3.2.3 Phương hướng phát triển ngành logistics Việt Nam
Để đạt được các mục tiêu được nêu ra ở trên, ngành logistics của Việt Nam cần phải đề ra các phương hướng phát triển như sau:
Thứ nhất: Quy hoạch và xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho logistics. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng phải dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn, cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích quốc gia và ngành, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, khai thác cơ sở vật chất một cách tốt nhất. Một khi VN có hệ thống cảng biển, đường xá, bến bãi… hiện đại tầm cỡ trong khu vực thì VN sẽ nâng cao nâng lực cạnh tranh và giảm bớt được thời gian, chi phí vận chuyển, đem lại lợi ích cho ngành logistics của Việt Nam.
Thứ hai: Phát triển hạ tầng thông tin. Điểm khác biệt cơ bản giữa một DN giao nhận vận tải truyền thống và một DN logistics hiện đại là trình độ ứng dụng CNTT vào các hoạt động của mình. Để phát triển ngành logitsics thì công việc đầu tiên phải quan tâm là xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, hiệu quả. Ngành logistics Việt Nam phải có tầm nhìn chiến lược và đồng bộ từ cấp quốc gia đến từng DN.
Thứ ba: Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ ngành logistics. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bất kì loại hình dịch vụ nào, không chỉ riêng ngành logistics. Hiện tại, nguồn nhân lực VN được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp rất hạn chế. Do đó, VN không thể bỏ qua khâu đào tạo nguồn nhân lực. Bởi vì khi AEC thành lập, nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật và tay nghề cao đến từ những nước có nền kinh tế phát triển (Singapore, Thái Lan, Malaysia) sẽ tràn vào VN.
Thứ tư: Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN logistics Việt Nam. Các DN logistics của Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ, chiếm thị phần nhỏ và chỉ tập trung vào các dịch vụ vận tải và vận hành các tài sản liên quan như cảng, dịch vụ bốc dỡ, thủ tục thông quan. Cách thức kinh doanh manh mún, thiếu lành mạnh, đã thế lại hoạt động đơn lẻ, rời rạc.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho dịch vụ logistics. Khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ logistics phải hướng tới tính minh bạch, thông thoáng và phù hợp với thông lệ khu vực cũng như quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Ngành Logistics Việt Nam Giai Đoạn 2007-2014
- So Sánh Hiệu Quả Của Các Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Với Singapore, Malaysia Và Thái Lan, Năm 2014
- Phương Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Ngành Logistics Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Cộng Đồng Kinh Tế Asean Đến Năm 2025
- Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 13
- Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Thứ sáu: Quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics tầm quốc gia, khu vực với quy mô lớn. Các trung tâm logistics sẽ giúp sử dụng hiệu quả các phương tiện vận tải, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN logistics của Việt Nam nói riêng và cả ngành logistics nói chung, phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng. Đây là tính tất yếu của việc phát triển dịch vụ logistics đến cấp độ cao.
3.3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN NĂM 2025
3.3.1 Nhóm giải pháp chính sách, thể chế
Như đã biết, dịch vụ logistics hiện đại là một chuỗi các hoạt động mang tính hệ thống liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối đến tay người tiêu dùng. Nó gồm nhiều lĩnh vực liên quan như giao nhận, vận tải, cảng biển, cảng hàng không, kho bãi, các dịch vụ trung gian, đại lý môi giới, kê khai hải quan, hỗ trợ xuất nhập khẩu, giám định, tư vấn… Do đó, để phát triển logistics đúng hướng, một cách đồng bộ, bài bản và bền vững, VN cần triển khai các giải pháp về nâng cao nhận thức; pháp luật, thể chế; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực, DN cung ứng dịch vụ logistics…. Cụ thể như sau:
Tăng cường và nâng cao nhận thức về logistics trong toàn xã hội
Tuy logistics đã du nhập vào VN vài thập niên qua, nhưng nhận thức về khái niệm và bản chất của logistics còn khá đơn giản và sơ sài. Tình trạng hiểu không đúng, không đầy đủ và không thấu đáo sẽ dẫn đến vận dụng sai, thực hành không hiệu quả. Chỉ có nhận thức đúng về logistics thì các DN mới có thể tiến hành các hoạt động logistics đi đúng bản chất của nó, phát huy được lợi ích mà dịch vụ logistics mang lại, thấy rò các hạn chế, thiếu sót của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và từ đó phát triển cả ngành logistics nước nhà. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhận thức đúng là cách tốt nhất để quản lý ngành này, đề ra các thể chế, chính sách phù hợp cho sự phát triển. Vì vậy giải pháp trước hết trong các giải pháp là phải nâng cao nhận thức về logistics cho các chủ thể hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, các cấp, các ngành, thông qua:
Một là: Tăng cường hơn nữa các kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về logistics trong đội ngũ nhân lực bằng công tác truyền thông, đào tạo, tổ chức các lớp học dài hạn và ngắn hạn... Đồng thời, chính đội ngũ nhân lực đó sẽ sáng tạo ra phướng thức phát triển, tìm ra sản phẩm dịch vụ logistics đủ sức cạnh tranh so với sản phẩm dịch vụ logistics của các DN nước ngoài.
Hai là: Thường xuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tổng kết các giai đoạn phát triển của ngành logistics, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển ngành logistics trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường chung AEC.
Ba là: Nâng cao khả năng hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức làm công tác giáo dục, đào tạo, viện nghiên cứu… để tạo thành mạng lưới thông tin, dữ liệu và kiến thức thống nhất từ các cấp quản lý đến các DN và cá nhân hoạt động kinh doanh logistics.
Hoàn thiện, đổi mới hệ thống pháp luật, xây dựng thể chế phù hợp yêu cầu hội nhập Chất lượng của luật, văn bản dưới luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra
cho ngành logistics hội nhập vào AEC. Do đó, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo căn cứ khoa học, cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển ngành logistics. Nhà nước cần tạo môi trường thể chế và chính sách thuận lợi cho hoạt động logistics. Phải đổi mới, hoàn thiện và thực thi pháp luật trong phát triển dịch vụ logistics phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết mà Việt Nam đã ký. Rà soát những quy định hiện hành có liên quan đến dịch vụ logistics để bổ sung, điều chỉnh phù hợp và kịp thời nhằm hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, tăng cường tính minh bạch, thông thoáng của pháp luật. Cần có cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trong các DN logistics. Ngoài ra, Nhà nước phải tiếp thu, lắng nghe ý kiến đóng góp, phản hồi của các DN logistics, các nhà chuyên môn để các văn bản, chính sách đi vào thực tiễn. Cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan là một nội dung chính trong chương trình tự do hóa thương mại và hội nhập khu vực, cũng là một yêu cầu theo cam kết của Việt Nam với AEC. Và hơn nữa cần phải tiến hành nhanh chóng cho kịp tiến trình hội nhập, cụ thể như sau:
Cần định hướng tập trung nguồn lực vào nghiên cứu, phát hiện và tổ chức triển khai ứng dụng các nội dung cải cách, dần đưa hoạt động của Hải quan VN hướng đến các chuẩn
mực quốc tế. Đưa vào chương trình hành động các nội dung hiện đại hóa quan trọng, phát sinh trong quá trình triển khai và có ảnh hưởng tới hoạt động của ngành như: Triển khai đồng bộ và hoàn thiện Thủ tục hải quan điện tử với việc vận hành hệ thống VNACCS/VCIS; Triển khai công tác quản lý rủi ro; Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - DN; Nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện công tác hiện đại hóa và đẩy mạnh công tác quản trị, điều phối thực hiện các nội dung hiện đại hóa tại các đơn vị trong ngành.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung cải cách hiện đại hóa đã được triển khai hiệu quả và đi vào ổn định trong giai đoạn tới như: Thủ tục hải quan điện tử, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, hệ thống chỉ số hoạt động... Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền về cải cách hiện đại hóa hải quan đối với cán bộ công chức trong, ngoài ngành và người dân, DN để nâng cao nhận thức về cải cách hiện đại hóa cũng như huy động các nguồn lực xã hội để tiến hành thành công công cuộc hiện đại hóa ngành Hải quan.
Hiện đại hóa hệ thống hải quan, thực hiện hải quan một cửa, hải quan điện tử, trong đó có việc phát triển mạnh mẽ hình thức đại lý hải quan bằng việc gia tăng số lượng đại lý hải quan và xây dựng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu do đại lý hải quan đứng tên khai, như miễn kiểm hồ sơ và miễn kiểm hàng hóa đối với các tờ khai do đại lý hải quan đứng tên, đóng dấu.
Thay đổi và tiêu chuẩn hóa các quy định (cấp phép, điều kiện kinh doanh logistics...), vận tải đa phương thức, công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất tên hàng và mã hàng hóa. Các quy định về giấy phép người chuyên chở không có tàu và phân định rò trách nhiệm của đại lý hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là các nước ASEAN, khu vực châu Á...
Cần chọn lọc nhà đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở hạ tầng liên hoàn, tạo điều kiện thông thoáng và hợp lý cho những nhà đâu tư có uy tín và năng lực trong lĩnh vực logistic. Cải cách nhanh chóng và toàn diện nguồn tài nguyên cho ngành: cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường... Tất cả các nguồn tài nguyên phải được sắp xếp một cách hợp lý trong một bản đồ quy hoạch liên hoàn, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.
Đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và nhất quán các quy định pháp luật điều chỉnh kinh doanh dịch vụ logistics để phục vụ tốt cho việc tạo thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại.
Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo cho ngành logistics hội nhập hiệu quả vào AEC
Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại là điều kiện cần để đảm bảo cho ngành logistics nước nhà. Cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng để các DN có thể thực hiện các dịch vụ logistics nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Ở Việt Nam hiện nay, phát triển dịch vụ logistics cần tập trung vào các vấn đề chính:
Về vận tải đường biển: VN phải tập trung xây dựng hệ thống cảng biển hợp lý, đảm bảo tính hiện đại và đáp ứng yêu cầu phát triển. Đặc biệt, cần chú trọng vào việc phát triển xây dựng cảng container để phục vụ nhu cầu vận chuyển container trong nước và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics phát triển. Vận chuyển hàng hóa bằng container ngày càng phổ biến trong hoạt động giao nhận vận tải, phát triển cảng container sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng dịch vụ cho DN. Nhà nước cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau một cách hiệu quả (vốn trái phiếu, vốn ngân sách, vốn đầu tư …) để xây dựng, cải tạo các cảng, nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị xếp dỡ, sắp xếp hiện đại trong các cảng biển. Phải đa dạng hóa các hình thức xếp dỡ, nâng cao năng suất xếp dỡ, rút ngắn thời gian làm hàng, đảm bảo an toàn và giảm thiểu chi phí xếp dỡ. Quy mô bến bãi, cầu tàu phải đủ lớn để việc xếp dỡ hàng hóa, container diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Việc quy hoạch tổng thể cảng biển phải đáp ứng yêu cầu cân đối cung cầu, không được để mức cung dư thừa năng suất do tình trạng cấp phép cảng mới bừa bãi như Cái Mép-Thị Vải. Từ các điểm nút quan trọng trong hệ thống cảng biển, các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, mạng lưới nhà kho, trung tâm phân phối và logistics sẽ được quy hoạch để hỗ trợ các dòng cung ứng hàng hóa chính trong mạng lưới thương mại nội địa và quốc tế.
Ngoài xây dựng cảng biển, cần quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn (ICD). Hiện nay hệ thống cảng cạn ở VN có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, xếp dỡ, tiến hành các thủ tục thông quan cho hàng hóa vận chuyển bằng container.
Đội tàu biển của VN chỉ mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu so với sự phát triển nhanh chóng của nguồn hàng và sự gia tăng về trọng tải của đội tàu biển trên thế giới. Độ tuổi bình quân của đội tàu VN và của từng nhóm tàu chuyên dụng còn khá cao. Các tàu này chỉ chạy được các tuyến hàng hải gần trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Do đó, đội tàu cần được trẻ hóa, bổ sung những con tàu mới hơn, đặc tính kỹ thuật hiện đại hơn, kết cấu hợp lý và phù hợp với từng loại hàng chuyên chở, có khả năng đi xa ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhưng khả năng tài chính của các DN VN quá yếu, không thể tự khắc phục được vấn đề này. Cho nên Nhà nước phải can thiệp, hỗ trợ các DN bằng các chính sách hỗ trợ đầu tư, bảo lãnh DN vận tải biển vay vốn ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn liên doanh với các DN vận tải biển trong nước, nhưng song song đó, phải có quy định và quản lý chặt chẽ về tỷ lệ góp vốn đảm bảo quyền lợi cho phía VN. Theo đó, Nhà nước cần đẩy mạnh tái cơ cấu một số DN hoạt động kém hiệu quả, rà soát, lựa chọn những ngành nghề lĩnh vực tập trung phát triển. Đặc biệt có những bảo hộ nhất định đối với đội tàu biển quốc gia mà không vi phạm các cam kết quốc tế: như bảo hộ chặt chẽ quyền vận tải nội địa. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ rà soát quy hoạch vận tải biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên cơ sở điều chỉnh lại quy hoạch đội tàu và thị phần vận tải phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin về hội nhập giao thông vận tải biển khu vực, hướng dẫn các DN vận tải biển tuân thủ luật pháp VN và các công ước quốc tế khi chạy tuyến quốc tế, từng bước nâng cao uy tín đội tàu VN trên thị trường vận tải biển. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các DN xuất nhập khẩu của VN giành quyền vận tải trong các hợp đồng mua bán ngoại thương để góp phần phát triển đội tàu nước nhà.
Nâng cao kết cấu hạ tầng hiện có bằng cách xây dựng cảng nước sâu và cảng container trên các vùng. Hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở. Từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ trọng yếu, hình thành mạng lưới đường bộ đồng bộ và hiện đại ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng.
Đầu tư phát triển có sự nhấn mạnh đến việc phát triển cảng biển. Hiện nay, 98% vận tải container đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung ở cảng TP.HCM và Hải Phòng. Tuy vậy, các cảng này vẫn còn nhiều hạn chế về luồng lạch và độ sâu nên trong thời gian tới cần xây dựng các cảng biển nước sâu. Mặt khác, cũng cần tiến hành nạo vét và cải tạo luồng lạch của các cảng hiện có để tăng công suất khai thác của các cảng biển. Trước mắt, cần tận dụng và khai thác ở mức cao công suất của các cảng biển hiện có bằng cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cảng. Thực hiện sự đổi mới trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, phối hợp với các phương thức vận tải khác. Thúc đẩy sự cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tại các cảng và kết hợp với các chức năng kho hàng hiện đại tại các cảng.
Giải quyết các “nút cổ chai” về kỹ thuật của hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả và giảm chi phí logistics. Đối với kết cấu hạ tầng đường biển thì cần tập trung nâng cấp hệ thống cảng và đội tàu.
Về vận tải đường sông: Đối với kết cấu hạ tầng đường sông thì cần xây dựng các cảng trên cơ sở xác định các tuyến chính cùng với việc đầu tư trang thiết bị phù hợp. Tuy vận tải đường sông mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng thời gian qua phương thức vận tải này đang bị suy yếu do chưa được đầu tư để nâng cấp, mở rộng. Tình trạng VN phụ thuộc quá nhiều vào đường bộ để vận chuyển hàng hóa khiến chi phí vận chuyển tăng cao, gây ra các vấn đề giao thông. Cho nên thiết nghĩ Nhà nước cần tăng cường chi tiêu ngân sách để mở rộng, nạo vét sông ngòi, kênh rạch, xây dựng các bến bãi xếp dỡ hàng hóa ven sông cũng như kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng các hạ tầng cơ sở như xưởng đóng và sửa chửa tàu, cảng vụ, hoa tiêu; hiện đại hóa các hệ thống báo hiệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Hiện nay tải trọng trung bình của mỗi tàu hàng vận tải đường sông mới ở mức thấp. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho mỗi tấn hàng được vận chuyển. Do đó, các chính sách khuyến khích và tăng cường sử dụng vận tải đường sông sẽ cho phép sử dụng những tàu thuyền có kích cỡ lớn hơn, từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế về quy mô và chi phí vận chuyển. Đặc biệt, khi sử dụng phối hợp với các phương thức vận tải khác (đường bộ) và các dịch vụ khác (kho chứa và bốc xếp hàng container) có thể giảm chi phí đáng kể cho
chủ hàng. Ngoài ra, các DN vận tải đường sông phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn và thân thiện môi trường; tạo lợi thế rò rệt đối với các phương thức vận tải khác.
Về vận tải đường bộ: Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thì tập trung nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỷ lệ đường được trải nhựa.
Hiện nay, vận tải đường bộ yếu kém, quy định luật pháp chưa phù hợp, các phương tiện vận tải nhiều nhưng không đồng bộ, quá cũ và chưa có những tiêu chuẩn hóa. Sự phát triển của các cây cầu, đường giao thông ở Việt Nam không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; nạn kẹt xe tại các thành phố lớn diễn ra thường xuyên. Cùng với sự cạnh tranh không lành mạnh của một số DN vận tải, tiêu cực phát sinh trong quá trình vận tải đã làm chi phí tăng lên. Tình trạng phổ biến nhất là chở quá tải, hoặc gom các mặt hàng khác nhau để vận chuyển nhằm giảm chi phí.
Vì vậy, Nhà nước phải thiết lập hệ thống kiểm tra cấp bằng lái quy cũ và nghiêm ngặt; kiểm tra phương tiện vận tải và máy móc đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông 6 tháng /lần. Thực hiện giám sát tải trọng ngay tại các cảng nhằm giảm tình trạng quá tải đang diễn ra nghiêm trọng tại VN. Đồng thời, Nhà nước cần có các chính sách giúp các DN vận tải tiếp cận các khoản tín dụng để thay mới các loại xe cũ, không đủ tiêu chuẩn. Tăng cường xây dựng và nâng cấp cầu đường, hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông, nghiên cứu mở rộng các trục đường quan trọng để giảm ùn tắc và tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa. Một vấn đề cần cải thiện là tỷ lệ xe lượt về không có hàng cao. Các chủ xe dễ có lợi hơn nếu đảm bảo được tỷ lệ cao chuyến về có hàng, từ đó tăng tỷ lệ sử dụng phương tiện, dàn đều chi phí hoạt động cố định. Như vậy, không những tăng được mức lợi nhuận trong vận tải đường bộ mà còn giảm ùn tắc vì sẽ cần ít xe hơn để vận chuyển cùng một lượng hàng.
Về vận tải đường sắt: Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt thì tập trung cải tạo và nâng cấp các tuyến hiện có, nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Trong suốt nhiều năm qua, VN đã chứng kiến sự trì trệ, lạc hậu của ngành vận tải đường sắt. Ngân sách cùa Nhà nước eo hẹp, không đủ sức để đầu tư nâng cấp hệ thông đường sắt. Việc thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển đường sắt, xã hội hóa đầu tư vào các hoạt động bảo trì, khai thác hạ tầng là những việc phải ưu tiên trước mắt. Đồng thời, Nhà nước không nên cho phép Tổng công ty đường sắt Việt Nam nắm quá nhiều quyền hành: