Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng - 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thể lực 21

Bảng 2.1: Số lượng đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng 77

Bảng 2.2: Thống kê sức khỏe của công chức giai đoạn 2017- 2019 78

Bảng 2.3: Thống kê trình độ học vấn công chức của Cơ quan Bộ Xây dựng giai đoạn 2017 - 2019 79

Bảng 2.4. Ý kiến của người dân tới làm việc tại phòng Thủ tục Hành chính – Phòng 1 cửa, Văn phòng Bộ Xây dựng 82

Bảng 2.5: Thống kê cơ cấu giới tính, độ tuổi công chức của Cơ quan Bộ Xây dựng giai đoạn 2017- 2019 83

Bảng 2.6: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ công chức ở Cơ quan Bộ Xây dựng 85

Bảng 2.7: Công chức lãnh đạo quản lý được quy hoạch Cơ quan Bộ Xây dựng trong các năm 2017 - 2019 86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Số lượng công chức lãnh đạo, quản lý của Cơ quan Bộ Xây dựng giai đoạn 2017 - 2019 87

Bảng 2.9. Thu nhập bình quân đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng 92

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng - 2

Bảng 2.10: Nâng cấp mua trang thiết bị phục vụ công việc chuyên môn 94

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp lý luận chính trị 98

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ công chức ở Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2018,2019 98

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm công tác của cán bộ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng 81

Biểu đồ 2.2. Đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống tác phong của công chức Cơ quan Bộ Xây dựng 85

Biểu đồ 2.3. Đánh giá việc thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với công chức Cơ quan Bộ Xây dựng 94

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1. Tổ chức Cơ quan Bộ Xây dựng 56


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Đội ngũ công chức, viên chức là lực lượng quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, là khâu then chốt, là cái gốc của mọi công việc và là điều kiện tiên quyết cho sự hoạt động có hiệu quả của mọi cơ quan, tổ chức Nhà nước. Vì vậy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 03-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt, khi nước ta đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn, thách thức mới thì việc xây dựng, nâng cao chất lượng công chức nói chung và công chức Ngành Xây dựngnói riêng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Một trong những mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định “Xây dựng


đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là yêu cầu cần thiết để xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Ngành Xây dựng có lực lượng lao động chiếm khoảng 28,5% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.

Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức trong các đơn vị hành chính trực thuộc Bộ là nguồn nhân lực chủ yếu trực tiếp tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nguồn nhân lực này có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc" đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh ở các cấp đặc biệt là cấp trung ương.

Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã có những giải pháp quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Kết quả cho thấy kiến thức, t nh độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức của Bộ đã từng bước được nâng cao, đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Xây dựng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, thực tế


công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ nói chung và trong các đơn vị hành chính trực thuộc Bộ nói riêng trong thời gian qua chưa đạt kết quả như mong muốn, cần tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp khắc phục như: trình độ, năng lực của cán bộ, công chức tuy có nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu công việc; năng lực và phẩm chất của một số cán bộ, công chức còn yếu; tính chủ động, ý thức trách nhiệm với công việc được giao ở một bộ phận cán bộ, công chức còn thấp, có thái độ chưa chuẩn mực trong thực thi công vụ.

Trong bối cảnh phát triển chung của toàn xã hội, ngành Xây dựng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, nhằm đảm bảo thực hiện thành công những kế hoạch, chiến lược trước mắt và lâu dài của ngành Xây dựng.

Với lý do đó, trên cơ sở thực tế và nhu cầu công việc cá nhân, đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng” được học viên lựa chọn để nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực theo nhiều góc độ khác nhau.

Các công trình khoa học này có hướng tập trung xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô hoặc gắn với phát triển nguồn nhân lực với giải quyết công ăn việc làm, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế. Chất lượng đội ngũ công chức là những nội dung quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng công chức, chủ đề này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, một số đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí có liên quan đã được công bố như:

Tác giả Tô Tử Hạ có nhiều công trình nghiên cứu về công chức hành


chính nhà nước như: “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay” hay “Một số giải pháp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay”… trong đó tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về công chức hành chính nhà nước, đặt công chức hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Dương Xuân Ngọc (2019):“Một số vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức”, Tác giả đã khái quát: Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách nền công vụ, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, chính trị, giỏi về chuyên môn, có tính chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ nhân dân.

Tác giả Vũ Đình Dũng (2019): “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh Bắc Kạn”. Luận án tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội. Đề tài đã tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính tại địa phương.

Trang thông tin điện tử Trường chính trị Nghệ An (2015)“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức - góc nhìn từ cơ sở”, Tác giả đã khái quát “thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tỉnh Nghệ An, từ đó nêu lên sự cần thiết khách quan phải quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ công chức của tỉnh Nghệ An để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nghệ An”.

Tác giả Trần Đình Hoan (2008), trong cuốn “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Phú Trọng và tác giả Trần Xuân Sầm (2003), trong cuốn sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,


công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu lịch sử phát triển, các khái niệm về cán bộ, công chức theo từng thời kỳ; lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội cán bộ, công chức Việt Nam nói chung. Từ đó, các tác giả đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ công chức cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tác giả Thang Văn Phúc và tác giả Nguyễn Minh Phương trong cuốn sách“Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, NXB Chính trị quốc gia (2005). Nghiên cứu đã nêu ra những cơ sở lý luận về xây dựng cán bộ, công chức theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; phân tích sâu sắc về khái niệm của cán bộ, công chức; nêu các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức đã được ban hành trong từng các giai đoạn khác nhau từ trước đến năm 2005; phân loại cán bộ, công chức; thể chế quản lý cán bộ, công chức; phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ công chức; những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này các tác giả còn nêu ra thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và thể chế quản lý cán bộ, công chức ở Việt Nam và đưa ra những kinh nghiệm xây dựng công chức của một số nước trên thế giới để vận dụng kinh nghiệm các nước vào việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tuấn Thịnh (2009)“Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức”, NXB Giáo dục - Hà Nội. Giáo trình này có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực trong tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp, làm cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia hoạch định và phân tích các chính sách về nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp.

Tác giả Lê Thị Ái Lâm (2002)“Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á. Kinh nghiệm đối với Việt Nam”,


Luận án Tiến sỹ. Công trình nghiên cứu khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, và thông qua giáo dục đào tạo ở một số nước Đông Á, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tác giả Mai Quốc Chánh (1999)“Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,Giáo trình có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia hoạch định và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tác giả Phạm Công Nhất (2008)“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản điện tử. Tác giả bài viết đã đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

Các tác giả đã hệ thống lý thuyết về công chức nhà nước, chất lượng công chức nhà nước theo quan điểm quy định của quy phạm pháp luật (các quy định về công chức đã được luật hóa theo từng thời kỳ), trong đó chất lượng công chức hành chính chủ yếu được nghiên cứu theo cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức; các quan điểm, quy định quy phạm pháp luật về công chức nhà nước dưới góc độ “đầu vào” như trình độ đào tạo, phẩm chất chính trị, đạo đức… là tiêu chuẩn cụ thể của công chức và “đầu ra”, gắn với kết quả thực hiện công việc; các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức được xác định đều tác động vào các yếu tố đảm bảo chất lượng đội ngũ công chức như công tác tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ, đánh giá công chức…

Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những người đã và đang nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức. Tuy


nhiên, trong giai đoạn gần đây, học viên nhận thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên đề về nâng cao chất lượng đội ngũ công chứccơ qua Bộ Xây dựng. Một số những quan điểm, nhận định, đánh giá của những công trình khoa học liên quan đến đề tài đều được nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc.

Do đó, trong quá trình nghiên cứu và công tác thực tiễn, học viên mong muốn được đóng góp làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ để xác định hướng quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan Bộ Xây dựng trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Cơ quan Bộ Xây dựng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quanBộ Xây dựng để làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng.

- Về thời gian: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng trong giai đoạn 2017 - 2019 và định hướng tới năm 2025.

- Về không gian: Nghiên cứu chỉ tập trung đối với đội ngũ công chức tại cơ quan Bộ Xây dựng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022