Mức Độ Khí Thải Cho Phép Của Các Tiêu Chuẩn Euro


theo hành trình của phương tiện theo đơn vị “g/km”. Cách thứ hai đánh giá theo công do động cơ sinh ra, lúc đó giá trị nồng độ khí thải có thứ nguyên “g/k Wh”.

Bên cạnh kết cấu động cơ, lượng khí thải phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố như: thời gian khởi động, tải trọng, vận tốc, độ ổn định của vận tốc và loại đường vận hành. Nhằm đưa toàn bộ những ảnh hưởng của những nhân tố trên vào mô hình hoá thực nghiệm, các nhà kiểm định đưa ra hai phương pháp: ESC (European Steady Cycle-chu trình thực nghiệm ổn định) và ETC (European Transient Cycle-chu trình thực nghiệm tức thời).

Hình 2: Mức độ khí thải cho phép của các tiêu chuẩn EURO


Nguồn www tcvn gov vn ESC là phương pháp kiểm định tiến hành theo nhiều giai 1


Nguồn: www.tcvn.gov.vn

ESC là phương pháp kiểm định tiến hành theo nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, vận tốc và trọng tải của xe không đổi. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn khác, người ta sẽ thay đổi hai thông số đó một cách ngẫu nhiên. Trong suốt quá trình thực hiện, khí thải liên tục đi qua thiết bị đo nồng độ và giá trị cuối cùng là trung bình cộng của toàn bộ các giai đoạn. ESC phù hợp với điều kiện vận hành trên đường trường, ít thay đổi vận tốc và tải trọng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Không giống với ESC, phương pháp ETC dựa trên việc thay đổi vận tốc, tải trọng một cách tức thời. Người ta không cho khí thải qua thiết bị đo ngay mà gom vào một túi khí plastic và phân tích sau khi kết thúc thực nghiệm. ETC thích hợp cho điều kiện chạy trong thành phố, phải liên tục thay đổi vận tốc cũng như tải trọng.

Hệ thống tiêu chuẩn Euro thường xuyên được nghiên cứu, cập nhật theo tình hình sử dụng ô tô ở các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Những báo cáo về lượng xe hơi và nồng độ khí thải trong không khí là cơ sở để những nhà chức trách đưa ra những quy định mới do khoảng thời gian áp dụng của Euro thường không ấn định trước. Ví như chỉ ba năm sau khi có hiệu lực, Euro IV sẽ được thay bởi tiêu chuẩn mới Euro V.

Tuy nhiên, để các tiêu chuẩn Euro được áp dụng một cách có hiệu quả thì đi kèm với nó phải cải thiện chất lượng xăng dầu. Nhiên liệu chủ yếu dùng cho xe ô tô là xăng và dầu diezen. Tương ứng với mỗi tiêu chuẩn Euro thì lại có mức nồng độ lưu huỳnh trong xăng dầu phù hợp, hiện nay ở Châu Âu nồng độ lưu huỳnh tiêu chuẩn trong xăng dầu là 30mg.

Hình 3: Tiêu chuẩn của Châu Âu về nồng độ lưu huỳnh trong xăng dầu


00

EURO I

00

00

EURO II

00

00

EURO III

0

EURO IV

EURO V

Nồng độ lưu huỳnh mg/kg

10

8

6

4

2


1993 1996 2000 2005 2010

Năm


Nguồn: Geneva – November 15, 2007UN ECE WP29 – Round Table on Fuel Quality


Ngoài ra, trong xăng dầu còn chứa một yếu tố rất có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người đó là benzen. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, lượng benzen cao có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như bạch cầu, ung thư… Vì những lí do đó, hiện nay các nước Châu Âu cũng như trên thế giới đều đang cố gắng nghiên cứu các loại xăng dầu giảm thiểu tối đa nồng độ benzen. Theo đó, nồng độ tiêu chuẩn benzen trong xăng dầu trên thế giới hiện nay là ở mức 1%.

1.2.3.3. Tiêu chuẩn an toàn trên ô tô

Theo thống kê, hiện mỗi ngày trên thế giới có hàng ngàn sinh mạng bị cướp đi do tai nạn giao thông. Do đó, việc đảm bảo độ an toàn cho xe là một vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó, xã hội ngày một phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về xe ô tô ngày càng tăng mạnh. Điều đó cũng cho thấy một điều hiển nhiên là tai nạn giao thông sẽ ngày càng gia tăng. Vì thế, đối với mỗi hãng sản xuất xe ô tô trên thế giới đều phải tốn rất nhiều công sức để đầu tư, nghiên cứu tìm ra những biện pháp an toàn nhất cho xe từ đó hạn chế được tối thiểu tai nạn giao thông trên đường phố. Những tiêu chuẩn về độ an toàn của xe ô tô bao gồm những nội dung chủ yếu như:

Hệ thống cân bằng điện tử (ESP). Hệ thống cân bằng điện tử hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESP còn được tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Theo các chuyên gia, đây là hệ thống mà tất cả các phương tiện vận chuyển nào cũng cần phải có.

Hệ thống kìm hãm sự lăn tròn. Tất cả những chiếc xe cao hơn như thể thao đa dụng, xe tải nhẹ, khi gặp rủi ro sẽ lăn bánh nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần so với những chiếc xe khách. Thống kê của Cơ quan An toàn Giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy, năm 2002 có 61% trong các tai nạn xe thể thao đa dụng, 45% trong các tai nạn xe tải nhỏ, nhưng chỉ có 22% trong các tai nạn xe khách là hậu quả của việc lăn tròn.


Hệ thống thắng chống bó phanh (ABS). Hệ thống thắng chống bó phanh là hệ thống giúp tạo xung lực, kịp thời phát huy tác dụng chống lết bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên bề mặt trơn trượt. Kiểu này thường được lắp trên các ô tô sang trọng, có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển số bánh xe bằng kỹ thuật số. Trong gần 2 thập kỷ trở lại đây, ABS được ứng dụng rộng rãi và giữ vị trí quan trọng trong danh mục tiêu chuẩn về độ an toàn của xe hơi cho người ngồi trong xe.

Túi khí (Air bags). Hiện nay, tất cả những xe đời mới đều có túi khí kép ở trước và sau. Tuy nhiên, sự tinh vi của hệ thống túi khí này có thể biến thiên được. Ngoài ra, nhiều chiếc xe hạng sang còn trang bị thêm hệ thống túi khí thông minh, sử dụng bộ phận cảm biến điện để đánh giá tình hình rủi ro. Túi khí này thường được đặt ở cánh cửa hoặc sau lưng chỗ ngồi, nó sẽ hoạt động để bảo vệ toàn thân khi có tai nạn xảy ra. Nếu mức độ va chạm không mạnh thì túi khí sẽ được bom phồng ít lực, nếu mức độ va chạm mạnh thì túi khí sẽ có nhiều lực hơn và văng ra nhanh hơn.

Dây đai an toàn. Trong các va chạm không đủ để kích nổ túi khí, người lái và hành khách vẫn được bảo vệ tránh các chấn thương nghiêm trọng bằng hệ thống dây đai an toàn. Trong các va chạm đủ để kích nổ túi khí, dây đai an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống túi khí để bảo vệ an toàn cho hành khách. Nói về công nghệ an toàn xe hơi, Mercedes là một trong những hãng phát minh tiên phong trong lĩnh vực này.

Hệ thống tự bảo vệ (Pre-Safe). Các chuyên gia Mercedes đã thể hiện sự sáng tạo và tài năng của mình với hệ thống tự bảo vệ-một hệ thống an toàn có thể nhận diện nguy cơ xảy ra tai nạn để ngay lập tức thiết lập các biện pháp bảo vệ.


1.2.3.4. Các tiêu chuẩn thích ứng khác

Bên cạnh các tiêu chuẩn về công nghệ, kĩ thuật, để ngành công nghiệp ô tô có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ thì cần phải có những biện pháp “mềm” đó chính là các chính sách của Chính phủ; hệ thống đường phố hiện đại, an toàn; hệ thống phân phối, bảo trì, dịch vụ sau bán hàng tốt nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Đối với mỗi quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển đều coi ngành công nghiệp ô tô là một ngành đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, do đó vai trò của chính phủ trong việc ban hành các chính sách phục vụ ngành là rất quan trọng. Trong những thời kỳ đầu mới phát triển, thì bất cứ một quốc gia nào cũng đều đưa ra những chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước thông qua các chính sách thuế, hạn ngạch... Tuy nhiên, khi hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, các quốc gia bắt buộc phải thay đổi chính sách của mình nhằm tạo sự công bằng và cạnh tranh với các nước khác. Thông thường, các nước đều ban hành chính sách thuế nhập khẩu thấp, dỡ bỏ hạn ngạch, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài…

1.2.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu tính thích ứng

Làn sóng hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có tác động đa chiều đến các ngành sản xuất của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO được hơn một năm - khoảng thời gian này có thể coi là quá ngắn để Việt Nam có thể nắm bắt được hết các tác động của sân chơi lớn này. Trong khi đó, các nước đã gia nhập tổ chức này ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu có ý nghĩa về tính thích ứng của ngành sản xuất trong đó có ngành sản xuất ô tô. Chính vì vậy, là một thành viên còn non trẻ, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài qui luật đó. Nghiên cứu tính thích ứng của ngành sản xuất ô tô Việt Nam giúp tìm ra các mặt còn hạn chế so với các


tiêu chuẩn trên thế giới, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, giải quyết được những yêu cầu của của nền kinh tế.

Giải quyết yêu cầu của công nghiệp hoá

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được ưu tiên hàng đầu. Nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá chính là việc tiến hành cơ khí hoá nền kinh tế, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm…Với đặc thù là một ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, việc nghiên cứu khả năng thích ứng của sản phẩm ô tô cũng như ngành công nghiệp ô tô có tác động đáng kể đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Vệc nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trên thế giới để sản xuất ra những sản phẩm ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhanh quá trình cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân, rút ngắn thời gian hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Giải quyết yêu cầu của hội nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu hơn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Nghiên cứu khả năng thích ứng của các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng sẽ giúp cho sản phẩm của ngành tiến gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên toàn thế giới nhờ đó sẽ thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh hơn và sâu hơn. Nhờ đó, sản phẩm ô tô của Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, giá trị xuất khẩu tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trên 100.000 chiếc ô tô đã được bán ra trong năm 2007, trong đó, xe trong nước chiếm trên 80% (80.392 chiếc). Mặc dù đây là doanh số kỷ lục của ngành ô tô trong nước, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu


dùng. Dự báo trong năm 2008, nhu cầu về ô tô sẽ không ngừng tăng lên. Thực trạng này khiến cho các nhà sản xuất ô tô trong nước phải đầu tư nghiên cứu công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao công suất, cải tiến mẫu mã để có thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, nghiên cứu khả năng thích ứng của ngành sản xuất ô tô là một giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.‌

Với ý nghĩa như trên, việc nghiên cứu tính thích ứng của ngành công nghiệp ô tô được xem là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ phát triển để có thể hội nhập sâu hơn và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh đang diễn ra ngày một khốc liệt.

1.3. Kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp ô tô của một số nước nhằm thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ những năm 1950, để phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước, Trung Quốc đã đề ra những chính sách bảo hộ và ưu đãi trong việc chế tạo và lắp ráp. Tuy nhiên, những chính sách đó đã không mang lại kết quả mong muốn. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô nhằm thích ứng với sự phát triển của thế giới bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về hành lang pháp lý thì Trung Quốc đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với những hãng xe danh tiếng thế giới. Sau khi thực hiện chính sách này, các tập đoàn sản xuất ô tô danh tiếng thế giới như Volkswagen của Đức, GM và Ford của Mỹ, Toyota của Nhật Bản, Peugeot-citroen và Fiat của Châu Âu…, đã ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc với một nguồn vốn lớn, các hãng xe này đã thâm nhập làm thay đổi diện mạo và bước phát triển vượt bậc đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, xe sản xuất ngày một nhiều hơn, mẫu mã ngày một đa dạng hơn, dây chuyền công nghệ ngày càng hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo bài bản.


Thứ hai, sau khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc phải thực hiện các cam kết đã ký mà cụ thể là việc giảm thuế nhập khẩu. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đãc thực hiện chiến lược liên kết lại với nhau để cùng đầu tư vốn, mua sắm công nghệ tiên tiến để phát triển về chiều sâu và hướng tới phát triển lâu dài hơn. Công nghệ xe hơi của Trung Quốc ngày càng hiện đại hơn, thể hiện thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro II đối với các loại xe từ 1/7/2004, đến năm 2007 áp dụng tiêu chuẩn Euro III và tiến tới Euro IV trong năm 2008. Những ô tô không phù hợp với tiêu chuẩn mới sẽ không được phép hoạt động và các nhà sản xuất phải đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn mới khi xuất xưởng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho xe ô tô của Trung Quốc thâm nhập được vào các thị trường khắt khe trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã thuê các chuyên gia định giá giỏi về hoạch định chiến lược giá bán sao cho phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Và kết quả là một loạt xe ô tô giá rẻ của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Thứ ba, để cạnh tranh với xe nhập khẩu họ đã nhanh chóng cải thiện và xây dựng lại hệ thống phân phối và bảo trì, bảo dưỡng khắp đất nước, và cho đến nay ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Hai năm sau khi ô tô nhập khẩu bắt đầu được giảm thuế, lượng xe tiêu thụ trên thị trường khổng lồ này tăng tới hơn 50%/năm.Với sự phát triển như vũ bão, trong năm 2007 các hãng sản xuất và lắp ráp xe hơi Trung Quốc đã vượt qua mặt Đức để trở thành nước đứng thứ ba thế giới về công nghiệp ô tô sau Mỹ và Nhật Bản.

Thứ tư, bước tiếp theo sau giai đoạn liên doanh với các hãng xe nổi tiếng, Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược lớn là nhắm vào các hãng xe nổi tiếng của ngành công nghiệp ô tô thế giới bằng cách bỏ tiền mua lại những nhà máy lắp ráp, sản xuất động cơ tốt nhất, bất kể ở nơi đâu. Thông

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí