Đánh Giá Chung Về Năng Lực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam


Chỉ xét đến việc gia công, tham gia vào chuỗi sản xuất liên hoàn ở Đông Á thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa làm tốt. Cơ cấu mặt hàng của Việt Nam giống với các nước khác trong ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam phải cùng cạnh tranh với doanh nghiệp ASEAN trên thị trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong khu vực có thể tận dụng, tạo thành chuỗi sản xuất liên hoàn, tăng giá trị sản phẩm, đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu hàng nông sản, dầu thô, gạo, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ... và nhập về các thành phẩm.

Thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa nằm được trong "mạng lưới sản xuất" trong khu vực Đông Á với trụ cột là ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, và vẫn nằm ở vị trí thấp nhất trong "chuỗi giá trị" - nơi cung cấp nguyên liệu. Do đó, một vấn đề cấp thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực của mình để có thể tham gia vào những công đoạn có nhiều giá trị gia tăng hơn. Khi đó, doanh nghiệp mới thực sự hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

2.3. Đánh giá chung về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tích cực, chủ động tham gia ngày càng có hiệu quả vào tiến trình toàn cầu hóa, từng bước tự đổi mới và nâng cao năng lực của mình để đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của hội nhập. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên rất nhiều không chỉ so với các đối thủ trong nước mà còn trên thị trường khu vực và quốc tế. Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra ngày càng được nâng cao, dịch vụ bán hàng và


sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước đột phá và chiếm tỉ lệ cao hơn trong GDP. Thị trường của loại hình doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở khu vực Châu Á mà còn mở rộng sang rất nhiều thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản,… Qua đó, có thể thấy rằng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể.

Tuy nhiên, từ thực trạng hoạt động của nhiều doanh nghiệp cho thấy, những khó khăn, bất cập và hạn chế về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp cũng không phải là ít. Qui mô của các doanh nghiệp quá nhỏ, lượng vốn ít ỏi, các chủ doanh nghiệp lại phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết là ở mức trung bình và dưới trung bình, việc đầu tư cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại còn hạn chế do tiềm lực tài chính thấp và thiếu hiểu biết về các kiến thức, luật pháp liên quan. Thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn trong thời đại ngày nay thì lại chưa được quan tâm đầu tư một cách thực sự, đặc biệt là sự yếu kém trong việc bảo vệ thương hiệu đã gây ra hậu quả tiêu cực cho các doanh nghiệp. Không những vậy, các doanh nghiệp còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực hội nhập của chính đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Đối với việc tham gia vào các chuỗi sản phẩm toàn cầu trong đó doanh nghiệp là một mắt xích - một trong những xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhất định tuy nhiên vẫn chưa thực sự thu được hiệu quả cao do chỉ tham gia vào công đoạn có mức giá trị gia


tăng thấp nhất của sản phẩm. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các doanh nghiệp về hội nhập còn chưa cao, chưa có những động lực để có thể tạo nên những bước đột phá lớn. Trên đây chính là những vấn đề bất cập trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã và đang tác động làm suy yếu năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp này so với mặt bằng chung trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Khó khăn, thách thức tuy nhiều nhưng có thể khẳng định rằng với sự quan tâm, hỗ trợ ngày càng nhiều từ phía Nhà nước cùng với ý chí, khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân lực Việt Nam và những năng lực, lợi thế của mình các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế và ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, từng bước đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế công nghiệp phát triển trong một tương lai không xa.


Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 9

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam‌‌

3.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1. Cơ hội


- Có hành lang pháp lý thuận lợi, minh bạch và thông thoáng hơn để phát triển.


Năm 2000 Luật Doanh nghiệp ra đời và đã được sửa đổi hoàn chỉnh vào năm 2005. Từ đó đến nay, dưới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều Nghị định mang tính pháp lý dành riêng cho hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam được hoạt động và phát triển trong một môi trường pháp lý, cơ chế đang được tích cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng, gia tăng nhiều ưu đãi, điều kiện thuận lợi. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân phát triển, không những khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, mà các doanh nghiệp này còn được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, khu vực kinh tế tư nhân không những không có luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội. Đến nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong một môi trường pháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không kể quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Bộ luật


về thuế... Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng được nâng cao, doanh nhân làm ăn có hiệu quả, thành đạt được xã hội coi trọng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà nước hỗ trợ thông qua các dự án hợp tác với các nước trên thế giới ví dụ như dự án "nghiên cứu phát triển ngành thủ công phục vụ công nghiệp hoá ở nông thôn Việt Nam " do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản (JICA) thực hiện từ tháng 2/2002- 3/2004 sẽ góp phần cải tiến quá trình chế tác, quản lý kinh doanh các hoạt động sản xuất thủ công…Ngoài ra các Ngân hàng Việt Nam cũng đang dần dần thiết lập hệ thống dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ về vốn và mở rộng qui mô hoạt động cho các doanh nghiệp này. Từ cuối năm 2003, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã mở chi nhánh tại Hà Nội chuyên phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả hộ cá thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất- nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại của các cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hết sức dễ dàng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Hơn nữa, chương trình cải cách thủ tục hành chính của nước ta đang từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cơ chế "một cửa" ở các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; hoàn thiện cơ chế đăng ký kinh doanh; hoàn thiện thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế... đã giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian, nhờ đó mà tăng năng lực cạnh tranh.


- Môi trường kinh doanh cũng minh bạch và công khai hơn


Nếu trước đây các thông tin về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa được công khai đầy đủ, thường thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận không kịp thời, tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì hiện nay phần lớn các cơ chế chính sách này đều được các cơ quan Nhà nước công khai tuyên bố dưới nhiều hình thức từ trung ương đến địa phương. Từ đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cập nhật và áp dụng một cách hiệu quả, kịp thời đưa ra các kế hoạch hoạt động phù hợp. Môi trường kinh doanh minh bạch hơn, rõ ràng đã tạo rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


- Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm nên góp phần làm giảm giá thành đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp

Khi xét tới các yếu tố đầu vào cho sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng từ lâu nay đã có lợi thế hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới về nguồn nguyên vật liệu và đội ngũ nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nếu như các doanh nghiệp chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì vậy các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên nhiên liệu từ nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là những nguyên nhiên liệu không có ở thị trường trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong tiến trình hội nhập, khi thực hiện mở cửa thị trường, hàng hoá nhập khẩu sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn nhiều hơn


vào thị trường trong nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được lựa chọn nhiều loại đầu vào với giá thấp, chất lượng cao, nhiều loại vật liệu sơ chế và các đầu vào trực tiếp khác (máy móc và các công nghệ tiên tiến...) do hạ thấp hàng rào thuế quan.

Hình 2.2.a. Thuế nhập khẩu trong APEC


Hình2.2.b. Thuế nhập khẩu trong ASEAN, AFTA Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh nghiệp giảm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa giảm, điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nền sản xuất hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

- Được tiếp cận với thị trường thế giới để phát triển

Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có điều kiện hợp tác với nhiều đối tác, tăng thêm khối lượng giao dịch thương mại, được tiếp cận với các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới một cách dễ dàng và an toàn hơn với việc giành được qui chế tối huệ quốc (MFN) lâu dài và không điều kiện. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước đầu tạo dựng được


thế và lực trong kinh doanh nội địa; và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ của nước ngoài. Mở cửa thương mại gắn liền với tiến trình toàn cầu hoá bởi nó tạo ra sự gắn kết giữa nền kinh tế trong nước với thị trường toàn cầu. Cùng với việc phát triển của cách mạng thông tin và công nghệ cao, việc giảm bớt các rào cản thương mại và sự tăng trưởng lưu chuyển vốn trên phạm vi toàn cầu, các xí nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những cơ hội mà trước đây họ không thể có, đặc biệt là trong việc tiếp xúc với các xu hướng tiêu thụ mới và phân công lao động trên diện rộng với chi phí sản xuất thấp và kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sẽ tạo điều kiện cho các xí nghiệp vừa và nhỏ có thêm cơ hội tiếp cận với các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường của các nước phát triển. Thuế quan sẽ là hình thức bảo hộ duy nhất và đặc biệt đối với các nước phát triển thì thuế quan đối với các loại sản phẩm (kể cả thành phẩm lẫn bán thành phẩm) đã qua chế biến về cơ bản sẽ bằng không. Đối với những nền kinh tế như Việt Nam hiện đang còn tập trung sản xuất các loại hàng có hàm lượng lao động cao thì khả năng thâm nhập của loại hàng hoá này vào các nước phát triển tuy sẽ có cạnh tranh gay gắt nhưng ngày càng trở nên cao hơn khi các nguồn lực được huy động do thuế quan giảm và bản thân các nước phát triển đang ngày càng tập trung vào sản xuất và cung cấp dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.


3.1.2. Thách thức


- Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý

Ngày đăng: 09/05/2022