Về cơ cấu sản phẩm, MPV/SPV và các dòng xe thương mại vẫn tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định. Sản lượng xe khách cũng tăng vào năm 2005 do có quy định cấm xe máy vào các thành phố chính năm 2003. Quy định cấm xe máy ở các thành phố chính mà không cung cấp phương tiện thay thế đã tạo ra nhu cầu tương đối lớn đối với dòng xe khách vào năm 2005. Tuy nhiên, xe máy là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam, do không có phương tiện giao thông thay thế cho người dân thuộc tầng lớp trung và nghèo, khiến nhà nước phải rút lại lệnh cấm này. Kết quả là vào năm 2006, sản lượng sản xuất và nhu cầu xe khách đã sụt giảm. (Báo cáo về công nghiệp ô tô Việt Nam 2007-2010 của RNCOS).
2.3.2. Tình hình tiêu thụ ô tô trong những năm gần đây
Mức tiêu thụ ô tô ở Việt Nam bình quân trong giai đoạn 1997-2002 là
12.194 xe/năm, một con số rất nhỏ so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới (các nước ASEAN 2,1 triệu xe, Úc-New Zealand 1,1 trệu xe, Hàn Quốc: 1,2 triệu xe, Ấn Độ: 1,5 triệu xe, Trung Quốc 5,2 triệu xe, Nhật Bản 5,9 triệu xe, Bắc Mỹ 20 triệu xe, Châu Âu 21,6 triệu xe). Tuy nhiên, kể từ năm 2003 số lượng tiêu thụ ô tô đã được cải thiện đáng kể với mức sản lượng 40.000 xe/năm.
Năm 2006 được đánh giá là một năm khá truân chuyên đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Trước chính sách thuế còn nhiều bất cập, sự cạnh tranh của các đối thủ xe nhập khẩu nguyên chiếc hay xe cũ giá rẻ, đặc biệt tâm lý đợi chờ của người tiêu dùng khi Việt Nam gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp trong nước khá đau đầu khi tìm cách giải quyết bài toán tiêu thụ nan giải. Tổng sản lượng tiêu thụ trong nước đạt 40.853 xe, chỉ tăng lên 2% so với năm 2005 (39.876 xe), tuy nhiên đây cũng là kết quả đáng ghi nhận cho sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp nước nhà. Trong đó, xe đa công dụng SUV/MPV đạt 15.855 xe, tăng 17% so với năm ngoái (13.524 xe), dòng xe thương mại cũng tăng 17% (17.518 xe so với 14.989 xe). Tuy nhiên dòng
xe du lịch lại chỉ tiêu thụ được 7.480 xe giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái (11.363 xe).
Đầu năm 2007, Công ty liên doanh Vindaco chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu Daihatsu, là một thành viên của VAMA đã tuyên bố dừng hoạt động tại Việt Nam do hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, sự kiện này không gây tác động xấu đến thị trường ô tô Việt Nam. Ngược lại, Năm 2007 là một năm tăng trưởng ngoạn mục của cả thị trường ô tô nội địa lẫn thị trường ô tô nhập khẩu, với tổng lượng tiêu thụ gần 100.000 xe, trong đó tiêu thụ trong nước là 80.392 xe và 28.000 số xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2007 lần đầu tiên số lượng xe tiêu thụ đã đạt mức 5 con số với 101.10 xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ này song chủ yếu nhất vẫn là do những nỗ lực của Chính Phủ trong việc ban hành những chính sách như giảm thuế nhập khẩu và số lượng khách hàng tăng cao nhờ có lợi nhuận từ thị trường tài chính.
Năm 2007 kết thúc với kết quả “có hậu” tạo ra một bước đà tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe nội địa trong năm 2008. Trong những tháng đầu năm, Chính phủ đã quyết định nâng mức thuế nhập khẩu xe ô tô từ 60% lên 70%, điều này đã có tác động không nhỏ đến các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và tâm lý người tiêu dùng. Mặc dù vậy, lượng xe tiêu thụ trong quý I/2008 không bị sụt giảm. Tổng số lượng xe tiêu thụ quý I đạt 34.095 chiếc tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái; đặc biệt lượng tiêu thụ ô tô tháng 3 đã đạt mức kỉ lục (13.091 chiếc) từ trước đến nay, tăng 193% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 4: Thị phần của các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam- VAMA trong những năm gần đây
2005 | 2006 | 2007 | ||||
Doanh nghiệp | Sản lượng | Thị phần | Sản lượng | Thị phần | Sản lượng | Thị phần |
Vindaco | 453 | 1% | 530 | 1% | 173 | 0.2% |
Ford | 5,040 | 13% | 3,610 | 9% | 5,975 | 7.5% |
Hino | 541 | 1% | 613 | 2% | 1,125 | 1% |
Honda | 1,110 | 3% | 4,260 | 5% | ||
Vidamco | 4,198 | 11% | 1,634 | 4% | 7,580 | 10% |
Isuzu | 2,157 | 5% | 2,344 | 6% | 4,229 | 5% |
Mercedes Benz | 1,683 | 4% | 1,202 | 3% | 2,278 | 3% |
Mekong | 509 | 1% | 597 | 2% | 825 | 1% |
Visuco | 3,365 | 8% | 1807 | 4% | 2,792 | 4% |
Vinaxuki | 2,393 | 6% | 7,358 | 9% | ||
VMC | 1,042 | 3% | 659 | 2% | 935 | 1% |
Truong Hai | 4,325 | 11% | 5,354 | 13% | 11,534 | 14% |
Vinastar | 4,212 | 11% | 3,398 | 8% | 4,595 | 6% |
Vinacomin | 340 | 1% | 455 | 0.5% | ||
Vinamotor | 5476 | 7% | ||||
Toyota | 11,813 | 30% | 14,784 | 36% | 20,113 | 25% |
Samco | 538 | 1% | 478 | 1% | 689 | 0.8% |
Tổng | 39,876 | 100% | 40,853 | 100% | 80,392 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Khí Thải Cho Phép Của Các Tiêu Chuẩn Euro
- Sơ Lược Về Quá Trình Phát Triển Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam
- Cam Kết Trong Khu Vực Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Asean (Afta)
- Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam Trong Quá Trình Thích Ứng
- Dự Báo Về Thị Trường Ô Tô Năm 2008, Triển Vọng Những Năm Tới Và Định Hướng Phát Triển Cho Ngành Công Nghiệp Ôtô Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Khả Năng Thích Ứng Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên của VAMA
Theo các báo cáo thường niên của VAMA, trong 3 năm vừa qua Toyota luôn giữ vị trí dẫn đầu về số lượng xe tiêu thụ, với thị phần luôn lớn
hơn 25% mỗi năm. Vào tháng 1/2006, liên doanh này đã tác động mạnh đến thị trường ô tô khi tung ra mẫu xe Toyota Innova. Từ khi ra đời đến nay, mẫu xe này luôn giữ ngôi đầu về mức độ tiêu thụ tại Việt Nam. Ngay cả khi toàn thị trường bị đình trệ do ảnh hưởng của xe cũ nhập khẩu vào nửa cuối năm 2006, Innova vẫn đạt doanh số 800-1000 xe mỗi tháng, chiếm tới 60% phân khúc xe MPV/SUV. Cho đến nay, sau hai năm tồn tại trên thị trường hơn
20.000 chiếc đã được bán ra, góp phần đáng kể vào sự thành công của Toyota Việt Nam. Cũng tương tự như thế, năm ngoái Honda Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể khi tung ra mẫu xe Honda Civic. Đây là mẫu xe đầu tiên của Honda được lắp ráp tại Việt Nam. Với số lượng xe bán ra là 4.260 chiếc, Honda Civic đã đạt được vị trí thứ hai trong 10 mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam năm 2007.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất xe trong nước, Trường Hải và Xuân Kiên là hai doanh nghiệp tư nhân có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2007, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 115% và 207%. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa còn lại chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường ô tô Việt Nam.
Bảng 5: Những mẫu xe bán chạy nhất năm 2007
Nhãn hiệu | Số lượng | |
1. | Toyota Innova | 12,433 |
2. | Honda Civic | 4,260 |
3. | Chevrolet Captiva | 3,594 |
4. | Ford Everest | 3,186 |
5. | Toyota Camry | 3,004 |
6. | Toyota Vios | 2,112 |
7. | Daewoo Martiz | 1,872 |
8. | Toyota Altis | 1,132 |
9. | Daewoo Lacetti | 956 |
10. | Daewoo Gentra 1.5 | 951 |
Nguồn: Báo cáo thường niên của VAMA
Có thể thấy rằng, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong những năm gần đây không ngừng tăng và sẽ tiếp tục có những sự biến động mạnh trong thời gian tới khi Chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập.
2.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu
2.3.3.1. Nhập khẩu
Năm 2006, Chính phủ đã ra quyết định bãi bỏ việc cấm nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam, điều này mở ra một cơ hội mới cho người tiêu dùng muốn có được những chiếc xe tốt với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, song song với việc bãi bỏ lệnh cấm này là việc Chính Phủ muốn bảo hộ nền sản xuất ô tô trong nước do đó đã đề ra chính sách thuế rất cao đối với ô tô cũ. Vì thế, người tiêu dùng dường như không có lợi gì trước hành động này. Bên cạnh đó, vào tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, sẽ phải thực hiện những cam kết của tổ chức này, trong đó có việc giảm thuế nhập khẩu ô tô. Chính những lý do thuế nhập khẩu ô tô cũ quá cao, người tiêu dùng chờ đợi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết của WTO đã khiến cho giá trị xuất khẩu năm 2006 sụt giảm và thấp nhất trong những năm gần đây. Cả năm 2006 lượng ô tô nguyên chiếc về thị trường chỉ khoảng 12.000 chiếc, giảm 33% so với năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu cũng chỉ đạt 208 triệu USD, giảm 27% so với năm 2005.
Hình 7: Tình hình nhập khẩu ô tô 2005- 2007
1000
800
xe nguyên chiếc
linh kiện, phụ tùng
600
400
200
0
2005 2006 2007
Nguồn: www.gso.gov.vn
Trái ngược với năm 2006, số liệu của Cục thống kê cho biết, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ô tô cả năm 2007 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2006 đạt con số kỷ lục 1,44 tỷ USD. Trong đó, đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ tính riêng tháng 12/2007 đã đạt 5.000 chiếc với giá trị 73 triệu USD. Tính cả năm 2007, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về nước là 28.000 chiếc với giá trị 523 triệu USD. So với năm 2006, tổng số tiền dùng cho việc nhập khẩu xe nguyên chiếc của năm 2007 đã tăng trên 245%, một con số kỷ lục. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ này, trong đó có hai lí do được các nhà phân tích cho là nguyên nhân chính. Thứ nhất, đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc, 2007 là năm Việt Nam bắt đầu thực hịên một số cam kết thương mại quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là việc mở cửa thị trường cho các loại xe nhập khẩu và đặc biệt là các quyết định giảm thuế nhập khẩu. Chỉ tính riêng mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc, trong năm qua Bộ Tài Chính đã đưa ra ba quyết định giảm thuế kéo mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 90% xuống còn 60% và đây chính là đòn bẩy mạnh nhất đẩy thị trường nhập khẩu ô tô Việt Nam lên
“cao trào”. Xét trên khía cạnh giá trị, 2007 cũng là năm có số lượng xe cao cấp, sang trọng nhập khẩu nhiều nhất, trong đó có thể kể đến hàng loạt mẫu xe có giá trị vài trăm nghìn USD/chiếc và thậm chí 1triệu USD/chiếc.
Lý do thứ hai là, đối với các sản phẩm khác, chủ yếu là linh kiện phụ tùng. Thị trường ô tô nội địa tăng mạnh mẽ với các biểu hiện cháy hàng và các hãng xe phải chậm thời gian giao xe đã khiến các nhà sản xuất ô tô trong nước phải đồng loạt nâng công suất. Do đó, lượng linh kiện, phụ tùng phụ vụ hoạt động sản xuất lắp ráp cũng tăng theo.
Kết thúc năm 2007, một số dự báo cho rằng tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2008 cũng sẽ tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm, lượng ô tô nhập khẩu đã lên tới con số 12.000 chiếc, gần bằng một nửa số xe nhập khẩu năm 2007. Trong số này, có 2/3 là xe mới còn lại là xe đã qua sử dụng. Nguyên nhân của việc xe nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam trong ba tháng đầu năm là do tác động của chính sách thuế mới. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng hoàn tất các hợp đồng đã ký trong tháng 3 để không phải chịu thuế suất 70%.
Nhà cung cấp xe chủ yếu cho thị trường Việt Nam trong những năm gần đây là Hàn Quốc với 14.200 xe nguyên chiếc vào năm 2007 (chiếm 46,8%) và 7.550 năm 2006 (chiếm 60,4%). Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhập khẩu xe từ các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức.
2.3.3.2. Xuất khẩu
Toyota Việt Nam là liên doanh thành công nhất trong lĩnh vực xuất khẩu so với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của TMV là ăng ten, van điều hoà khí xả, bàn đạp chân ga. Bên cạnh việc sử dụng thuộc dự án IMV toàn cầu (gồm 10 nước tham gia: Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venexuela, Đài Loan và Pakistan), những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Controlia, và Hiace.
Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên 67.3 triệu USD (đến hết tháng 10/2007. Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, tổng giá trị xuất khẩu của TMV đã đạt 45 triệu USD. Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu của TMV sẽ tiếp tục tăng: trên 25 triệu USD năm 2008, và gần 30 triệu USD trong năm 2009.
Theo ông Murakami - tổng giám đốc của TMV cho biết công ty đang chuẩn bị cho mở rộng nhà máy, nâng công suất lên 30.000 xe/năm vào đầu năm 2009. Từ năm 2007-2009, đầu tư của TMV sẽ tăng thêm 50 triệu USD, nhiều gấp đôi so với khoảng thời gian từ 2004-2006. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, TMV có những nhà cung cấp sản xuất phụ tùng ô tô cho việc sản xuất của Toyota tại Nhật Bản và nhiều nước khác.
Bên cạnh liên doanh Toyota, vào tháng 4 năm 2006 công ty Isuzu Việt Nam cũng đã xuất khẩu lô xe ô tô đầu tiên ra nước ngoài. 109 chiếc xe Isuzu D-max được xuất khẩu đến ba quốc gia thuộc Nam Thái Bình Dương là New Caledonia, Vanuatu và Samoa đã đánh dấu bước tiến mới của công nghệ lắp ráp và sản xuất ôtô tại Việt Nam.
2.4. Thực trạng về mức độ thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.4.1 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật
Tại Việt Nam, thị trường sản xuất ô tô hiện đang tăng trưởng rất nhanh. Với 11 liên doanh lắp ráp ô tô, mức tiêu thụ trong nước tăng mạnh, tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao hơn, vì vậy việc áp dụng các Bộ tiêu chuẩn ngành ô tô tại Việt Nam có vai trò rất lớn trong chương trình nội địa hoá sản phẩm ô tô.
Đối với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật ISO/TS 16949: 2002 được áp dụng một cách rộng rãi thay bởi tiêu chuẩn QS 9000 trước đây vì những lợi ích mà nó mang lại. Trước hết, các chứng nhận ISO 9001/2:1994 vốn là cơ sở tham chiếu của QS 9000, không còn hiệu lực nữa tính đến tháng 12/2003.