghệ và sử dụng thuần thục các loại binh khí để biến võ thuật đời thường thành những hành vi chiến đấu, giao tranh đầy tính nghệ thuật trên sân khấu.

Nghệ thuật trang điểm, trang trí cho các vai diễn của Hát Bội cũng mang yếu tố đặc sắc, tạo nên nét riêng cho từng nhân vật, mỗi khuôn mặt thể hiện một tính cách hết sức đặc trưng. Hát Bội có giá trị nghệ thuật cao với tiếng kèn, nhịp trống, điệu đàn cò… diễn tả các cung bậc tình cảm: vui, buồn, yêu, ghét, hờn giận, đau thương, ai oán…, lúc hùng tráng, lúc vui vẻ, khi lại đau đớn, bi thương… hóa cùng các điệu hát phách, lối… làm cho người xem cảm động, say mê.


2.2.1.3. Tiềm năng khai thác‌

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có Nhà hát Tuồng Đào Tấn vẫn đang hoạt động, lưu giữ, trình diễn những vở Hát Bội cổ truyền. Ngoài ra, còn có 10 đoàn Hát Bội không chuyên, liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho các thế hệ trẻ. Ở các vùng nông thôn, những nhóm Hát Bội thường xuyên trình diễn trong các sự kiện mang tính cộng đồng của làng, xóm hay các dịp hiếu hỉ của gia đình. Trải qua hàng trăm năm, Hát Bội vẫn được người dân Bình Định liên tục duy trì, thực hành và truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp.

Với những giá trị đặc sắc trên, Hát Bội Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có Nhà hát Tuồng Đào Tấn là đơn vị chuyên nghiệp còn lại là các Đoàn truyền thốngvới tổng số đoàn là 10 đoàn (xem bảng 2.5).

Bảng 2. 5. Danh sách các đoàn truyền thống ở Bình định


STT

TÊN ĐOÀN

ĐỊA CHỈ

1

Đoàn hát bội An Nhơn 1

An Nhơn

2

Đoàn hát bội An Nhơn

An NHơn

3

Đoàn hát bội Nhơn Hưng

An Nhơn

4

Đoàn hát bội Ánh Dương

Huyện Tuy Phước

5

Đoàn hát bội Phước An

Huyện Tuy Phước

6

Đoàn hát bội Tuy Phước

Huyện Tuy Phước

7

Đoàn hát bội Sông Côn

Huyện Vĩnh Thạnh

8

Đoàn hát bội Ngô Mây

Huyện Phù Cát

9

Đoàn hát bội Trần Quang Diệu

Thành phố Quy Nhơn

10

Đoàn hát bội Sao Mai

Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 10

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định


Bảng 2. 6. Sự phân bố các đoàn hát bội ở Bình Định


STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

1

Tổng số thi ̣xa,̃ huyện trong tỉnh

Huyện

10

2

Số huyện có Đoàn hát bội

Huyện

4

3

Tổng số Đoàn hát bội

Đoàn

11

4

Tổng số Đoàn chuyên nghiệp

Đoàn

1

5

Tổng số Đoàn không chuyên

Đoàn

10

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định

Các Đoàn hát bội chủ yếu tập trung vào các huyện như: An Nhơn, Tuy Phước, đây là 2 huyện có nhiều Đoạn hát bội nhất trong tỉnh. Huyện Tuy Phước là quê hương của vị hậu Tổ hát bội Đào Tấn, các gánh hát chủ yếu tập trung ở các xã Phước An, Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hoà.

2.2.2. Tiềm năng “Bài chòi”

Nghệ thuật Bài Chòi là thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam nhân dịp đầu xuân. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du, rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và ra cả miền biển.

2.2.2.1. Lịch sử bài chòi Bình Định

Trò chơi đánh bài chòi và hát dân ca bài chòi đã có lịch sử hàng trăm năm ở các tỉnh Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất, giao thoa văn hóa và sự sáng tạo nghệ thuật của người dân bản địa. Bài chòi đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của nhiều tầng lớp nhân dân, thu

hút cả người già và lớp trẻ ở mọi vùng miền trên dải đất miền trung, không những trong dịp Tết mà còn ở các lễ hội của địa phương (Hoàng Chương, 2014).

Tại cuộc hội thảo khoa học: "Phát triển sân khấu ca kịch bài chòi miền trung" do Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Viện Sân khấu Việt Nam tổ chức tại Nha Trang tháng 10-1991, có ý kiến cho rằng: cái gốc của các làn điệu cổ, xuân nữ, xàng xê, cổ bản... đang sử dụng trong hát bội và cải lương, đều bắt


nguồn từ bài chòi mà ra. Duy nhất một điều được mọi người đồng ý với nhau: là các điệu thức trong hô bài chòi có nhiều nét tương đồng với hát bộ và cải lương.

Theo tác giả Hoàng Lê (tác phẩm Lịch sử ca kịch và âm nhạc bài chòi) và một số nhà nghiên cứu cho rằng Hội đánh bài chòi bắt đầu từ khi Đào Duy Từ bỏ nhà Lê vào Nam theo chúa Nguyễn. Khi vào Nam ông chọn Bình Định là nơi dừng chân buổi đầu, trước khi Quận Công Trần Đức Hòa tiến cử ông về kinh giúp Chúa Sãi, thời gian ở Bình Định ông giúp dân khai hoang, phục hóa, sản xuất tăng gia. Ngoài ra ông còn giúp nhân dân Bình Định tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, xướng ca, tiêu biểu là Hát Bội và Hội đánh bài chòi (Hoàng Lê, 2003).

Thời kỳ này Bình Định còn chịu nhiều ảnh hưởng của vùng biên viễn Việt – Chiêm, những vùng trung du nhân dân định cư còn thưa thớt, nơi đây rừng núi rậm rạp đan xen với chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, việc trồng trỉa thường bị thú hoang phá, nạn thú rừng phá hoại mùa màng xảy ra thường xuyên, nhân dân khó khăn nhiều mặt trong vấn đề bảo vệ nương rẫy; Để chống lại thú dữ, bảo vệ mùa màng, nhân dân dựng những cái chòi tranh tre, trên chòi có sàn ngồi, trên sàn ngồi có mái lợp che nắng, che mưa cho người canh giữ, mỗi chòi có trang bị mõ, trống, thanh la hoặc các thứ để gây tiếng động. Mỗi khi có thú rừng kéo đến phá hoại mùa màng, hoặc uy hiếp người canh giữ, thì các chòi đồng loạt hô vang và gõ các công cụ hỗ trợ xua đuổi, làm cho chúng hoảng sợ và không dám bén mảng đến phá phách hoa màu của nhân dân nữa. Rồi có những đêm trăng thanh gió mát, lúc nhàn rỗi không có thú rừng quậy phá, giữa các chòi người ta dùng ống tre bịt da ếch nối sợi chỉ, hoặc sợi tơ giăng qua giữa chòi này và chòi khác (sau này gọi là Hát ống) để nói chuyện hay ca hát đối đáp cho nhau nghe những điệu dân ca như: hò, vè, hát ru, hát kết, hát lý,…để giải buồn, đối cảnh sinh tình dần dần trở thành một mô hình sinh hoạt giải trí ở vùng nương rẫy. Từ những sinh hoạt văn hóa dân gian ấy Đào Duy Từ sáng kiến ứng dụng lối sinh hoạt nương rẫy này vào trò chơi đánh bài trên Chòi, từng bước phát triển thành Hội đánh bài chòi;

Hội đánh bài chòi là một cuộc chơi bằng hình thức đánh bài, nhưng không phải đánh bài ngồi trên chiếu trải dưới đất, trên phản ngựa trong nhà mà là ngồi trên


chòi. Đánh bài trên chòi không phải để ăn thua, sát phạt mà trò chơi này là trò chơi có thưởng, chủ yếu là vui chơi, cầu may, cầu lộc đầu năm. Trong thời gian đầu thì Hội đánh bài chòi chủ yếu được tổ chức ở các chòi canh bảo vệ sản xuất, về sau được phát triển rộng rãi và là một trong những hoạt động vui xuân của nhân dân Bình Định trong những dịp tết cổ truyền nên thường gọi là “Hội bài chòi Xuân”, các thế hệ sau này gọi là “Hội đánh bài chòi cổ dân gian” (Bộ VHTT&DL, 2015)

2.2.2.2. Đặc trưng của bài chòi Bình Định

Theo tư liệu của “Hồ sơ Di sản văn hóa”,Bài Chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn thua như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp vui xuân. Người ta đến chơi Bài Chòi cốt để nghe hô Bài Chòi, thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).

Ở Bình Định, từ xưa tới nay, thịnh hành ba hình thức Bài Chòi, gồm: Bài Chòi “truyện” có phông màn, có rạp che chắn; Bài Chòi “lớp”/”chiếu” thể hiện ngay trên chiếu, đi khắp các làng mạc miền quê và hội chơi Bài Chòi thường được trình diễn mỗi dịp xuân về.

Hội chơi Bài Chòi thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần các khu dân cư, gần chợ, thuận lợi cho mọi người đi dự hội. Để chơi Bài Chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi Cái. Người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị Hiệu, ngồi ở chòi Cái. Họ rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô Thai. Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài trùng với những con bài mà anh/chị Hiệu xuớng tên thì thắng cuộc, được lĩnh thưởng, kết thúc một lượt chơi và sau đó, lượt chơi mới lại bắt đầu.

Nhạc cụ đệm trong Bài Chòi thường gồm: đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến. “Hiệu” khi hô, hát phải theo nhịp trống, nhịp sanh, có tiếng đàn tiếng kèn đệm theo, làm cho điệu hò thêm réo rắt, hấp dẫn. Đây là người rành các điệu hát nam, hát khách, hát lý... thuộc nhiều thơ, ca dao, biết pha trò, đồng thời, ứng đối


nhanh nhẹn. “Hiệu” vừa hô tên con bài được rút từ trong ống thẻ giữa sân hội, vừa biểu diễn những động tác, giọng điệu để góp vui, tăng phần hấp dẫn cho người chơi và người xem hội. Bên cạnh những câu hô đơn giản lấy trong ca dao tục ngữ, hò vè, người chơi còn thi nhau sáng tác các câu hát cho hội chơi Bài Chòi thêm phần phong phú và phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người dân. Tích truyện Bài Chòi là những bài học về đạo đức, lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước và đoàn kết dân tộc. Nội dung bi hài của Bài Chòi phản ánh nhân tình thế thái và phê phán thói hư tật xấu, khiến người xem phải suy ngẫm hoặc vui cười sảng khoái.


Chòi trung ương


7

2

6

3

Các chòi con 9 Các chòi con


1


Khoảng trống nơi dựng ổng thẻ và hoạt động của các anh hiệu

8


Bàn hội đồng


Cổng Hội


4

5

Hình 2. 2. Sơ đồ bố trí hệ thống các chòi trong hội đánh bài chòi dân gian ở Bình Định


Nguồn: Bộ VHTT&DL, 2015

Sinh hoạt Bài Chòi là môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời giúp bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn


hóa vùng miền. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong Bài Chòi Bình Định được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt tinh thần thiết yếu và phổ biến khắp các huyện, thị của Bình Định. Rất nhiều tục ngữ, ca dao, bài vè… liên tục được biến tấu một cách linh hoạt, diễn tả sinh động mọi cảnh đời, từ tình yêu đôi lứa đến những khúc mắc nhân tình thế thái, tạo nên sự hấp dẫn và riêng biệt của Bài Chòi và cũng góp phần lưu giữ, phổ biến một phần của kho tàng văn học Việt Nam.

2.2.2.3. Tiềm năng khai thác

Bài Chòi hiện vẫn được duy trì và thực hành thường xuyên không chỉ ở Bình Định mà ở hầu khắp các tỉnh Nam Trung bộ. Tỉnh Bình Định hiện vẫn còn một số câu lạc bộ Bài Chòi cổ thường xuyên trình diễn do những nghệ nhân tâm huyết, yêu nghề tập hợp và truyền dạy cho thế hệ kế tiếp, hoạt động dưới sự bảo trợ của Trung tâm văn hóa tỉnh Bình Định. Các liên hoan, hội diễn Bài Chòi của tỉnh (Bình Định – từ 2010 đến nay), khu vực (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa - 2013, 2014) và liên tỉnh (2011, 2014 và 2015) được tổ chức với sự hỗ trợ của chính quyền, tổ chức xã hội và được cộng đồng nhiệt tình hưởng ứng.

Với những giá trị đặc sắc, Nghệ thuật Bài Chòi Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014 (BVHTT&DL, 2015)


2.3. Đánh giá thực trạng khai thác hát bội, bài chòi

2.3.1. Đánh giá về chính sách


Quan điểm về chính sách của tỉnh Bình Định được xây dựng dựa trên sự chỉ đạo, quanđiểm của Đảng và Nhà nước về quản lý di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Chính sách khai thác Di sản văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” Bình định cụ thể được ban hành như sau: Nhằm tiếp tục giữ gìn, phát huy, phổ biến, lưu truyền cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo của “Hát bội”, “Bài chòi”. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào


trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, từng bước bảo tồn, phát huy giá trị “Hát bội”, “Bài chòi” trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

- văn hóa – xã hội tỉnh Bình Định, UBND tỉnh vừa Phê duyệt Quyết định số 4850/QĐ- UBND về “Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội và Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020”. Theo đó, 7 nhiệm vụ được đặt ra là:

(1) Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của “Hát bội”, “Bài chòi”;

(2) Truyền dạy nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” trong cộng đồng và trong trường học;

(3) Phục hồi, bảo tồn các vở tuồng cổ về “Hát bội”, xây dựng các trích đoạn tuồng, bảo tồn, phát huy hội đánh bài chòi dân gian, các vở “Bài chòi” dân gian;

(4) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến bao tồn và phát huy giá trị di sản “Hát bội”, “Bài chòi”;

(5) Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản “Hát bội”, “Bài chòi”;

(6) Đầu tư, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất thiết chế khai thác sử dụng, phát huy giá trị di sản tuồng, bài chòi;

(7) Gắn kết Nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản.

Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức thực hiện Đề án nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề nghiệp hoặc có tâm huyết với di sản văn hóa phi vật thể, góp phần thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mang tầm vĩ mô liên vùng, khu vực có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Ngày 31/08/2017, UBND Bình Định ban hành quyết định 3189/QĐ-UBND Thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” lần thứ 9 - năm 2018 (Bộ VHTT&DL, 2017)

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí