Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN HỒNG HIỂN


GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HỒNG HIỂN


GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hồng Hiển


MỤC LỤC



LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG… .......

6

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của Giải thích hợp đồng…………………………………

6

1.1.1. Khái niệm Giải thích hợp đồng………………………………………...

6

1.1.2. Chủ thể của hoạt động Giải thích hợp đồng…………………………...

12

1.1.3. Chức năng của hoạt động Giải thích hợp đồng……………………….

16

1.1.4. Ý nghĩa của Giải thích hợp đồng………………………………………

24

1.2. Lịch sử phát triển về Giải thích hợp đồng……………………………………

25

1.2.1. Các học thuyết phát triển các quy định về hoạt động Giải thích hợp

đồng………………………………………………………………………………..


25

1.2.2. Các phương pháp căn bản xây dựng các nguyên tắc Giải thích hợp

đồng và vận dụng các nguyên tắc trong thực tiễn…………………………………


29

1.2.3. Quy định về Giải thích hợp đồng ở một số nước và theo pháp luật của

Việt Nam…………………………………………………………………………..


31

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG………

43

2.1. Giải thích hợp đồng theo ý chí đích thực của các bên giao kết hợp

đồng……..

43

2.2. Các nguyên tắc Giải thích theo ý chí tuyên bố của các bên…………………

52

2.2.1. Giải thích hợp đồng theo nghĩa phù hợp với mục đích giao dịch dân

sự…………………………………………………………………………………...


54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 1


2.2.2. Giải thích trên cơ sở mối liên hệ các điều khoản được thể hiện trong

hợp đồng và phù hợp toàn bộ nội dung hợp đồng…………………………………


60

2.2.3. Giải thích ngôn từ theo nghĩa phù hợp với tính chất của hợp

đồng…….

64

2.2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong Giải thích hợp đồng……………

67

2.2.5. Giải thích theo nguyên tắc điều hòa lợi ích của các bên……………….

73

2.2.6. Giải thích theo nguyên tắc có lợi cho bên yếu thế……………………..

76

Chương 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

HIỆN HÀNH VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG…………………………


81

3.1. Thực tiễn Giải thích hợp đồng ở việt nam……………………………………

81

3.2. Những đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về Giải thích hợp đồng……

91

KẾT LUẬN..........................................................................................................

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................

100


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Hợp đồng là một trong những phương tiện quan trọng, chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích, các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nên kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội, nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong hầu hết các bộ luật dân sự cổ điển, hợp đồng chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác do vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường. Các quy định về hợp đồng luôn luôn chiếm đa phần trong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư.

Ngày nay, chế định hợp đồng nói chung và những vấn đề về hiệu lực của hợp đồng trở thành một chế định quan trong trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết, là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia và nghiên cứu hiệu lực của hợp đồng bao quát ba vấn đề: thứ nhất, vấn đề thi hành các hợp đồng; thứ hai, giải thích ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và thứ ba, kiềm chế hoặc bảo đảm cho việc biểu lộ ý chí ; Để đáp ứng được các yêu cầu về mặt lý thuyết áp dụng trên thực tiễn, pháp luật về hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể càng thuận lợi.

Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, đặc biệt là một phạm vi của vấn đề hiệu lực của hợp đồng đó là giải thích hợp


đồng. Về mặt lý luận, các nhà luật gia vẫn còn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung và dung hòa các học thuyết phát triển của giải thích hợp đồng. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta đã trải qua nhiều truyền thống pháp luật trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có sự chắp nối kế thừa và chọn lọc giưã các truyền thống pháp luật đó và kết hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại vì vậy có thể nói luật Hợp đồng của Việt Nam nói chung và vấn đề cụ thể của hiệu lực hợp đồng là giải thích hợp đồng nói riêng hiện nay thiếu tính kế thừa và thiếu đồng bộ.

Bộ luật dân sự 2005 tập trung các quy định căn bản liên quan đến giải thích hợp đồng vào hai điều khoản nhất theo phân cấp tại Điều 129 về giải thích giao dịch dân sự và Điều 409 về Giải thích hợp đồng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập gây khó khăn cho công tác giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan, chưa thực sự khả thi. Về vấn đề lý thuyết, vấn đề giải thích hợp đồng vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi về học thuyết phát triển, bản chất của hoạt động này và áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn pháp lý. Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.

Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” để làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học. Các vấn đề đưa ra trong luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, có tìm hiểu, tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, qua đó định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng nhằm tạo ra một cơ chế phù hợp hơn trong vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu

Khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề khác nhau của hiệu lực hợp đồng như: đề tài luận án tiến sĩ "Hiệu lực


của hợp đồng theo quy định của Việt Nam" của tác giả Lê Minh Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010; Đề tài luận văn thạc sĩ "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó" của tác giả Lê Thị Bích Thọ, 2002; "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu: Lý luận và thực tiễn". Ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan tới một số khía cạnh pháp lý của vấn đề giải thích hợp đồng như quyển “Việt Nam dân luật – lược khảo” của GS. Vũ Văn Mẫu, Giáo trình “Luật hợp đồng Việt Nam” của PGS. TS Ngô Huy Cương, “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Khánh, “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại.... Các công trình nghiên cứu trước đây là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham khảo và cung cấp những luận cứ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hợp đồng đa phần mới chỉ nghiên cứu chung về hiệu lực của hợp đồng, phần lớn các vấn đề chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá tổng quát và chưa phân tích sâu, toàn diện về giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là một đề tài

nghiên cứu mang tính cấp thiết nhằm góp phần vào viêc

nghiên cứu , hoàn thiên

pháp luật về vấn đề này phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát.

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một trong những vấn đề của chế định hợp đồng nói chung và hiệu lực của hợp đồng nói riêng đó là giải thích hợp đồng. Trên cơ sở đó thấy được đặc điểm của chế định hợp đồng trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Làm rõ bản chất vấn đề hiệu lực của hợp đồng.

Ngày đăng: 20/11/2023