Đánh Giá Nhu Cầu Khách Du Lịch Đối Với Bài Chòi Bình Định


Bảng 2. 12. Đánh giá nhu cầu khách du lịch đối với bài chòi Bình Định



STT


NỘI DUNG TIÊU CHÍ

Hoàn toàn không thích


Không thích


Bình thường


Thích


Rất thích

1

Anh/ chị thích tham gia đánh bài

chòi

4

3

12

47

34

2

Anh/ chị thích nghe hát bài chòi

3

15

12

51

19

3

Anh/ chị thích nghe hát bài chòi

bằng giọng địa phương

3

6

22

40

29

4

Anh/ chị thích nghe hát bài chòi bằng giọng không phải địa

phương


3


4


13


60


20

5

Anh/ chị thích bầu không khí hội

đánh bài chòi

3

1

13

47

36

6

Anh/ chị thích các tuồng tích cổ

1

35

35

28

1

7

Anh/ chị thích các tuồng hiện đại

3

52

32

13

0

8

Anh/ chị thích cảm giác chiến

thắng khi tham gia đánh bài chòi

0

36

41

23

0

9

Anh/ chị thích ngồi xem hội đánh

bài chòi

1

39

33

27

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hát Bội, Bài Chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định - 12

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017)


Với số phiếu phát ra 100 phiếu và số phiếu thu về 100 phiếu cho ta thấy khách du lịch có nhu cầu cao về thưởng thức bài chòi ở Bình Định.

Qua kết quả điều tra (Bảng 2.12) cho thấy du khách thích thưởng thức hát bài chòi (51% thích và 19% rất thích); Việc tham gia đánh bài chòi cũng được du khách chọn với tỉ lệ khá cao (47% thích và 34% rất thích); kết quả cũng cho thấy du khách thích được nghe hát bài chòi bằng giọng không phải địa phương có tỉ lệ cao hơn (60% thích và 20% rất thich) trong khi hát bài chòi bằng giọng địa phương có tỉ lệ chọn thấp hơn (40% thích và 29% rất thích); du khách cũng đánh giá rất cao bầu không khí hội đánh bài chòi (47% thích và 36% rất thích); về tiêu chí tuồng hiện đại thì tỉ lệ không thích là khá cao (52%), trong khi tỉ lệ không thích tuồng cổ thì lại thấp hơn đáng kể (35%), điều này chứng tỏ du khách vẫn thích thưởng thức các tuồng tích cổ hơn là hiện đại; ngoài ra các tiêu chí khác không được đánh giá cao


như 41% cho là cảm giác chiến thắng khi đánh bài chòi là bình thường hoặc chỉ 27% là thích chỉ ngồi xem hội đánh bài chòi mà không tham gia.

Như vậy, cả 2 loại hình nghe hát bài chòi hay tham gia đánh bài chòi đều được du khách đánh giá cao, vì vậy, chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa vào chất lượng của những buổi biểu diễn hát bài chòi cũng như tạo nhiều cơ hội cho du khách có cơ hội được tham gia vào đánh bài chòi hơn nữa nhằm thu hút khách đến với sản phẩm du lịch văn hóa này.

Bảng 2. 13. Đánh giá nhu cầu khách du lịch đối với hát bội Bình Định



STT


NỘI DUNG TIÊU CHÍ

Hoàn toàn không thích


Không thích


Bình thường


Thích


Rất thích

1

Anh/ chị thích nghe hát tuồng

0

22

32

45

1

2

Anh/ chị thích các điệu bộ, cử chỉ

khi xem tuồng

2

8

28

36

26

3

Anh chị thích nghe hát tuồng bằng

giọng địa phương

2

13

24

49

12

4

Anh/ chị thích nghe hát tuồng bằng giọng không phải địa

phương


4


16


37


36


7

5

Anh/ chị thích mua các mặt nạ

tuồng sau khi xem hát xong

4

22

25

39

10

6

Anh/ chị thích các tuồng tích cổ

1

10

31

46

12

7

Anh/ chị thích các tuồng tích hiện

đại

10

32

29

28

1

8

Anh/ chị thích ngồi xem tuồng tại

nhà hát

3

36

25

34

2

9

Anh/ chị thích ngồi xem tuồng tại khách sạn, nhà hàng, tuyến

điểm,...


10


19


35


24


12

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017)


Tổng kết từ kết quả điều tra (Bảng 2.13) như sau: với tiêu chí thích nghe hát tuồng có 45% thích và 1% là rất thích; về điệu bộ và cử chỉ khi xem tuồng có 36% thích và 26% rất thích; da số du khách thích nghe hát tuồng bằng giọng địa phương có 49% thích và 12% rất thích; du khách cũng thích nghe hát tuồng bằng giọng


không phải địa phương nhưng thấp hơn có 36% chọn thích và 7% là rất thích; sau khi thưởng thức hát bội, du khách cũng rất thích mua quà lưu niệm là các mặt nạ tuồng, có 39% chọn thích và 10% chọn rất thích; tuồng tích cổ có tỉ lệ thích là 46% và 12% là rất thích, trong khi tuồng hiện đại có 28% thích và 1% là rất thích, điều này chứng tỏ du khách vẫn chuộng xem các tuồng tích cổ hơn là hiện đại; về tiêu chí xem hát tuồng tại nhà hát có 34% chọn là thích và 2% chọn là rất thích, trong khi có 24% chọn là thích ngồi xem tuồng tại khách sạn, nhà hàng, tuyến điểm,...và 12% rất thích.

Kết luận, việc tổ chức hát bội ở nhà hát hay ngoài nhà hát đều được chọn gần như nhau, điều này là gợi ý cho các nhà quản lý không nên chỉ tập trung tổ chức hát bội ở các nhà hát mà nên phát triển hơn nữa loại hình này phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, tuyến điểm. Ngoài ra tuồng tích cổ được hát bằng giọng địa phương được khách chọn khá cao, điều này chứng tỏ việc cố gắng bảo tồn và phục dựng lại các tuồng tích cổ của nhà nước hiện nay đang đi đúng hướng.

Bảng 2.14. Đánh giá nhu cầu tham gia các hoạt động khác của du khách khi đến Bình định



STT


NỘI DUNG TIÊU CHÍ

Hoàn toàn không thích


Không thích


Bình thường


Thích


Rất thích

1

Tham quan các làng nghề

5

19

36

38

2

2

Tham gia các hoạt động lễ hội

3

25

37

32

3

3

Tham quan các công trình kiến

trúc văn hóa

3

22

22

40

13

4

Tham quan các danh lam thắng

cảnh

1

27

34

36

2

5

Thưởng thức các đặc sản địa

phương

5

30

33

25

7

6

Mua sắm các sản vật địa phương

7

25

33

33

2

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017)


Trong 6 tiêu chí đưa ra để đánh giá thì tham quan các công trình kiến trúc văn hóa được du khách thích nhất với tỉ lệ là 40% thích và 13% rất thích; kế đến là


tham quan các làng nghề có 38% thích và 2% rất thích; tỉ lệ tham quan các danh lam thắng cảnh là 36% thích và 2% rất thích; mua sắm sản vật địa phương và tham gia lễ hội có tỉ lệ chọn gần bằng nhay là 33% thích mua sản vật địa phương và 32% thích tham gia lễ hội; thấp nhất là thưởng thức các đặc sản địa phương có 25% thích.

Mặc dù Bình Định nổi tiếng là vùng đất có nhiều lễ hội và giàu sức hấp dẫn như vậy, nhất là các sản phẩm du lịch văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể như hát bội, bài chòi vẫn chưa thật sự được đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch. Hát bội, bài chòi mới chỉ được đầu tư trên góc độ văn hóa mà chưa chú trọng đến yếu tố du lịch. Nói đến du lịch thì ngoài yếu tố tài nguyên du lịch là yếu tố ban đầu, cơ bản thì không thể không nói tới yêu cầu quan trọng của yếu tố dịch vụ.

Sản phẩm du lịch văn hóa hát bội, bài chòi chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch cho du khách. Vì thế, hát bội, bài chòi chỉ thu hút khách địa phương và vùng lân cận, một số khách Việt kiều, khách nước ngoài khá hạn chế. Hát bội, bài chòi chưa thật sự trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong mỗi chương trình du lịch đầu xuân hay nói cách khác là hầu hết khách du lịch chỉ đến Bình Định vì các mục đích khác, còn nếu có cơ hội thì có thể sẽ thưởng thức hát bội, bài chòi chứ không phải là mục đích chính khi đến với Bình Định.

Tóm lại, hiện nay việc tổ chức khai thác khách tham gia thưởng thức hát bội, bài chòi còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Việc phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch để quảng bá cũng như đưa hát bội, bài chòi đến với du khách còn chưa thực sự được phối hợp tốt.

2.3.4. Đánh giá về tổ chức đào tạo

Tổ chức đào tạo nhân lực khai thác du lịch

Nguồn nhân lực du lịch ở đây là bao gồm tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch từ cấp quản lý đến cả những người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh có 5.156 lao động trực tiếp, trong đó lao động trong các cơ sở kinh doanh lữ hành chiếm 7.8%; lao động trong cơ sở vận chuyển khách là 9.8%; lao động trong điểm kinh doanh vui chơi giải trí là


1.6%; còn lại đa số lao động trong các cơ sở lưu trú chiếm 80.8% (Sở VHTT&DL). Số lượng và trình độ nguồn nhân lực Bình Định qua các năm thể hiện như sau:

Bảng 2.15. Thống kê số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch Bình Định giai đoạn 2013 - 2016


Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2013

2014

2015

2016

14/15

15/16

Đại học và trên đại học

665

668

858

928

128.44

108

Cao đẳng, trung cấp

564

716

960

1289

134

125

Đào tạo khác

798

717

1.464

1650

204

111

Chưa qua đào tạo

2.023

1.949

1.518

1.289

-22

-17

Tổng số

4.050

4.050

4.800

5.156

118.5

107.5

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định


Tổng số nguồn nhân lực trong ngành du lịch tăng cao vào 2 giai đoạn 2014 – 2015 (18.5%) và giai đoạn 2015 – 2016 (7.5%). Tuy nhiên việc gia tăng lượng du khách hàng năm đến với Bình Định thì số lượng gia tăng này vẫn không đáng kể.


2500

2000

1500

1000

500

0

2013

2014

2015

2016

Đại học và trên đại học

Đào tạo khác

Cao đẳng, trung cấp

Chưa qua đào tạo


Hình 2.7. Số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch Bình Định giai đoạn 2013 - 2016


Kết quả từ hình 2.7 cho thấy chất lượng nguồn nhân lực thật sự có cải thiện trong giai đoạn 2015 - 2016: Nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tăng 8%; nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 25%; đặc biệt nhân lực chưa qua đào tạo có chiều hướng giảm đáng kể (giảm 17%).

Tuy nhiên, số lượng nhân lực chưa qua đào tạo hay chỉ đạt trình độ cao đẳng, trung cấp là chiếm đa số, chính vì nguồn nhân lực du lịch của Bình Đinh còn yếu kém, hạn chế cho nên vấn đề đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch Bình Định nói riêng phải được ưu tiên hàng đầu. Vì chính con người tạo ra dịch vụ và quyết định chất lượng dịch vụ du lịch.

Qua khảo sát thực địa và phỏng vấn tại địa phương cho thấy tại hệ thống các di tích, điểm tham quan của Bình Định, lực lượng thuyết minh viên chưa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngoại ngữ. Trong các chương trình có tham gia hát bội, bài chòi, hướng dẫn viên cũng chưa giới thiệu được nội dung, làn điệu, ý nghĩa các câu hò, bài ve, trang phục, lề lối hát… cho khách du lịch. Có lẽ vì vậy, mà khách du lịch thông thường chỉ cần thưởng thức hát bội, bài chòi trong thời gian dài lắm là khoảng một đến hai tiếng. Đối với khách quốc tế, một buổi biểu diễn hát bội, bài chòi thường chỉ trong vòng 45 phút.

Tóm lại, để di sản văn hóa hát bội, bài chòi đến được với khách du lịch thì không thể không nói tới vai trò của hướng dẫn viên du lịch. Hát bội, bài chòi là tài nguyên du lịch phi vật thể, cho nên đối với người nghe sẽ không dễ cảm nhận được, đặc biệt là đối với người nước ngoài. Do vậy, hướng dẫn viên, thuyết minh viên cần không những có kiến thức về văn hóa mà phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu để diễn tả, truyền đạt cái hay, cái đẹp của hát bội, bài chòi đến với khách du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trong đó có lực lượng hướng dẫn viên của Bình Định còn nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm du lịch Bình Định thiếu sức hấpdẫn. Khách du lịch chưa thiết tha nhiều với điểm đến Bình Định.

Tổ chức đào tạo nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn hát bội, bài chòi


Hiện nay, việc đào tạo các tài năng hát bội, bài chòi được thực hiện theo hai cách: thứ nhất là được đào tạo bài bản trong trường trung học Văn hóa nghệ thuật và du lịch; thứ hai là được các nghệ nhân truyền dạy. Hai hướng đào tạo trên đang được triển khai rộng khắp ở Bình Định.

Bảng 2. 16. Đánh giá của các chuyên gia về công tác đào tạo



STT


NỘI DUNG TIÊU CHÍ

Hoàn toàn không tốt


Không tốt


Bình thường


Tốt


Rất tốt

1

Anh/ chị hãy đánh giá về công tác truyền dạy hát bội, bài chòi trong

nhà trường.


0


0


2


0


0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)


Khi được về về việc tổ chức đào tạo các nghệ sĩ, nghệ nhân biểu diễn hát bội, bài chòi thì các chuyên gia đều cho rằng công tác này hiện nay chỉ ở mức độ trung bình, chưa thật sự tốt. Do thứ nhất là về chất lượng thì chưa được bài bản, còn số lượng hàng năm thì cũng quá ít (12 học viên và tổ chức tập huấn được cho 20 học viên). Con số này thật sự quá khiêm tốn so với các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tổ chức đào tạo nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn bài chòi

Đến nay, số lượng nghệ nhân, diễn viên bài chòi dân gian trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 300 người; 28 câu lạc bộ bài chòi dân gian với 176 nghệ nhân, người nắm giữ di sản đã tham gia sinh hoạt ở tại các câu lạc bộ; trong đó số lượng nghệ nhân thực hành hô thai: 80 người. Số lượng nghệ nhân hiện còn khả năng truyền dạy: 50 người. Ngoài ra, các nguồn lực khác tham gia như nhạc công, nghệ nhân dân ca cổ.

Bảng 2. 17. Nhân lực CLB bài chòi ở Bình Định


STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

1

Tổng số lượng nghệ nhân, diễn viên

Người

300

2

Tổng số CLB bài chòi dân gian

CLB

28


STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

3

Tổng số nghệ nhân thực hành hô thai

Người

80

4

Tổng số nghệ nhân còn khả năng truyền dạy

Người

50


Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bình Định


Trong 5 năm, giai đoạn 2011-2015, Đoàn Ca kịch Bài chòi đã xây dựng, phục hồi và nâng cao 10 vở diễn cùng với số buổi biểu diễn tăng từ 51 buổi năm 2011 lên 80 buổi năm 2015; công tác đào tạo, tập huấn, tổ chức truyền dạy trong cộng đồng và cho các nghệ sĩ trẻ dần được chú trọng, năm 2015 Trường Văn hoá Nghệ thuật đã tuyển sinh 01 lớp trung cấp dân ca - bài chòi với số lượng 22 học viên; Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức tập huấn diễn viên nghệ thuật Ca kịch Bài chòi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy cho các hạt nhân phong trào.

So với tuồng không chuyên, “tương lai” của bài chòi dân gian có phần sáng sủa hơn. Lớp nghệ nhân cũ hiện còn rất ít nhưng số mới được đào tạo, bổ sung laị rất nhiều, hơn nữa, về mặt khách quan, loại hình này dễ phổ biến, dễ thực hành hơn, do vậy cơ hội di sản được kế tục, phát huy lớn hơn.

Tuy nhiên, trước sự lấn át của nhiều loại hình nghệ thuật mới, năng động, trẻ trung du nhập từ nước ngoài vào, cùng với thị hiếu thẩm mỹ không định chuẩn của công chúng Việt Nam đã tác động không nhỏ đến nhận thức và nhu cầu hoạt động nghệ thuật của lớp tài năng trẻ. Nhiều diễn viên trẻ, có tài năng thật sự, được đầu tư đào tạo đã không theo nghề, bỏ nghề, hoặc chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật khác để nhanh chóng kiếm lợi. Đây chính là thực trạng rất đáng quan ngại cho việc đào tạo chính quy hiện nay về nghệ thuậtbài chòi ở Bình Định nói riêng và các loại hình nghệ thuật dân gian nói chung.

Tổ chức đào tạo nghệ nhân, nghệ sĩ hát bội

So với bài chòi thì hát bội có phần yên ắng hơn. Do một số yêu cầu trong cơ sở vật chất kĩ thuật khi biểu diễn nên khó được triễn khai rộng khắp như bài chòi.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí