thương mại dựng nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Rào cản phi thuế quan là trở ngại lớn vì đi đôi với xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước sẽ tìm cách dựng các rào cản phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước, rào cản phi thương mại vẫn còn rất khó để loại bỏ. Việc cạnh tranh không ngang sức có thể khiến các DN logistics VN bị nước ngoài thôn tính. Nếu không có phương án, đối sách phù hợp, kịp thời thì việc nhường lại thị phần dịch vụ logistics của VN cho các tập đoàn nước ngoài là điều khó thể tránh được.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Giao nhận vận tải quốc tế ở VN đã ra đời và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng hoạt động logistics đến nay vẫn chưa phát triển. Nó mới chỉ ở mức độ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải cho các DN có nhu cầu. Tuy các tập đoàn logistics lớn trên thế giới như APL, Schenker, Danzas… đã xâm nhập vào thị truờng VN, nhưng cũng chỉ duới hình thức là văn phòng đại diện hay chỉ định các công ty giao nhận VN làm đại lý vận chuyển cho mình. Qua những phân tích về thực trạng phát triển ngành logistics tại VN giai đoạn 2007-2014, có thể thấy rằng: tuy dịch vụ logistics chưa thực sự phát triển nhưng các DN đang trong quá trình từng bước khẳng định mình và Chính phủ cũng đã ban hành, sửa đổi, bổ sung rất nhiều chính sách, nghị định hỗ trợ cho ngành logistics. Bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn tồn tại những mặt hạn chế mà nguyên nhân không chỉ đơn thuần vì đây là một ngành non trẻ ở nước ta.
Với bờ biển dài hơn 3.000 km và là ngã ba đường giao lưu quốc tế, VN cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển ngành logistics; cần phát huy tối đa những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,… và hạn chế đến mức thấp nhất các mặt tồn tại như cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, công nghệ thông tin lạc hậu, chính sách pháp luật chồng chéo gây cản trở cho việc giao nhận hàng hóa. Có như thế mới góp phần thúc đẩy logistics phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN NĂM 2025
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Tình Hình Vận Tải Hàng Không (2010 – 2013)
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Ngành Logistics Việt Nam Giai Đoạn 2007-2014
- So Sánh Hiệu Quả Của Các Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Với Singapore, Malaysia Và Thái Lan, Năm 2014
- Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Ngành Logistics Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Cộng Đồng Kinh Tế Asean Đến Năm 2025
- Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 13
- Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Theo thống kê của Hiệp hội logistics VN, hiện VN có khoảng 1.300 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics với số lượng lao động lên đến 1,5 triệu người. Trong đó, các công ty điều phối logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 DN hoạt động nhưng chiếm đến 80% thị phần. Còn lại hơn 1.200 DN logistics nội địa chỉ chiếm khoảng 20%. Các công ty trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, bốc xếp, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ... Thế nhưng, có đến 72% trong số này là những DN vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4 - 6 tỷ đồng), nên việc tổ chức kinh doanh còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực cũng hạn chế, chỉ có 5 - 7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, còn lại là do DN tự đào tạo. Các DN nhỏ thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hệ quả là thị phần bị thu hẹp. Nguồn lợi hàng tỷ USD này đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường logistics.
Tính đến nay đã có hơn 80 công ty là thành viên của Hiệp Hội Giao Nhận VN (VIFFAS), trong đó một nữa đuợc công nhận là thành viên của FIATA. Ða số các công ty đều có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một vài công ty nhà nuớc tương đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans. Hiện nay, các DN logistics của Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với nhau và với các DN logistics nước ngoài với mức độ ngày càng gay gắt chủ yếu về giá và dịch vụ. Các công ty tư nhân chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 70%, tiếp theo là các công ty nhà nước với tỷ lệ 18%, riêng các công ty nước ngoài chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại 10%
là các công ty không đăng ký hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy sự năng động cùa khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ logistics.
Sơ đồ 3.1 Thành phần các công ty logistics theo hình thức sở hữu năm 2014
Tư nhân Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Không đăng ký
10%
2%
18%
70%
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA)
Các DN logistics Việt Nam có năng lực cạnh tranh hạn chế so với các công ty nước ngoài. Hoạt động của các DN logistics tập trung vào vận tài quốc tế, kho bãi cảng, giao nhận, trong khi các hoạt động logistics trọn gói, tích hợp (3PL) hoặc vận tải đa phương thức phần lớn thuộc về các công ty logistics nước ngoài. Do đó, các DN logistics của VN đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và thua thiệt ngay cả trên sân nhà.
Đối thủ tiềm ẩn là các DN logistics chưa có trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của ngành dịch vụ logistics của VN còn rất lớn. Các DN logistics Việt Nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và mới tập trung vào vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị này. Hơn nữa, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, các chính sách đã được nới lỏng, môi trường kinh doanh thông thoáng và thị trường có xu hướng hợp nhất thì các DN logistics nước ngoài có điều kiện thuận lợi tham gia vào thị trường Việt Nam.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngành. Ở VN, khách hàng có thể chia làm hai nhóm: khách hàng lẻ và khách
hàng lớn. Cả hai nhóm khách hàng này đã gây áp lực với các DN logistics về giá cả, chất lượng dịch vụ và cải tiến đổi mới.
Khách hàng lẻ là những cá nhân muốn gửi hàng như quà, bưu phẩm tới người thân ở trong nước hoặc nước ngoài hoặc những khách hàng không thường xuyên sử dụng dịch vụ của DN logistics.
Khách hàng lớn gồm 3 loại chính: công ty đa quốc gia, công ty cổ phần/tư nhân, công ty nhà nước.
Công ty đa quốc gia: yêu cầu giá thấp, dịch vụ cao, đây là những công ty có kinh nghiệm logistics. Sức mạnh đàm phán của loại khách hàng này là khá cao.
Công ty tư nhân/cổ phần: yêu cầu giá thấp, dịch vụ vừa phải. Các công ty phần lớn mới phát triển ở Việt Nam, ít có kinh nghiệm trong logistics nên quan tâm hàng đầu là giá. Sức mạnh đàm phán của loại khách hàng này là vừa.
Công ty Nhà nước: hầu như ít thuê ngoài. Sức mạnh của loại khách hàng này là vừa. Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương và gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là nghị định 125/2003/NÐ-CP về vận tải đa phương thức sẽ dần dần phá bỏ thế độc quyền của các công ty giao nhận vận tải trong nuớc. Các hãng tàu, tập đoàn logistics của nuớc ngoài sẽ từ bỏ các đại lý địa phương, mở các chi nhánh tại VN để giảm chi phí hoạt động. Họ sẽ trực tiếp đào tạo nhân lực để nâng cao chất luợng phục vụ. Khi dó sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nuớc và các tập đoàn logistics hùng mạnh của nuớc ngoài, sự thôn tính các công ty nhỏ cũng sẽ diễn ra để thành lập những liên kết mới. Thêm vào đó, chính sách khuyến khích đầu tư nuớc ngoài ngày càng thu hút các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia thành lập các nhà máy sản xuất tại VN như Nike, HP, Cocacola, LG. Cùng với sự xâm nhập của các tập đoàn này là sự phát triển ngành logistics. Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình Một cửa quốc gia (Vietnam's National Single Window - VNSW) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại. Cơ chế một cửa quốc
gia (NSWs) sẽ liên kết với nhau thông qua ASW cho phép DN nộp tất cả các văn bản, giấy tờ liên quan tới hoạt động thương mại về cùng một nơi và cũng chính các cơ quan chuyên trách sẽ xem xét và đưa ra quyết định ở chính nơi mà DN làm thủ tục. VN hiện đang trong pha đầu tiên của quá trình phát triển này và cũng thực hiện các ứng dụng hải quan điện tử
bao gồm việc nộp giấy tờ, thanh toán thuế và các biên lai thuế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho DN.
Các DN VN cũng đã bắt đầu thừa nhận logistics như một công cụ sắc bén đem lại thành công cho DN trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay. Như vậy, ngành logistics của nuớc ta trong thời gian tới sẽ phát triển theo huớng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất luợng dịch vụ lên ngang tầm tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khi thị trường dịch vụ logistics của VN ngày càng tăng trưởng do nhu cầu thuê ngoài từ các công ty VN càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gay gắt.
3.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM
3.2.1 Quan điểm phát triển ngành logistics Việt Nam
Sau ba mươi năm thực hiện chính sách mở cửa cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nuớc ta đã từng buớc tạo lập những điều kiện kinh tế và cơ sở pháp lý cho việc liên kết, hợp tác phát triển kinh tế. Đồng thời, cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải, bốc dỡ và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu theo chiều huớng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như: Bộ luật hàng hải năm 1990, Bộ luật Hải quan, Quyết định số 2073/QÐ-GT ngày 6/10/1991, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 xác định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã thay thế cho Nghị định số 125/2003/NĐ-CP trong vấn đề vận tải đa phương thức…
Về chiến lược phát triển logistics, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “tập trung thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, đặc biệt là đột phá về xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách; triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính, thu hút các nguồn
lực để phát triển hạ tầng giao thông vận tải, tổ chức quản lý, điều hành dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư”.
Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đối ngoại, hội nhập: “Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế”, “tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể”, “thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO”.
Từ đó, có thể nêu khái quát các quan điểm của Đảng về phát triển ngành logistics trong thời kỳ hội nhập như sau:
Một là, phát triển ngành logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều lợi thế cạnh tranh với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Hai là, coi ngành logistics là yếu tố động lực, cơ sở hạ tầng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong việc nâng cao sản xuất hàng hóa và mức hưởng thụ hàng hóa của người tiêu dùng. Logistics cần được ưu tiên đầu tư phát triển đi trước với tốc độ nhanh và bền vững tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ba là, ngành logistics phải phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí trong các hoạt động logistics.
Bốn là, việc quản lý dịch vụ logistics – loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, có tính chuẩn hóa đòi hỏi phải tận dụng sự hợp tác và đầu tư quốc tế, sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, CNTT,… Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan cần định hướng và hỗ trợ phát triển ngành logistics theo hướng chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói 3PL. Đây là chiến lược cạnh tranh để phát triển ngành logistics của VN ngang tầm khu vực và thế giới.
Năm là, phát triển bền vững và hiệu quả các loại hình dịch vụ logistics trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phải nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sáu là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia một cách đồng bộ, hợp lý. Vừa có những bước đi vững chắc, vừa có những bước đi đột phá để nhanh chóng tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn; kết nối các phương thức GTVT giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc nhằm khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế ở nước ta.
Bảy là, xã hội hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, phát triển kết cấu hạ tầng logistics dựa trên sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm mục tiêu phát triển logistics bền vững.
3.2.2 Mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam
Năm 2016, phấn đấu chỉ số môi trường kinh doanh của VN tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế, cụ thể là: Đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế đối với 03 nhóm chỉ tiêu mới là: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế; Thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc không quá 168 giờ/năm; Giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày. Đơn giản quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất, nhập khẩu, hải quan; Đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày) và 24 tháng (hiện nay là 60 tháng), nhất là đối với các tranh chấp quy mô nhỏ, giữa các DN nhỏ và vừa thông qua Tòa án; Quy định rò danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kiểm dịch, kiểm tra phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng trước khi thông quan theo hướng tuân thủ các cam kết và thông lệ quốc tế.
Theo Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của VN đến năm 2020; Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các định hướng và mục tiêu phát triển lĩnh vực này trong giai đoạn tới được xác định:
- Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất và tốc độ tăng GDP.
- Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ và nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ.
- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
- Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ VN.
- Hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm dịch vụ có quy mô và có sức cạnh tranh trong khu vực.
Trong đó, lĩnh vực logistics được xác định là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cần phát triển mạnh, là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” cần tập trung phát triển có trọng điểm. Logistics được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Định hướng:
Một là, hình thành dịch vụ trọn gói 3PL.
Hai là, phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, thân thiện.
Ba là, cơ cấu lại các DN dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore).
Bốn là, phấn đấu giảm chi phí logistics ở mức 20% GDP với quy mô khoảng 42- 43% GDP toàn nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Năm là, giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20- 25%/năm, tổng giá trị thị trường dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.
Sáu là, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40%.