Sơ Lược Về Quá Trình Phát Triển Của Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam


qua những thương vụ mua bán này, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sẽ tiếp nhận các quy trình công nghệ tiên tiến của các hãng xe nổi tiếng thế giới và sẽ từng bước xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi chất lượng hàng đầu thế giới ngay tại đất nước mình. Đây là một chiến lược mang tính đột phá lớn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, hơn thế nữa thông qua những thương vụ mua bán này, Trung Quốc có thể vượt qua đối thủ như Hàn Quốc và đuổi kịp Nhật Bản, Mỹ.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia thể hiện rõ ràng tham vọng xây dựng ngành công nghiệp ô tô. Thái Lan mong muốn trở thành “Detroit của Châu Á” (Detroit là thành phố tập trung nhiều hãng xe hơi nổi tiếng – trung tâm của ngành công nghiệp ô tô thế giới). Vào năm 2005, Thái Lan đã thành công khi đạt được mục tiêu sản xuất 1 triệu xe, cho đến nay Thái Lan đã thực sự trở thành thị trường xe tải pick-up rộng lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ và là thị trường và nhà lắp ráp ôtô lớn nhất ASEAN. Những thành công mà Thái Lan có được là do chính phủ đã có những chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong đó tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

Một là, chấp nhận cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong đó, chính phủ Thái Lan đã tạo ra những kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và cách thức mong muốn được hỗ trợ của các doanh nghiệp, bằng các dự án rất cụ thể và rõ ràng, đồng thời, chính phủ thiết lập các diễn đàn chính thức và không chính thức để các doanh nghiệp bày tỏ được quan điểm, nguyện vọng, qua đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giữa DN và các cơ quan chức năng, tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các DN cũng như giữa DN với chính phủ.

Hai là, Thái Lan tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy tự do hoá thương mại. Thái Lan là một trong những


nước đi tiên phong trong việc xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), vì Thái Lan nhận thức rõ rằng có khoảng 40% dòng thuế trong khuôn khổ AFTA có liên quan đến ngành ô tô. Do đó, ngay từ năm 2003, Thái Lan đã cắt giảm thuế nhập khẩu trong ngành ô tô xuống còn 0-5%. Bên cạnh đó, các công cụ phi hạn ngạch đã được dỡ bỏ, xe ô tô với 40% hàm lượng sản xuất trong ASEAN đã được hưởng những ưu đãi này. Với những chính sách đó, Thái Lan đã dần chiếm lĩnh được thị trường lớn trong ASEAN, qua đó sẽ mang lại lợi nhuận lớn và thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển mạnh mẽ hơn.

Ba là, để thực hiện phát triển ngành công nghiệp ô tô xe máy, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chương trình như tăng chi phí đào tạo huấn luyện, xây dựng chương trình đào tạo kĩ sư, tăng học bổng học tập trong khối công nghiệp, đào tạo lại đội ngũ điều hành và kỹ sư, đội ngũ giáo viên …Những nội dung đào tạo này đều phải phù hợp với các cam kết trong AFTA, AICO, và WTO.

Bốn là, thay vì tự sản xuất, Thái Lan đã khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, các công ty sản xuất ô tô và phụ tùng ở Thái Lan vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng tiêu thụ linh kiện, phụ tùng của các công ty khác ở nước ngoài, hướng đi này tỏ ra rất hiệu quả.

Chính những sự điều chỉnh trên các khía cạnh như trên đã giúp cho ngành công nghiệp ô tô Thái Lan tự tin tiến đến vị trí là một “Detroit của Châu Á”.


Chương II: THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP‌‌


2.1. Sơ lược về quá trình phát triển của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam

2.1.1. Thời kì trước năm 1975

Vào thời kỳ những năm 1954, nước ta chưa sản xuất lắp ráp được ô tô mà chủ yếu nhập khẩu từ Pháp với những thương hiệu nổi tiếng như Renault, Perguet, Citroen…với số lượng nhỏ.

Sau đó khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Xô Viết và một số nước xã hội chủ nghĩa, khi đó ở nước ta lại xuất hiện thêm một số chủng loại xe mới như GAT 51 dùng để vận chuyển người và quân khí do các nước anh em viện trợ. Các phụ tùng phục vụ cho việc sửa chữa xe cũng được nhập khẩu chủ yếu từ các nước này.

Sau năm 1954, một số nhà máy cơ khí được thành lập tại Hà Nội nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm linh kiện, phụ tùng. Do đó, một loạt các nhà máy sản xuất phụ tùng ra đời như : Nhà máy Gò Đầm thuộc Bộ Công nghiệp với công suất 500.000 linh kiện/năm; Nhà máy cơ khí 1-5 và Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Sau đó, Ban cơ khí Chính phủ được thành lập và đã xác định chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, tiến hành chuyên môn hoá từng nhà máy trong việc sản xuất phụ tùng dùng cho từng mác xe và tiến tới làm toàn bộ chi tiết để lắp ráp xe hoàn chỉnh.

Ngành công nghiệp ô tô được đánh mốc son quan trọng vào ngành 2/9/1960 hai chiếc xe ô tô đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam đã tham gia diễu


hành tại Quảng trường Ba Đình. Tuy nhiên, sau sự kiện này nước ta không sản xuất thêm nữa do hạn chế về năng lực sản xuất.

2.2.2. Thời kì từ năm 1975 đến năm 1991

Từ năm 1975, Việt Nam đã giành được độc lập và bắt đầu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì thế nhu cầu về xe ô tô cho sự phát triển các ngành kinh tế của nước ta là rất lớn. Chúng ta nhập khẩu ô tô chủ yếu từ Liên Xô, hoặc nhập khung gầm có gắn động cơ (sát xi) từ Cộng hoà dân chủ Đức (ô tô IFA-W50L) để tự đóng thành xe khách từ 46 chỗ đến 50 chỗ ngồi. Tuy nhiên, sau đó nhiều xí nghiệp phải ngừng sản xuất do không có nguồn cung cấp sát xi nữa. Nguyên nhân là do vào thời kì này tính chất kế hoạch hoá mất dần tác dụng, sự bao cấp đầu vào đầu ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, nhu cầu về phụ tùng cũng hạn chế. Kết quả là các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cơ sở sản xuất như: Nhà máy ô tô Hoà Bình, Ba Đình (Hà Nội), Nam Hà, Hải Phòng, Đà Nẵng…phải tạm thời thay đổi mặt hàng.

Thời gian này không có doanh nghiệp nào trong nước đầu tư dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ. Nhiệm vụ chính của các nhà máy sửa chữa, trung đại tu các loại phương tiện ô tô, xe máy nhập khẩu. Một số nhà máy có năng lực gia công cơ khí mạnh của nước ta thời kì đó như: Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả, Nhà máy đại tu ô tô Cẩm Phả (trung đại tu ô tô tải nặng Benlaz, công suất 500xe/năm), Công ty cơ khí Cẩm Phả (chuyên đại tu xe tải nặng của Nhật Bản), Công ty cơ khí 3/2. Các công ty này đều không được đầu tư công nghệ lắp ráp ô tô.

Năm 1986, Đại hội Đảng VI đã mở ra thời kì mới cho nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Chính phủ đã nhận thấy những yếu kém của ngành công nghiệp ô tô thể hiện ở các khía cạnh như trình độ vốn, công nghệ và nguồn nhân lực, nhưng quan trọng hơn là chúng ta đã nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của ngành công nghiệp ô tô đối với sự phát triển của đất nước. Do


đó, từ Đại hội này Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Nhờ các chính sách về ưu đãi đầu tư và các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô mà thời kì này một số nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới và trong khu vực đã đến Việt Nam để tìm hiểu về thị trường, môi trường kinh doanh…Mặc dù các nhà đầu tư này chưa có các chương trình dự án đầu tư cụ thể nhưng có thể coi đây là nền tảng cho việc thành lập các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.3. Thời kì từ năm 1991 đến nay

Năm 1991 là một dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với việc ra đời 02 liên doanh lắp ráp ô tô đầu tiên ở Việt Nam là MêKông và Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC- VietNam Motor Corporation). Hiện nay, nước ta đã có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cộng với hơn 160 doanh nghiệp nội địa sản xuất, lắp ráp, và sửa chữa ô tô, sản xuất thiết bị và phụ tùng. Trong đó có khoảng gần 20 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, gần 20 cơ sở sản xuất thân xe và rơ moóc và hơn 60 cơ sở tham gia chế tạo phụ tùng cho ô tô.

2.2.3.1. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty Toyota Việt Nam (TMV)

Công ty TNHH Ford Việt Nam

Công ty ô tô GM Daewoo Việt Nam (VIDAMCO)

Công ty liên doanh Mercedes-Benz Việt Nam

Công ty ô tô Isuzu Việt Nam

Công ty Việt Nam Suzuki (VISUCO)

Công ty Liên doanh Hino Motors Việt Nam

Công ty liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC)

Công ty Honda Việt Nam (HVC)

Công ty ô tô Mêkông


Công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao (Vinastar)

Công ty ô tô Vietindo Daihatsu

2.2.3.2. Doanh nghiệp trong nước

a. Các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước với rất nhiều lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, đặc biệt có sự hỗ trợ, bảo hộ từ phía Chính Phủ đã đạt được những bước phát triển đáng kể trong thời kỳ đổi mới.

Những điển hình của khối doanh nghiệp trong nước bao gồm: Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng Công ty Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp trong nước là xe khách, xe tải các hạng, các thiết bị phụ tùng ô tô.

b. Các doanh nghiệp tư nhân

Trong những năm gần đây, nền công nghiệp ô tô Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào những thành công đó không thể không kể đến thành phần kinh tế tư nhân với sự góp mặt của các doanh nghiệp tư nhân, họ đã tạo dựng cho mình những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam. Trong số những doanh nghiệp đó, tiêu biểu là hai doanh nghiệp Công ty Xuân Kiên và Công ty ô tô Trường Hải.

2.2.3.2. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (Vietnam Motors Association- VAMA)

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ô tô được cấp giấy phép tại Việt Nam. Mục đích thành lập của Vama là khuyến khích sự phát triển và tiến bộ của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của cộng đồng nói chung, đại diện và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp


thành viên của Hiệp hội, bảo đảm và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trên các phương diện chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, việc bảo vệ môi trường, dịch vụ và bảo hành; tranh thủ và ứng dụng những thành tựu tiến bộ nhất của công nghệ ô tô cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển về ô tô cũng như việc bảo đảm bảo vệ tốt môi trường tại Việt Nam.

Hiện nay hiệp hội gồm 18 thành viên bao gồm 12 doanh nghiệp FDI, tổng sản lượng xe sản xuất năm 2007 của các thành viên hiệp hội đạt 80.392 xe.

Bảng 3: Danh sách 18 thành viên VAMA


Stt

Tên công ty

Tên nhãn hiệu

1

Công ty TNHH Ford Vietnam

Ford

2

Công ty Liên doanh Hino Motors Vietnam

Hino

3

Công ty TNHH Isuzu Vietnam

Isuzu

4

Công ty ô tô Mekong

Fiat, Ssanyong, Iveco

5

Công ty Liên doanh Mercedes-Benz

Vietnam

Mercedes-Benz

6

Công ty TNHH ô tô Toyota Vietnam

Toyota

7

Công ty sản xuất ô tô Daihatsu Vietindo

(Vindaco)

Daihatsu

8

Công ty ô tô Vietnam Daewoo (Vidamco)

Daewoo, GM-

Daewoo

9

Công ty Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC)

Kia, Mazda, BMW

10

Công ty Vietnam Suzuki(Visuco)

Suzuki

11

Công ty Liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao

(Vinastar)

Mitsubishi

12

Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco)

Samco

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 6


13

Công ty ô tô Trường Hải

Kia, Daewoo, Foton,

Thaco

14

Tổng công ty máy động lực & máy nông nghiệp VN (Veam)

Veam

15

Tổng công ty Công nghiệp than & khoáng

sản VN (Vinacomin)‌

Kamaz, Kraz

16

Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên

Vinaxuki

17

Tổng công ty công nghiệp ô tô

Vinamotor,

Transinco

18

Công ty TNHH Honda Vietnam

Honda


Nguồn: www.vama.org.vn

2.2 Cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiển trình hội nhập

2.2.1 Tiến trình hội nhập của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được nhìn nhận bằng quá trình tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực cũng như những Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện. Tiến trình hội nhập của Việt nam được trình bày ở những điểm sau:

2.2.1.1 Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA)

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Tại phụ lục B1 của Hiệp định này, lịch trình loại bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu ô tô chở 10 người trở lên kể cả lái xe là 5 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Như vậy, vào ngày 10/12/2006 Việt Nam sẽ không được hạn chế số lượng nhập khẩu loại xe này từ Hoa kỳ.

Tại Phụ lục D về lịch trình bãi bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối sản phẩm công nghiệp quy định đối với ô tô chở 10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022