Lý Luận Chung Về Ngành Logistics Và Hội Nhập Cộng Đồng Kinh Tế Asean


CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH LOGISTICS VÀ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN


1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH LOGISTICS


1.1.1 Khái niệm logistics


Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sĩ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Cùng với thời gian, thuật ngữ logistics không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn được sử dụng sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế và kinh doanh.

Hiện nay, logistics đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển cũng như chế độ chính trị - xã hội. Tuy nhiên, khi bàn về “logistics”, có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến sự thống nhất.

Các cách tiếp cận khác nhau sẽ đưa đến những quan niệm khác nhau về logistics.

Dưới đây là một số quan điểm nổi bật được nhìn nhận một cách rộng rãi và phổ biến:

Theo nghĩa rộng, logistics được xem là một quá trình tác động từ giai đoạn tiền sản xuất tới khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng; tiêu biểu là các quan điểm sau:

- Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng (The Council of Logistics Management – CLM, USA 1991).

- Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các các kênh phân phối để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất (Martin Christopher, 2005).


Theo các quan niệm này, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng, có sự phân định rò ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ (giao nhận, vận tải) với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp.

Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và nó là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể:

- Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm, cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

Bến

bãi chứa

Khách hàng

Nguyên vật liệu

Phụ tùng

Máy móc, thiết bị

Bán thành phẩm

Dịch vụ

….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 3

Quá


Đóng


Kho

trình

sản


gói


lưu

trữ

xuất




thành

Sơ đồ 1.1 Các bộ phận cơ bản của logistics



Trung tâm phân

phối

Cung ứng

Dòng thông tin lưu thông


Quản lý vật tư



Phân phối

Dòng chu chuyển vận tải


Logistics

Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2010


- Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm (Douglas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellram, 1998).

- Luật thương mại năm 2005, tuy không đề cập đến khái niệm logistics nhưng đã đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics, theo đó quy định: “ Dịch vụ logistics là một hoạt động


thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Dù có rất nhiều cách tiếp cận và khái niệm khác nhau về logistics nhưng có thể rút ra được một số điểm chung sau:

- Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

- Logistics là quá trình hoạch định, kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hóa, dịch vụ từ điểm đầu tới khách hàng và thỏa mãn khách hàng. Nó bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.

- Logistics không phải là hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn… trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm.

- Logistics không chỉ liên quan đến nguyên, nhiên vật liệu, mà còn liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.

- Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận.

1.1.2 Phân loại logistics


Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân trong “Logistics những vấn đề cơ bản”.

1.1.2.1 Phân loại theo hình thức


Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): các nhà sản xuất, kinh doanh tự thực hiện các hoạt động logistics. Họ sở hữu các nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác để thực hiện hoạt động logistics.

Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): các nhà sản xuất, kinh doanh không có hoặc có không đủ các nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và


các nguồn lực khác nên chưa tích hợp hoạt động logistics. Họ có thể thuê ngoài các dịch vụ logistics từ người cung cấp dịch vụ logistics đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (giao nhận, vận tải, kho bãi, thủ tục Hải quan…).

Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): các nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện hoạt động logistics; bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, có kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng.

Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): được phát triển trên nền tảng của 3PL, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. 4PL quản lý và thực hiện các hoạt động phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát và tích hợp các hoạt động logistics. 4PL bao gồm các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) và quản lý các tiến trình kinh doanh nhằm hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của người cung cấp dịch vụ và khách hàng để thiết kế, xây dựng và vận hành chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

1.1.2.2 Phân loại theo quá trình


Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động nhằm cung ứng một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) các tài nguyên đầu vào.

Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động nhằm cung cấp một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) thành phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho DN.

Logistics ngược (reverse logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.

1.1.2.3 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động


Logistics sự kiện là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất – kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.


Logistics dịch vụ là các hoạt động thu nhận, lập chương trình, quản trị các điều kiện cơ sở vật chất, con người và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh.

Logistics kinh doanh là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả các dòng vận động, dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan; đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.

1.1.2.4 Phân loại theo đối tượng hàng hóa


Logistics tiêu dùng nhanh (FMCG logistics) là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…

Logistics hóa chất (chemical logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất.

Logistics ô tô (automotive logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành ô tô.

Logistics hàng điện tử (electronic logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành điện tử.

Logistics dầu khí (petroleum logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.

Ngoài các cách phân loại trên, có thể chia logistics thành logistics chuyên ngành, logistics quốc gia, logistics toàn cầu... Các cách phân loại trên nhằm làm sáng rò mục đích sử dụng logistics để làm gì, logistics được sử dụng ở khâu nào của quá trình sản xuất và áp dụng cho mặt hàng nào, lĩnh vực nào cũng như các dịch vụ logistics được cung cấp ra sao.

1.1.3 Vai trò của logistics


1.1.3.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế


Thứ nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ về công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được coi là một công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau.


Thứ hai, logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế, tăng sự tuần hoàn và chu chuyển vốn, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời góp phần giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra.

Thứ ba, logistics tiết kiệm và giảm chi phí trong phân phối và lưu thông hàng hóa. Dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác trong quá trình lưu thông. Chi phí vận tải lại chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi phí lưu thông. Từ đó, sẽ làm giảm chi phí lưu thông trong hoạt động phân phối và tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Logistics nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực cạnh tranh quốc gia. Chi phí logistics chiếm rất lớn trong cơ cấu giá bán sản phẩm. Do đó, logistics phát triển sẽ giúp giảm chi phí, làm cho sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế đạt hiệu quả hơn. Điều này cũng được Các Mác thể hiện rất rò trong vai trò của tư bản thương nghiệp, đó là chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản, nên lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều. Nhờ có các công ty logistics chuyên trách việc trao đổi, vận chuyển hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này. Đồng thời, rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm. Mặt khác, người sản xuất có thể tập trung chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.

Thứ tư, logistics góp phần thu hút đầu tư nước ngoài. Một quốc gia có dịch vụ logistics phát triển sẽ giúp gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các công ty đa quốc gia thường chọn một trung tâm phân phối để phân phối hàng hóa cho từng khu vực cũng như sử dụng các dịch vụ gia công, đóng gói nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại đây. Bên cạnh đó, xu hướng tận dụng nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn, các nhà sản xuất đã tận dụng hiệu quả thuê ngoài logistics để đưa nguồn nguyên liệu rẻ trên thế giới vào dây chuyền sản xuất của mình. Do vậy, chi phí


logistics càng thấp sẽ kéo theo sự phát triển của một hệ thống phân phối nguyên vật liệu cho các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.3.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp


Thứ nhất, logistics nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của DN. Chi phí logistics bao gồm các chi phí vận tải, đóng gói, dự trữ, kiểm kê, hành chính và quản lý. Việc kiểm soát các chi phí này trong chuỗi dịch vụ logistics giữ vai trò rất quan trọng, bởi giảm chi phí này nghĩa là: giảm chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm những rủi ro cho DN.

Thứ hai, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (Just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú, phức tạp hơn, đòi hỏi việc quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới cho dịch vụ giao nhận vận tải. Đồng thời, DN phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo giao hàng đúng lúc, kịp thời; mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển của CNTT cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ và vận tải giao nhận, làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.

Thứ ba, logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các nhà quản lý luôn phải giải quyết các vấn đề về số lượng và thời điểm bổ sung hiệu quả nguồn nguyên liệu, các tuyến hành trình, địa điểm và thời gian giao nhận. Lúc này, logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề đó để đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Thứ tư, logistics tạo thêm giá trị gia tăng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong thời đại ngày nay, khách hàng mua một sản phẩm không chỉ vì công dụng của nó mà còn mua cả dịch vụ đi kèm theo. Logistics tăng thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa như dán nhãn, đóng gói bao bì, dịch vụ khách hàng, tư vấn…, giúp cho doanh thu của nhà sản xuất tăng thêm.


1.1.4 Nội dung chủ yếu của hoạt động logistics và các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành logistics

1.1.4.1 Nội dung chủ yếu của hoạt động logistics


Theo Douglas M.Lambert, James R.Stock và Lisa M.Ellram trong “Fundamentals of Logistics Management” năm 1998, hoạt động logistics gồm các nội dung chủ yếu sau: a./ Vận chuyển

Quá trình vận chuyển hàng hóa ở đây được hiểu là sự dịch chuyển thực tế của hàng hóa tới nơi tiêu thụ. Hoạt động vận chuyển có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường ống… Căn cứ vào khoảng cách địa lý, điều kiện điểm xuất phát và điểm đến của hàng hóa, chi phí, thời gian, chất lượng dịch vụ… để đưa ra phương án tối ưu cho phương thức vận chuyển và phương tiện vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được chuyển tới đích an toàn, đúng thời gian, đúng địa điểm, tiết kiệm chi phí. Những hoạt động chủ yếu của logistics trong vận chuyển gồm: (i) lựa chọn phương thức và dịch vụ vận chuyển, (ii) bốc xếp hàng hóa,

(iii) xây dựng lịch trình, (iv) xử lý sự cố, (v) đánh giá hệ thống vận chuyển.

Trong chuỗi cung ứng, hoạt động vận chuyển là hoạt động chủ yếu, chiếm một phần chi phí rất lớn và luôn giữ vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong quản lý, từ các quyết định có tính chiến lược đến các quyết định hoạt động thường nhật. Càng ngày, việc ra quyết định trong quản lý càng phụ thuộc vào hoạt động vận tải và tiêu chí “JIT- đúng thời điểm” trở thành chuẩn mực cho cả hoạt động sản xuất và phân phối. Trong thực tế vận hành hệ thống logistics, hoạt động vận chuyển luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn cả về thời gian và chi phí.

b./ Hoạt động kho bãi

Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong hoạt động logistics. Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ có yêu cầu.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí