Tiêu Chuẩn Quản Lý Chất Lượng Trong Ngành Công Nghiệp Ôtô- Iso/ts 16949


điểm động liên quan đến sự chấp nhận liên tục của sản phẩm cho dù nhu cầu của thị trường có thay đổi theo thời gian.

Khả năng thích ứng nội tại của một doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa nếu như các sản phẩm của doanh nghiệp đó không được thị trường chấp nhận. Khả năng chấp nhận quyết định sự tồn tại của sản phẩm trong lòng người tiêu dùng hoặc theo thời gian. Nếu như tập trung vào thị trường ngách (chẳng hạn như một phân đoạn thị trường) thì khả năng được chấp nhận của sản phẩm sẽ cao hơn so với việc đem các sản phẩm đó bán tại các thị trường lớn hơn.

Nếu như doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm để đáp ứng một phân đoạn thị trường thì sản phẩm này chỉ được phân đoạn thị trường đó chấp nhận, còn nếu như sản phẩm được tiêu chuẩn hoá thì nó có thể đáp ứng được nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

1.2.2.4 .Khả năng ảnh hưởng

Khả năng ảnh hưởng đề cập đến sự liên kết của sản phẩm đối với các sản phẩm khác trong cùng một chuỗi sản phẩm thông qua các nhãn hiệu, chiến lược xúc tiến và chiến lược hiện hữu chung. Khả năng ảnh hưởng của sản phẩm là phạm vi mà trong đó sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm đó được củng cố bởi vị trí của sản phẩm đó trong chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp.

Khả năng ảnh hưởng của sản phẩm dựa trên khái niệm cho rằng các sản phẩm hiện hữu có thể “gây ảnh hưởng” lên sự chấp nhận của các sản phẩm mới hay việc tái định vị của các sản phẩm hiện hữu khác. Theo quan niệm này, các sản phẩm trong cùng một chuỗi có khả năng thích ứng tốt hơn.

Ví dụ: Việc tung ra sản phẩm Diet Coke không có cà fê in bị ảnh hưởng bởi sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm Diet Coke trước đó. Bản chất của việc mở rộng nhãn hiệu này được khẳng định dựa trên rất nhiều các yếu tố bao gồm các mối liên kết xúc tiến bán hàng và chiến lược hiện hữu. Các mối liên kết này tạo cơ sở cho khả năng thích ứng của từng yếu tố trong


chuỗi sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng cách tiếp cận này còn phụ thuộc vào các đặc điểm của một sản phẩm cụ thể.

Sự phát triển sản phẩm và thương mại hoá thường liên quan đến những điều không chắc chắn, và cũng không dễ để giảm sự không chắc chắn thông qua nghiên cứu thị trường. Do bởi sự tác động qua lại rất phức tạp của các yếu tố môi trường như cạnh tranh và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, vì thế các nhà quản lý khó có thể dự đoán được doanh thu một cách chính xác. Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng thích ứng của sản phẩm để thay đổi các điều kiện.

Tuy nhiên, khả năng thích ứng của sản phẩm không phải là một yếu tố đơn lẻ mà bao gồm 4 yếu tố quyết định như đã phân tích ở trên là khả năng thay đổi, khả năng tương thích, khả năng chấp nhận và khả năng ảnh hưởng. Các sản phẩm có thể được lập kế hoạch, được đánh giá dựa trên các yếu tố này. Triển vọng về khả năng thích ứng của sản phẩm liên quan đến các yếu tố về quản lý, bao gồm:

Thứ nhất, tất cả các khía cạnh của khả năng thích ứng nên được đánh giá cẩn thận trong quá trình phát triển sản phẩm. Tại một thị trường biến động, các nhà quản lý có thể sẽ khôn ngoan khi cân bằng các biện pháp để dự đoán nhu cầu với nỗ lực để đánh giá khả năng thích ứng của sản phẩm. Nhu cầu về các sản phẩm mới thì thường khó dự đoán trước được. Khi doanh thu giảm để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng đó chính là một sự thích ứng của sản phẩm.

Thứ hai, khả năng thích ứng của sản phẩm nên hỗ trợ cho những chiến lược có định hướng của tổ chức. Khả năng thích ứng của sản phẩm có thể bổ sung và củng cố chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ như, một điểm yếu có thể xảy ra của một chiến lược thì được hỗ trợ bởi các tiện nghi có số lượng và quy mô lớn được thiết kế nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất. Mối đe doạ


cố hữu ở đây là sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng sẽ loại bỏ hoặc làm giảm đi nhu cầu về sản phẩm.

Thứ ba, các nhà quản lý nên nhận biết được những yếu tố duy nhất này làm cơ sở cho khả năng thích ứng của sản phẩm. Từng yếu tố riêng biệt dẫn đến sự thích ứng của một trong những lĩnh vực khác nhau thì đều có sự thay đổi cho phù hợp, vì thế việc khảo sát và nghiên cứu những yếu tố của khả năng thích ứng trong từng trường hợp cụ thể là rất cần thiết. Ví dụ, nếu khả năng thích ứng cần tập trung vào khả năng tương thích của bộ phận R&D, thì sẽ rất hữu hiệu khi phát triển những kiến thức cụ thể hơn về đóp góp thêm cho các nhân tố này, chẳng hạn như sự tương tác giữa các sản phẩm thông qua nghiên cứu con người. Hay như đối với lĩnh vực sản xuất xe ô tô, việc nghiên cứu khả năng thích ứng cũng dựa trên những yếu tố cơ bản trên, tuy nhiên nó lại được biến đổi cho phù hợp với những đặc trưng của ngành này.

Bên cạnh đó việc phân tích khả năng thích ứng của sản phẩm nên được thực hiện ngay cả với dịch vụ cũng như hàng hoá. Như các định nghĩa thông thường thì sản phẩm bao gồm cả dịch vụ và hàng hoá. Trong khi việc tập trung vào những hàng hoá vật chất hoặc những dịch vụ thay đổi giữa các nền công nghiệp và các doanh nghiệp, thì hầu như tất cả các doanh nghiệp đều cung cấp các yếu tố đó. Khả năng thích ứng của dịch vụ là rất quan trọng, cho dù dịch vụ là khâu sơ cấp hay thứ cấp của việc phân phối sản phẩm. Dịch vụ có thể được thiết kế và đánh giá dựa trên khả năng thay đổi, khả năng tương thích, khả năng chấp nhận, và khả năng ảnh hưởng. Khả năng thích ứng của dịch vụ cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp mà chủ yếu cung cấp một loại hàng hoá nhưng cũng cung cấp những dịch vụ hỗ trợ (ví dụ như sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô). Đối với các doanh nghiệp này dịch vụ có thể là một biện pháp thứ yếu đối với hàng hoá vật chất, nhưng đó lại có thể chính là yếu tố cần thiết để phân biệt doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng thích ứng của dịch vụ này có thể là chiến lược quan trọng.


Trên đây là những lý thuyết chung về khả năng thích ứng của sản phẩm, tìm ra các yếu tố chung nhất về khả năng thích ứng để áp dụng với mọi loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp cụ thể, khả năng thích ứng được biến đổi và xác định theo từng tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và của ngành đó nhưng vẫn dựa trên các yếu tố chung nhất về khả năng thích ứng của sản phẩm.

1.2.3. Tiêu chuẩn thích ứng của sản phẩm ô tô

Ô tô là một phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người, làm biến đổi cuộc sống theo hướng thuận tiện, hiện đại hoá. Với đặc trưng là một sản phẩm kĩ thuật hiện đại đòi hỏi tính chuẩn xác cao, hơn nữa sản phẩm ô tô vừa có tác động đến con người và xã hội, vì thế các tiêu chuẩn thích ứng của ô tô cũng rất phức tạp. Như chúng ta đã biết, ô tô không phải được phát minh ra trong ngày một ngày hai và là phát minh riêng của nhà phát minh nào. Lịch sử ô tô phản ánh sự tiến bộ diễn ra trên khắp thế giới. Ước tính đã có trên khoảng

100.000 sáng chế để tạo nên chiếc xe ô tô hiện đại như ngày nay. Cứ qua mỗi lần sáng chế ra những đặc tính mới cho xe ô tô là một lần tiêu chuẩn thích ứng ô tô của từng quốc gia được thay đổi để phù hợp với xu hướng của thế giới. Bên cạnh những tiêu chuẩn thích ứng chung về ô tô của thế giới, thì mỗi ngành công nghiệp ô tô của từng quốc gia cũng có những tiêu chuẩn riêng của mình. Tuy nhiên, do có giới hạn nên luận văn chỉ đi sâu phân tích những tiêu chuẩn thích ứng chung về ô tô của thế giới và thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn đó ở một số quốc gia.

1.2.3.1 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp ôtô- ISO/TS 16949

ISO/TS 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng áp dụng đối với các nhà sản xuất và cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu được đưa ra với sự thống nhất của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), Hiệp hội Ô tô


Thế giới (IATF - International Automotive Task Force) và Hiệp hội ô tô Nhật Bản (JAMA).

ISO/TS 16949 được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1999 trên cơ sở nền tảng của tiêu chuẩn QS- 9000, tiêu chuẩn EAQF của Pháp, AVSQ của Italia, và VDA6 của Đức. Lần ban hành thứ hai vào năm 2002 cho chúng ta phiên bản ISO/TS 16949:2002 và tiếp tục phát triển tiêu chuẩn này trên nền tảng của ISO 9001:2000, trong đó có các hướng dẫn chi tiết hơn về yêu cầu kỹ thuật áp dụng riêng cho các nhà sản xuất ô tô, xe máy và các phụ tùng thay thế có liên quan. Một trong các lợi ích cơ bản của tiêu chuẩn này là giúp cho các hãng sản xuất ô tô lớn tại Châu Á, Châu Âu, hay châu Mỹ tiếp cận chung tới một phương pháp quản lý chất lượng được thừa nhận ở mức độ toàn cầu. Có thể nói rằng, khác biệt cơ bản giữa ISO/TS 16949:2002 và QS-9000 là tiêu chuẩn này tập trung chủ yếu vào các quá trình quản lý của Nhà cung cấp hơn là Kết quả cuối cùng . Trong khi ISO/TS 16949:2002 đưa ra yêu cầu bắt buộc phải thực hiện cải tiến thì QS-9000 chỉ xem yêu cầu này như một khuyến nghị thực hiện.

Mục đích của ISO/TS 16949:2002 là cải tiến liên tục, phòng ngừa sai lỗi, giảm biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà cung cấp phải tập trung vào cải tiến liên tục trong toàn bộ tổ chức. Ví dụ về các yêu cầu cải tiến này là các điều khoản về việc phải thường xuyên giám sát, trao đổi thông tin với khách hàng để cung cấp các sản phẩm đáp ứng chất lượng, hay là phải cử ra đại diện của khách hàng. ISO/TS 16949:2002 cũng yêu cầu đơn vị áp dụng phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức của người lao động, quy định trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề chất lượng. Năng lực của cán bộ được đề cập khá chi tiết tại các nội dung như thiết kế quá trình, thiết kế và phát triển, theo dõi và đo lường quá trình, sản phẩm, phân tích dữ liệu.


Ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô hiện nay là một ngành hoạt động có tính toàn cầu. Một nhà sản xuất phụ tùng ô tô có thể chỉ là rất nhỏ như một con ốc bắt trong chi tiết máy đều có thể tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lượng rất lớn và có khả năng xuất khẩu để phục vụ việc lắp ráp tại tất cả các hãng ô tô lớn trên toàn thế giới. Vì thế các sản phẩm đầu vào của các nhà sản xuất ô tô mang tính đa dạng, chi tiết và thể hiện tính chuyên nghiệp hoá thông qua việc sử dụng nhiều sản phẩm của nhiều nhà cung cấp linh phụ kiện và ngược lại một nhà sản xuất linh phụ kiện có thể cung cấp cho rất nhiều hãng sản xuất ô tô lớn khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu cần phải xác định được các tập hợp chung giữa đặc điểm địa lý, văn hoá, khí hậu, sự phát triển của nền kinh tế, mẫu mã hay thậm chí yêu cầu của pháp luật tại mỗi quốc gia. Nhu cầu này đòi hỏi các nhà cung cấp phải đảm bảo thực hiện theo đúng cam kết, tiến độ, số lượng, chủng loại, yêu cầu nghiêm ngặt trong yêu cầu phê duyệt sản phẩm (PPAP), hoạch định chất lượng theo yêu cầu khách hàng (APQP), phân tích mối nguy tiềm năng (FMEA), phân tích sai số trong dụng cụ đo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (MSA). Toàn bộ các yêu cầu hợp nhất này sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 16949:2002.

Việc áp dụng ISO/TS 16949:2002 về cơ bản có các đặc điểm tương đồng với ISO 9001:2000. Đặc điểm này mang lại cho ISO/TS 16949:2002 một lợi thế lớn khi cùng lúc có được sự công nhận của toàn hiệp hội cũng như sự phổ cập có tính toàn cầu của một tiêu chuẩn thông dụng. Thuận lợi này giúp cho doanh nghiệp vượt qua rào cản bởi các yêu cầu khắt khe mang tính đặc thù của từng hãng lớn trên thế giới thông qua:

Cải tiến chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý thông qua hoạt động bằng việc bám sát và cập nhật thường xuyên các yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự thoả mãn của khách hàng; hợp lý hoá và tối ưu hoá mặt


bằng, dây chuyền sản xuất; đặc thù và phù hợp trong ngành ô tô nhằm ứng phó với các biến đổi của môi trường kinh doanh, đòi hỏi của thị trường;

Cung cấp niềm tin đối với các tổ chức áp dụng và được chứng nhận ISO/TS 16949:2002 trên toàn thế giới nhằm giảm bớt các chi phí sản xuất không cần thiết như chi phí vận chuyển, bảo quản hoặc phải làm lại do làm đúng ngay từ đầu thông qua mục tiêu, kế hoạch, chi phí phí chất lượng hay tiến độ giao hàng;

Giảm thiểu sự khác biệt về chất lượng;

Tăng năng suất lao động;

Hình thành ngôn ngữ chung trong sản xuất và kinh doanh, tránh các hiểu lầm hoặc cản trở hoạt động cải tiến.

1.2.3.2. Tiêu chuẩn khí thải Euro

Châu Âu là cái nôi của ngành công nghiệp ô tô thế giới bởi những phát minh sang chế đầu tiên về động cơ đốt trong ra đời từ lục địa này. Sự phát triển vượt bậc của thị trường ô tô giai đoạn 1960-1970 và bài học về cái chết của 80 người dân New York trong bốn ngày thời tiết đảo lộn do ô nhiễm không khí, buộc Chính phủ của các nước Châu Âu xây dựng một chương trình cắt giảm khí thải xe hơi vào năm 1970. Tuy nhiên, phải đến năm 1987, dự luật hoàn chỉnh quy định giá trị nồng độ giới hạn của các loại khí thải mới được thông qua và người ta vẫn thường gọi đó là Euro 0. Trải qua 18 năm, thêm bốn tiêu chuẩn nữa được ban hành bao gồm: Euro I năm 1991, Euro II năm 1996, Euro III năm 2000 và Euro IV năm 2005. Với mỗi tiêu chuẩn mới ra đời, nồng độ giới hạn của khí thải lại thấp hơn tiêu chuẩn trước.

Hệ thống khí thải Châu Âu được áp dụng cho tất cả các loại xe trên 4 bánh áp dụng động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu, LPG (Liquefield Petroleum Gas) và chia theo tính năng như xe du lịch, xe công suất nhỏ, xe công suất lớn và xe buýt.


Khí thải gây ô nhiễm là những hợp chất độc hại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường trong thời gian dài bao gồm: Cacbon Oxit (CO), Nitơ Oxit (NOx), hydro cacbon (HC) nói chung và thành phần bụi bay theo Particulate Matter–PM. Điển hình nhất trong các khí trên là Cacbon Oxit (CO), sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn các hợp chất chứa Cacbon.

Bảng 2: Tiêu chuẩn khí thải EURO đối với từng loại xe


Loại xe

Tiêu chuẩn

Giới hạn

Xe du lịch (g/km)


CO

HC

NOx



Xăng

Diesel

Xăng

Diesel

Xăng

Diesel

Euro I

3,16

1,13



Euro II

2,20

1,00

0,30

0,90



Euro III

2,60

0,64

0,20

0,15

0,50

Euro IV

1,00

1,30

0,10

0,08

0,25

Xe Thương mại (g/km)

Euro I

Loại 1

2,72

0,97

0,14

Loại 2

5,17

1,40

0,19

Loại 3

6,90

1,70

0,25

Euro II

Loại 1

2,20

1,00

0,50

0,90



Loại 2

4,00

1,25

0,60

1,30



Loại 3

5,00

1,50

0,70

1,60



Euro III

Loại 1

2,30

0,64

0,20

0,56

1,50

0,50

Loại 2

4,17

0,80

0,25

0,72

0,18

0,65

Loại 3

5,22

0,94

0,29

0,86

0,21

0,78

Euro IV

Loại 1

1,00

0,50

0,10

0,30

0,08

0,25

Loại 2

1,81

0,63

0,13

0,69

0,10

0,33

Loại 3

2,27

0,40

0,15

0,46

0,11

0,39

Động cơ Diesel hạng nặng (g/km)

Euro I


4,90

1,20

9,00

Euro II


4,00

1,10

7,00

Euro III


5,53

0,83

5,13

Euro IV


2,76

0,41

2,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Nguồn: www.tcvn.gov.vn

Các loại khí này có khả năng làm mất vai trò vận chuyển oxy của hemoglobin một cách nhanh chóng nhờ tạo liên kết bền với nhân tố sắt (Fe)- thành phần quan trọng của hemoglobin.

Trong các tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn Euro, giá trị nồng độ khí có thể khác nhau tuỳ theo cách đánh giá. Cách thứ nhất xác định nồng độ khí thải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022