- Năm 1077 (Đinh Tị), tháng ba ta đem đại binh đánh châu Khâm và châu Liêm nước Tống. Nói rằng lấy tiếng rằng nhà Tống thi hành phép thanh miêu, tàn hại dân Trung Quốc. Cho nên đem quân sang hỏi tội để cứu giúp nhau. Tháng 12 mùa đông, Triệu Tiết nhà Tống sang xâm lấn , không được lại đem quân về. [23;tr280].
- Năm 1079 (Kỷ Mùi), Châu lạng dâng voi trắng. Mưa đá. Được mùa to. Nhà Tống đem Thuận Châu trả cho ta. [23;tr280].
- Năm 1086 (Bính Dần), thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện. Mạc Hiển Tích trúng tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ[23;tr281].
- Năm 1089 (Kỷ Tị), mùa xuân, tháng ba định các chức quan văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu [23;tr282]
- Năm 1098 (Mậu Dần) mùa thu, tháng tám động đất. Sao chổi hiện ra [23; tr284].
- Năm 1110 (Canh Dần) mùa xuân Từ Văn Thông dâng hổ trắng, ngựa trắngcó cựa và cây cau một gốc có mười hai thân.[23;tr286].
- Năm 1112 ( Nhâm Thìn) vua tuổi đã nhiều mà chưa có con trai nối dõi, xuống chiếu chọn con của tông thất để lập làm con nối. Em vua là Sùng Hiền Hầu cũng chưa có con trai. Gặp lúc nhà sư núi Thạch Thất là Từ Đạo Hạnh đến chơi nhà, Hầu nói với Hạnh về việc cầu tự. Đạo Hạnh dặn rằng “Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì báo cho tôi biết trước để cầu khấn với sơn thần. Ba năm sau phu nhân có mang sinh con trai là Lý Dương Hoán [23;tr286].
- Năm 1117 (Đinh Dậu), mùa thu , tháng 7 ngày 25, Ỷ Lan Thái Hậu băng. Hỏa tang bắt ba người hầu gái chôn theo. Tôn tên thụy là phù thánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu [23;tr288].
- Năm 1117(Đinh Dậu) mùa đông, tháng mười vua ngự đến hành cung Khải Thụy xem gặt. Đêm hôm ấy mặt trăng có hai quầng.[23;tr288].
- Năm 1127 (Đinh Mùi) , Ngày Ất Dậu vua bắt đầu ngự điện Thiên An coi chầu, xuống chiếu cho các quan bỏ áo trở. Ngày hôm ấy vua ngự giá đi Na Ngạn xem các cung nữ lên giàn thiêu để chết theo Đại Hành hoàng đế [23;tr297].
Có thể bạn quan tâm!
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 7
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Ngoại Hình ,đối Thoại
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Tâm Lý, Hành Động Của Nhân Vật
- Các Yếu Tố Huyễn Hoặc, Hoang Đường Trong Giàn Thiêu
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 12
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Năm 1128 (Mậu Thân), ngày Kỷ Sửu : biếm đại liêu ban Lý Sùng Phúc vì khi đi qua cửa thành Tây Dương, người tuần lại hỏi mà không trả lời. Ngày Tân Mão xuống chiếu nước đang có tang, dân chúng không được cưỡi ngựa và đi võng màu lam, đi xe che màn. Ngày Tân Sửu lấy Nội Vũ vệ Lê Bá Ngọc làm Thái Úy, thăng tước hầu, Nội nhân hỏa đầu Lưu Ba, Dương Anh Nhĩ làm Thái phó, tước Đại liêu ban, Trung thừa Mâu Du Đô làm Gián nghị đại phu, thăng chức Trật chư vệ, Nội nhân hỏa đầu Lý Khánh, Nguyễn Phúc, Cao Y làm Thái bảo, tước Nội thương chế, Nội chi hậu quản giáp Lý Sơn làm Điện tiền chỉ huy sứ, tước Đại liêu ban,Linh nhân Ngô Toái làm Thương chế; Ngự khố thư gia Từ Diên làm Viện Ngoại lang. Lại ban tiền lụa cho Bá Ngọc, Lưu Ba và Mâu Du Đô cùng quan chứ đo theo thứ bậc khác nhau để thưởng công phò tá [23;tr298]
Tháng hai ngày Ất Mão, xuống chiếu tha cho các tội nhân ở phủ Đô Hộ. Ngày Nhâm Tuất, xuông chiếu tha cho 130 người bi biếm truất.
Tháng giêng, ngày Giáp Dần: hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Xuông chiếu cho Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem các quan chức đo cùng người châu Nghệ An đi đánh [23;tr299]
Ngày Đinh Mão thư báo thắng trận của Lý Công Bình đến kinh sư [23;tr299] Ngày Mậu Thìn vua ngự đến hai cung: Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán trong thành để tạ ơn Phật và Đạo đã giúp cho Công Bình đánh được người Chân Lạp[23;tr300]
- Năm 1129 (Kỷ Dậu) mùa xuân, tháng giêng mở hội khánh thành tám vạn bốn nghìn bảo tháp ở gác Thiên phù.
- Năm 1130 (Canh Tuất) mùa xuân, tháng giêng xuống chiếu cho con gái các quan không được lấy chồng trước, đợi sau khi chọn sung vào hậu cung, người nào không trúng tuyển mới được lấy chồng[23;tr303]
- Năm 1131 (Tân Hợi) tháng năm dựng nhà cho đại sư Minh Không [23;tr305]
- Năm 1136 ( Bính Thìn) vua bệnh nặng chữa không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi phong làm Quốc sư.[23;tr308]
- Năm 1138 (Mậu Ngọ) tháng sáu hạn, vua sai nhập nội tạ ty lang trung là Ngụy Quốc Bảo triệu các quan hội bàn. Chư vệ là Phạm Tín xin đến vu đàn làm lễ cầu mưa. Vua y theo. Tháng 7, trời không mưa. Vua sai Hữu ty làm lễ cầu ở Vu Đàn và chùa Báo Thiên.[23;tr310]
- Năm 1138 (Mậu Ngọ) vua không khỏe. Lập hoàng tử trưởng Thiên Tộ làm Hoàng Thái tử, trước vua đã lập Thiên Lộc làm con nối. Ba phu nhân Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn lập thái tử khác sai người đem đút cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông, nói rằng nếu có vâng mệnh thảo di chiếu thì chớ bỏ lời ba phu nhân. Văn Thông nhận lời. Đến khi vua ốm nặng sai soạn thảo di chiếu, Văn Thông tuy vâng mệnh vua nhưng nhớ lời dặn của ba phu nhân cứ cầm bút mà không viết. Một lát ba phu nhân đến khóc lóc nghẹn ngào nói rằng: “bọn thiếp nghe rằng đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp đươc vua yêu mến, nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ tiếm lấn, sinh lòng ghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con thiếp làm sao tránh khỏi nạn?”Vua vì thế xuống chiếu rằng : Hoàng tử Thiên Tộ tuy còn tuổi thơ ấu, nhưng là con đích thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn Thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương. Ngày 26, vua băng ở điện Vĩnh Quang, quàn ở thềm phía tây điện ấy. Các quan dâng tôn hiệu Quảng Nhân Sùng Miếu Văn Vũ Hoàng Đế hiệu là Thần Tông. Mùa đông, tháng mười ngày mồng một Hoàng Thái tử Thiên Tộ ở trước linh cữu bấy giờ mới lên ba tuổi. Đổi niên hiệu là
Thiệu Minh năm thứ nhất. Đại xá thiên hạ. Tôn mẹ là Cảm thánh phu nhân họ Lê làm Hoàng thái hậu. [23;tr310-311]
Qua những sự kiện lịch sử ghi trong sử sách này, Võ Thị Hảo đã có những sáng tạo độc đáo khi không trung thành theo lối viết biên niên của các nhà sử học mà chọn lọc các sự kiện này không theo trình tự thời gian (Ở đây chúng tôi đã sắp xếp lại theo trình tự thời gian). Tác giả sử dụng những chi tiết lịch sử để làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của mình.
* Những hư cấu trong tiểu thuyết
- Năm 1066 (Bính Ngọ) ngày 25 tháng giêng, tiên hoàng hạ sinh, tuổi ngọ, ngay ngày hôm sau đã được lập làm Hoàng thái tử[35;tr27].
- Năm 1069 (Kỷ Dậu) mùa xuân năm Kỷ Dậu, Thánh tông hoàng đế thân chinh đi đánh Chiêm Thành, có Lý Thường Kiệt làm tiên phong, bắt được Chế Củ giải về kinh, thu phục ba châu: Địa Lý, Mai Linh, Bố Chính [35;tr176].
- Năm 1072 (Nhâm Tý) Đức THánh Tông hoàng đế băng ở Hội Tiên, ngày Canh Dần, tháng giêng, năm Thần Vũ thứ tư…Hoàng Thái tử Càn Đức con ta lên ngôi trước linh cữu khi mới 7 tuổi. Dương Thái Hậu được tôn làm Hoàng Thái hậu, Nguyên Phi Ỷ Lan được tôn làm Hoàng Thái phi[35;tr234].
- Năm 1073 (Quý Sửu) Tại cung Thượng Dương cách đây năm mươi tư năm, Nhân Tông nghe lời mẹ là Nguyên Phi Ỷ Lan sai người giam Dương Thái hậu và 76 thị nữ, bức phải chết và chôn theo lăng Thánh Tông vì ghen và đam mê quyền lực. Ngày ấy, ta đã nói cùng Càn Đức: “Con trai ơi, mẹ già khó nhọc mới có ngày nay mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì con sẽ để mẹ già vào đâu?”[35;tr231-233].
- Năm 1075 (Ất Mão) Mở khoa thi chọn kẻ hiền tài đặt lên ngôi vị chăn dân [35;tr58].
- Năm 1076 (Bính Thìn) Xuống chiếu cầu lời nói thẳng, chon người vào Quốc Tử giám [23;tr85].Mùa xuân, tháng 3 vua Tống sai Tuyên phủ xưa
Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân chin tướng hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp sang đánh nước ta để trả thù. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh bên sông Như Nguyệt chém hơn một nghìn đầu giặc, Quách Quỳ phải lui quân[35;tr143].
- Năm 1077 (Đinh Tỵ) Tháng 3 ta lại đem quân sang đánh Châu Khâm và Châu Liêm nước Tống. Mùa đông, tháng 12, nước Tống sai Triệu Tiết đưa quân sang xâm chiếm bờ cõi nước ta. Đánh đi đánh lại, giằng co, không khuất phục được thì tha làm phúc [35;tr143]
- Năm 1079 (Kỷ Mùi) Nhà Tống đem trả cho ta châu Quảng Uyên dẫu rằng trước đó họ đã đổi tên thành Thuận Châu. Để đổi lại, vua ta cũng sai người mang voi trắng, ngựa trắng sang dâng vua Tống. Trả lại cho nhà Tống dân, lính bị bắt [35;tr143]
Cũng năm nay, Anh vũ Chiêu Thắng thứ tư, Châu Lạng dâng voi trắng. Có mưa đá. Nhưng cả nước lại được mùa to. Nhà nhà thóc chứa đầy cót, khoai củ chật gầm giường. Khắp nơi vang tiếng ca ngợi công đức của Linh Nhân Thái hậu và đức Nhân Tông trị nước. Dân chúng lại nức lòng theo việc triều đình[35;tr135]
- Năm 1086 (Bính Dần) chọn người vào Hàn lâm viện, khởi sự Nho học để giáo hóa dân chúng[35;tr85]
- Năm 1089 (Kỷ Tỵ) Định quan chế, chia bậc phẩm ngăn nắp, dẫu rằng mô phỏng theo lối triều đình nhà Tống, nhưng có công lớn trong việc khai hóa văn hiến nước nhà [35;tr85]
- Năm 1098 (Mậu Dần) Năm Hội Phong thứ 7, mùa thu sao chổi hiện ra ở phía tây bắc kinh thành Thăng Long[35;tr374]. Cuối tháng 8 lại động đất ở trấn Kinh Bắc. Địa chất rùng rùng chuyển về Thăng Long. Một góc phía tây kinh thành sạt lở chôn vùi mấy trăm hộ dân. Nước sông Cái, sông Nhuệ và sông Tô đỏ như máu[35;tr374]
- Năm 1110 (Canh Dần) Mùa xuân, Hội Trương Đại Khánh năm thứ nhất, nhờ dâng hổ trắng, ngựa trắng có cựa, cây cau một gốc mười hai thân nên đức Tiên hoàng Nhân Tông mà Từ Văn Thông từ một chức quan ngũ phẩm lẹt đẹt thăng lên chức Tham chính[35;tr505]
- Năm 1112 (Nhâm Thìn) Đức vua Nhân Tông không có con nối dõi, dù đã cầu thần phật khắp nơi, ngay cả nhờ người dùng phép đầu thai mà vẫn không khai hoa kết quả[35;tr443]. Đức vua Nhân Tông và Linh Nhân Thái hậu đã xuống chiếu tìm người con trai xuất sắc từ hoàng tộc để lập làm Hoàng thái tử, trong dòng thân vương bắt đầu sôi sục lên như một vạc dầu, các thân vương đua nhau cưới thêm vợ bé [35;tr444]. Trong hoàng thân, ai có con trai sẽ được đưa vào cung nuôi dạy. Em kế vua là Sùng Hiền Hầu cũng chưa có con trai đã đến cầu cứu nhà sư Từ Đạo Hạnh. Nhà sư nhận lời hẹn 3 năm sau khi phu nhân của Sùng Hiền Hầu sắp sinh thì báo cho nhà sư. Đúng hẹn, 3 năm sau phu nhân có mang và sinh hạ được con trai đặt tên là Dương Hoán[35;tr445-458]
- Năm 1117 (Đinh Dậu) Noi theo các phép tắc thời Tần Thủy Hoàng phương Bắc, Thái hậu trước khi chết trăng trối rằng: “nhất thiết phải chôn sống ba người hầu gái để đi theo hầu hạ Thái hậu”. Vì thế, mùa thu tháng 7 ngày 25, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8, ba cung nữ đã bị chôn sống theo lễ hỏa táng của Thái hậu trên đảo Âm Hồn[35;tr26]
- Sau khi Thái hậu mất, mùa đông tháng 10, vua Nhân Tông lệnh cho quần thần, văn võ ngự đến hành cung Khải Thụy xem gặt và cày ruộng tịch điền [35;tr258]
- Năm 1127 (Đinh Mùi) Ngày Ất Dậu, giờ dần, bốn mươi chín cung nữ của hoàng đế Nhân Tông vừa băng hà được đưa tới đảo Âm Hồn ở Na Ngạn lên giàn thiêu để chết theo vua tới cõi niết bàn hầu hạ Tiên Đế. Vua Thần Tông lúc đó mới 12 tuổi [35;tr19-53].
- Năm 1128 (Mậu Thân) Ngày Tân Mão, tháng giêng, để tỏ lòng tiếc nhớ Tiên Nhân Hoàng đê vừa băng hà, vua ban chiếu cấm dân chúng cưỡi ngựa, đi võng mầu lam, xe che màn. Thế nhưng chưa được một tháng sau, chưa đến lễ tốt Khốc, đã cho các quan cởi bỏ áo trở. Lại sai viên ngoại lang Lý Khánh Thần và vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn để lập làm Lệ Thiên Hoàng hậu, sai viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đi đón con gái của Lê Xương là cháu chú bác của Thái Úy Lê Bá Ngọc vào cung lập làm Minh Bảo phu nhân…Khiến thiên hạ có lời đàm tiếu về chữ hiếu của đấng tân vương. Định đoạt các chức quan trong triều theo ý thích của vị tân vương non trẻ.[35;tr243].
- Ngày Kỷ Sửu, tháng giêng, biếm Đại Liêu bang Lý Sùng Phúc vì đi qua cửa thành Tây Dương, người tuần tra hỏi mà không trả lời.
- Ngày Tân Sửu cùng tháng ấy, lấy Lê Bá Ngọc làm Thái úy, thăng tước Hầu. Nội nhân hỏa đầu Lưu Ba, Dương Anh Nhĩ làm Thái phó, tước Đại liêu ban. Nội nhân hỏa đấu Lý Khánh, Nguyễn Phúc, Cao Y làm Thái Bảo, tước Nội thương chế, Nội chi hậu quản giáp Lý Sơn làm Điện tiền chỉ huy sứ. Trung Thừa Mâu Du Đô làm Gián nghị đại phu. Rồi Lý Tử khắc chỉ có công dâng tấu ở rừng Giang Đề có hươu trắng, vua sai người đi bắt được liền sắc phong ngay làm Khu mật sứ, xếp vào hàng Minh Tự được đội mũ bảy cầu [35;tr243]. Tháng hai, Thuận Thiên năm thứ nhất, Thuận Thiên năm thứ hai, vua xuống chiếu nhất loạt tha cho các tội nhân và những kẻ bị biếm truất trong nước[35;tr244], Tháng giêng, Mậu Thân, Nhập nội Thái phó Lý Công Bình, phụng chỉ đem quân đi đánh người Chân Lạp vào cướp bóc ở bến Ba Đầu, châu Nghệ An[35;tr244]. Ngày Đinh Mão, tháng hai, tin thắng trận về kinh. Hôm sau ngày Mậu Thìn, vua ngự đến hai cung Thái Thánh, Cảnh Linh cùng nhiều chùa quán trong kinh thành để làm lễ tạ ơn Phật, Đạo…mà quyên những việc thưởng, ủy lao tướng đã có công phá giặc..,[35;tr244].
- Năm 1129 (Kỷ Dậu) Mùa xuân, tháng giêng, ngày thin, vua mở hội khánh thành tám vạn bốn nghìn bảo tháp ở gác Thiên Phù. Vua cấp báo khắp các ngôi chùa trong nước truyền cho tất cả các sư sãi phải về kinh dự đại lễ [35;tr265].
- Năm 1130 (Canh Tuất) Hoàng thượng xuống chiếu lệnh cho con gái các quan và các nhà hào phú trong thiên hạ đến tuổi cũng chưa được lấy chồng, phải chờ đợt tuyển chọn người vào hậu cung, ai bị loại mới được tính đến chuyện hôn thú [35;tr287].
- Năm 1131 (Tân Hợi) Đức Thần Tông đã cho dựng chùa lớn, sửa nhà rộng, thỉnh đại sư Minh Không về ở. Nể tình đức Kim Thượng sư đến ngụ lại một hôm rồi đi [35;tr315].
- Năm 1136 (Bính Thìn) Vua Thần Tông lâm bệnh hóa hổ được sư Minh Không đến cứu chữa[35;tr459-473]
-Năm 1138 (Mậu Ngọ) Tháng ngâu mà trời vẫn không mưa, khô hạn từ đầu tháng 5, nay đã 3 tháng ròng. Ruộng vườn hết thảy nứt nẻ. Vua Thần Tông đích thân mặc áo vải, xõa tóc, ăn chay, niệm phật đến vu đàn và chùa Bảo Thiên làm lễ cầu mưa [35;tr474]. Giờ tuất, đêm 25 tháng 9, lúc vua con thở thoi thóp, thều thào đọc cho Từ Văn Thông viết di chiếu…phong cho Hoàng tử Thiên Tộ làm Minh Đạo Vương, lập Hoàng thái tử Thiên Lộc nối nghiệp…NHưng do Từ Văn Thông được ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh cho ăn đút lót, cùng vơi việc cả ba phu nhân đó bám lấy long sàng, đập đầu lạy: “Bọn thiếp trộm nghe đời xưa chọn con đích chứ không chọn con thứ. Thiên Lộc dẫu lớn, đã được lập làm Hoàng thái tử, nhưng chỉ là đứa con người thiếp yêu của Hoàng thương. Như vậy, nay mai Hoàng thượng theo các tiên đế về trời thì ngôi báu có đủ đức để uy trùm thiên hạ? Lại nữa, lúc đó người mẹ sẽ tiếm quyền thì tính mạng lũ thiếp và đứa trẻ này biết tránh nơi đâu?”…nên Từ Văn Thông đã đổi di chiếu thành: “Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích thiên hạ đều biết nên cho