Thương Mại Quốc Tế Ở Những Quốc Gia Chính Sản Xuất Ô Tô


sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà sản xuất ô tô của Nhật bản. Sự suy giảm của nền công nghiệp ô tô nội địa cộng thêm sự gia tăng về nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản đã khiến chính phủ Mỹ đã phải đưa ra các chính sách để bảo hộ nền sản xuất nội địa, trong đó chủ yếu là áp dụng hạn ngạch. Trong giai đoạn khủng hoảng dầu, nhiên liệu dùng cho xe ô tô sản xuất tại Nhật Bản có nhu cầu cao ở Mỹ. Thêm vào đó, ba tập đoàn ô tô lớn của Mỹ không mấy mặn mà trong việc sản xuất ô tô cỡ nhỏ đã làm cho nhu cầu nhập khẩu xe từ Nhật Bản tăng mạnh. Những ước tính vào những năm đầu 1980 mỗi năm các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản thu về được 5 tỷ USD từ hạn ngạch nhờ việc bán những loại xe ô tô nằm trong hạn ngạch với giá cao. Các nhà sản xuất ô tô chính Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan…đã vượt qua được rào cản hạn ngạch và đầu tư vào thị trường Mỹ.

Ngược lại với các nhà sản xuất Nhật Bản, các công ty ô tô ở Mỹ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa. Trong giai đoạn áp dụng hạn ngạch, khi các nhà sản xuất Nhật Bản giảm giá xe tại thị trường Mỹ khiến các nhà sản xuất ô tô nội địa không có khả năng cạnh tranh. Nhờ vào năng suất cao và hiệu quả, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã giành được quy mô đáng kể mà các nhà sản xuất ô tô nội địa Mỹ không thể đạt được. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang thực hiện tái cơ cấu ngành, bắt đầu đầu tư vào các nước khác nhằm lấy lại được thị phần toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia Đức, Nhật Bản, Canada nổi lên như là những nhà xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ.


Bảng 1: Thương mại quốc tế ở những quốc gia chính sản xuất ô tô

Đơn vị: tỷ USD




Xuất khẩu

Nhập khẩu


Mô tả

1995

2000

2005

1995

2000

2005


Pháp

Linh kiện ô tô

17.53

19.67

28.86

11.83

13.56

24.84

Xe nguyên chiếc

20.62

24.09

42.54

21.49

22.43

36.64


Đức

Linh kiện ô tô

29.93

35.59

73.33

15.88

22.63

47.03

Xe nguyên chiếc

60.83

72.37

131.18

29.95

27.61

43.62


Ý

Linh kiện ô tô

11.42

12.75

23.54

5.62

7.30

11.71

Xe nguyên chiếc

12.56

12.15

15.61

16.06

21.98

36.75


Anh

Linh kiện ô tô

10.69

13.11

15.74

14.72

15.15

24.45

Xe nguyên chiếc

13.89

16.92

28.48

18.93

25.78

42.40

Nhật Bản

Linh kiện ô tô

40.26

35.23

47.93

3.11

4.68

8.53

Xe nguyên chiếc

57.28

70.38

97.27

10.55

7.47

8.94

Hàn Quốc

Linh kiện ô tô

1.18

2.63

9.78

3.31

2.80

5.09

Xe nguyên chiếc

8.55

13.38

29.60

0.61

0.31

1.68


Mỹ

Linh kiện ô tô

37.16

52.55

53.08

41.69

57.16

81.90

Xe nguyên

chiếc

24.22

25.89

40.67

81.49

133.44

154.47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Nguồn: www.oica.net


Từ bảng trên ta có thể thấy rằng trong giai đoạn những năm 1995 đến 2005 Đức đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô chính trên thế giới. Trong giai đoạn này các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tập trung vào việc cải tổ lại các nhà máy sản xuất xe cũng như đầu tư mới vào khu vực Đông Nam Á và các quốc gia đang phát triển khác và sử dụng những khu vực này làm trung tâm xuất khẩu. Vì những lí do đó mà giá trị xuất khẩu ô tô của Nhật Bản bị giảm sút. Nhìn vào bảng trên ta cũng nhận thấy rằng các quốc gia lớn của Châu Âu nhập khẩu rất nhiều bao gồm cả linh kiện phụ tùng và xe nguyên chiếc, kim ngạch nhập khẩu đạt giá trị lớn đáng kể trong suốt giai đoạn 2000-2005. Trong khi đó, các quốc gia sản xuất ô tô chủ yếu ở khu vực Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc lại nhập khẩu rất ít các linh kiện phụ tùng.

Năm 2006, sản lượng ô tô toàn cầu vượt mức 70 triệu xe, tăng 5% so với năm 2005. Hãng Toyota (Nhật Bản) đang hướng tới vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Dự báo Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga sẽ chiếm tới 52% sản lượng xe xuất xưởng trên thế giới trong vòng 4 năm tới. Hiệp hội sản xuất ôtô quốc tế (OICA) cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay các hãng ôtô thế giới đã xuất xưởng 35,4 triệu xe, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới, xuất xưởng 6,1 triệu xe. Nhật Bản đứng thứ 2 với 5,7 triệu xe, tăng 4%. Trung Quốc có sản lượng xe hơi tăng mạnh nhất, đạt 3,6 triệu xe, tăng 28,8%, vượt cả Đức có sản lượng 3 triệu xe. Sản lượng xe Hàn Quốc đạt 1,96 triệu chiếc, tăng 5,5%, vượt sản lượng của Pháp 1,76 triệu xe. Ngành sản xuất ô tô của Liên minh châu Âu (EU) chỉ tăng 1,5%. Sản lượng ô tô của các nước thành viên EU cũ đạt 8,65 triệu xe, giảm 1%.

Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các hãng ô tô ở châu Á, các hãng sản xuất ô tô của Mỹ đã phải giảm lượng xe bán ra. Trong quý IV/2006 General Motor (GM) tuyên bố cắt giảm 12% công suất. Riêng trong tháng 9/2006, doanh số bán xe con các loại của GM giảm 6,4%, các loại xe tải và xe thể thao giảm


0,7%. Hãng Ford cắt giảm 21% công suất, mức thấp nhất kể từ năm 1982, giảm chi phí thêm 5 tỷ USD và giảm 1/3 lực lượng sản xuất. Tập đoàn Daimler Chrysler thông báo bị thua lỗ 1,2 tỷ USD trong năm 2006, doanh số bán ra trong tháng 9 giảm 2,3%. Tuy nhiên doanh số bán các loại xe mang nhãn hiệu Mercedes-Benz tăng 13,2%. Hãng Chrysler, thuộc công ty mẹ Daimler Chrysler đã cắt giảm 17% công suất, tương đương với 135.000 xe.

Trong bối cảnh kinh doanh của các “đại gia” như GM, Ford, Daimler Chrysler khá ảm đạm, đà tăng trưởng của Nissan Renault đang chậm lại, hãng Toyota nắm bắt thời cơ vươn lên vị trí dẫn đầu với lượng xe bán ra trong năm 2006 đạt 8,47 triệu xe và sẽ bán ra 9,8 triệu xe trên thế giới vào năm 2008, có lợi nhuận cao nhất so với các đại gia và sẽ vượt qua GM trở thành tập đoàn sản xuất ô tô số 1 toàn cầu, vị trí mà GM giữ trong suốt 75 năm qua. Tại khu vực Bắc Mỹ-thị trường ô tô lớn nhất thế giới, Toyota có kế hoạch tăng sản lượng lên 20% với 1,84 triệu xe vào năm 2008. Hãng này có kế hoạch đầu tư 1,18 tỷ USD xây dựng thêm các nhà máy sản xuất ở nước ngoài để mở rộng sản xuất, tăng 40% xe xuất xưởng, đạt khoảng 5 triệu xe vào năm 2008. Riêng tại Trung Quốc, hãng này đã tăng sản lượng gấp 4 lần so với năm 2006, với

600.000 xe xuất xưởng. Tại thị trường trong nước, Toyota tăng sản lượng lên 4,15 triệu xe vào 2 năm tới.

Bên cạnh Nhật Bản, trong những năm gần đây với phương châm sản xuất xe giá rẻ và mẫu mã đẹp, cộng với chi phí nhân công rẻ ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo áp lực cạnh tranh lên ngành công nghiệp ô tô của các quốc gia hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản…Trong năm 2007, tổng sản lượng ô tô Trung Quốc đạt 8,88 triệu xe tăng 22,02% so với năm 2006, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 3 sau Nhật Bản và Mỹ trong danh sách 10 nước dẫn đầu công nghiệp ô tô thế giới. Bên cạnh đó, với số lượng dân cư đông nhất thế giới và sự phát triển như vũ bão của nền


kinh tế khiến chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, hứa hẹn Trung Quốc là thị trường tiêu thị ô tô tiềm năng nhất thế giới.‌

1.2 Những tiêu chí cơ bản đánh giá tính thích ứng

1.2.1 Khái niệm

Từ điển Webster’s New Collegiate năm 1973 định nghĩa “Khả năng thích ứng là khả năng thích nghi với các điều kiện của môi trường”. Khả năng thích ứng của sản phẩm là khả năng của doanh nghiệp trong việc thay đổi các sản phẩm và hệ thống hỗ trợ sản phẩm để thích nghi với các thay đổi trong các môi trường như: môi trường cạnh tranh, môi trường kỹ thuật và môi trường kinh doanh.

Các yếu tố quyết định đến khả năng thích ứng của sản phẩm bao gồm: các tiêu chuẩn hoạt động và lĩnh vực của sản phẩm. Các tiêu chuẩn hoạt động là các tiêu chuẩn thuộc nội tại (ví dụ: hiệu suất) hoặc các tiêu chuẩn về ngoại cảnh (ví dụ: sự chấp nhận của thị trường). Còn lĩnh vực sản phẩm có thể được giới hạn trong một dây chuyền sản xuất đơn lẻ hoặc các dây chuyền sản xuất phức tạp.

Việc phân biệt các tiêu chuẩn hoạt động nội tại với các tiêu chuẩn hoạt động ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn hoạt động nội tại là các tiêu chuẩn có liên quan đến hiệu suất, chẳng hạn như chi phí sản xuất. Trong khi đó, các tiêu chuẩn hoạt động ngoại cảnh lại đề cập đến khía cạnh pháp lý như các quy định của xã hội đối với một sản phẩm thông qua các cơ chế như nhu cầu thị trường, tính hợp pháp, khả năng chấp nhận của xã hội đối với việc tiêu dùng sản phẩm đó. Sự vô hiệu trong bất kỳ một khía cạnh nào nói trên đều có thể là nguy cơ dẫn tới sự thất bại của sản phẩm. Quy trình sản xuất không hiệu quả thì có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, thu hẹp lợi nhuận và đe doạ sự sống còn của sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Nói cách khác, yếu tố hiệu suất


chưa đủ để đảm bảo sự sống còn nếu như thị trường không chính thức chấp nhận sản phẩm đó, tức là thị trường không có nhu cầu.

Để hiểu rõ hơn về khả năng thích ứng của sản phẩm thì một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là phải phân biệt được các hệ thống sản xuất đơn lẻ với hệ thống sản xuất phức tạp. Các công ty sản xuất một sản phẩm thì có vẻ ít phức tạp hơn so với các công ty sản xuất nhiều sản phẩm, điều này làm giảm đi các vấn đề về liên kết và kiểm soát. Các công ty này có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn và thích ứng vượt trôi trong môi trường cạnh tranh. Ngược lại, các công ty sản xuất nhiều sản phẩm có cơ hội tận dụng mối quan hệ thông qua các sản phẩm của mình.

Khả năng thích ứng của sản phẩm bao gồm các yếu tố: Khả năng thay đổi, khả năng chấp nhập, khả năng tương thích, khả năng ảnh hưởng.

Từ những lý luận về khả năng thích ứng nói chung và khả năng thích ứng của sản phẩm nói riêng, ta có thể rút ra được khái quát chung về khả năng thích ứng của ngành. Khả năng thích ứng của ngành sản xuất cũng là khả năng thích nghi của ngành với các điều kiện môi trường. Nó cũng bao gồm các yếu tố giống với khả năng thích ứng của sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là ngành sản xuất thì không chỉ là một sản phẩm mà bao gồm rất nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau, do đó nghiên cứu khả năng thích ứng của ngành thì phải nghiên cứu khả năng thích ứng của từng sản phẩm riêng biệt, từ đó liên kết, tổng hợp để đưa ra những giải pháp phù hợp cho sự thích ứng của tất cả các sản phẩm với điều kiện môi trường.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô, với đặc thù là ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, công nghệ sản xuất hiện đại, có tác động rõ rệt đến con người và môi trường sống. Do đó, nghiên cứu khả năng thích ứng của ngành ô tô thì thường tập trung vào nghiên cứu các tiêu chuẩn liên quan đến kĩ thuật, các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường cũng như các chính sách, biện pháp tác động đến sự phát triển của ngành.


1.2.2 Các yếu tố quyết định khả năng thích ứng của sản phẩm

1.2.2.1 Khả năng thay đổi

Theo từ điển Webster’s New Collegiate năm 1973 định nghĩa Khả năng thay đổi là khả năng tạo ra sự thay đổi, những thay đổi này “đưa ra một định hướng mới hoặc giới hạn mới”. Ở đây, khả năng thay đổi có liên quan đến hiệu quả thay đổi một sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu và phát triển, quy trình sản xuất hay các hệ thống liên quan đến sản xuất khác. Khả năng thay đổi phản ánh sự phù hợp của sản phẩm với môi trường hoạt động của doanh nghiệp, có nghĩa là môi trường hoạt động bên trong (chẳng hạn như yếu tố hiệu suất) và tập trung vào một sản phẩm đơn lẻ chứ không phải là nhiều sản phẩm.

Sự phù hợp liên quan đến sự hài hoà giữa các yếu tố với nhau. Khả năng thay đổi sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phù hợp giữa các kỹ năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế mẫu mã, sản xuất, phân phối, và/ hoặc cung cấp dịch vụ và các thiết bị kỹ thuật cần thiết để tạo ra các đặc điểm mới của sản phẩm. Sự không tương xứng giữa các kỹ năng và thiết bị kỹ thuật cần thiết có thể làm giảm khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Khả năng tương thích

Theo từ điển Webster’s New Collegiate năm 1973, Khả năng tương thích là khả năng “ cùng tồn tại trong sự hài hoà” của các yếu tố độc lập. Khả năng tương thích có liên quan đến hiệu quả thay đổi chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tương thích của sản phẩm đề cập tới phạm vi mà trong đó một sản phẩm phù hợp với các sản phẩm khác của doanh nghiệp, xét trên khả năng của doanh nghiệp trong việc loại bỏ, giảm bớt hoặc bổ sung vào dây chuyền sản xuất.

Trong khi việc tập trung vào khả năng tương thích xuất phát từ bên trong thì khả năng thay đổi lại tập trung vào sự phù hợp của mẫu mã, quy


trình sản xuất, giao hàng và các hệ thống hỗ trợ sản phẩm thông qua các dây chuyền sản xuất phức tạp. Ví dụ, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tập trung chiến lược chiếm ưu thế của mình vào khả năng đa dạng hoá sản phẩm và tăng doanh số trong khi vẫn tiếp tục cắt giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Chiến lược này khiến cho họ phải đầu tư đáng kể vào dây chuyền máy tính tự động hoá.

Một loạt các yếu tố như sự đồng bộ hoá của sản phẩm với các sản phẩm khác, sự tương thích của sản phẩm với các hệ thống sản xuất và phân phối, với các kỹ năng nghiên cứu và phát triển cũng góp phần tạo nên khả năng tương thích tổng thể giữa các yếu tố của một chuỗi sản phẩm và từ đó tạo nên khả năng tương thích của sản phẩm.

Sự đồng bộ hoá của sản phẩm có nghĩa là khi các sản phẩm có cùng các kỹ năng hay nguồn lực cơ bản, thì sự thay đổi vị trí giữa các sản phẩm đó có thể sẽ hiệu quả hơn. Do đó, trong khi những gì bỏ ra để nghiên cứu, quản lý sản phẩm là rất ít thì kết quả thu được từ việc đa dạng hoá lĩnh vực liên quan thì vượt trội hơn nhiều so với kết quả từ việc đa dạng hoá lĩnh vực không liên quan giống như trường hợp của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nói trên.

1.2.2.3. Khả năng chấp nhận

Khả năng chấp nhận phản ánh khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường thông qua các nhóm khách hàng hoặc theo thời gian khác với các yếu tố quyết định khả năng thích ứng dựa trên các tiêu chuẩn nội tại, khả năng chấp nhận dựa trên các tiêu chuẩn thuộc về ngoại cảnh như tính hợp pháp của sản phẩm. Các đặc điểm làm tăng khả năng chấp nhận của sản phẩm sẽ nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm đó đối với sự thay đổi của môi trường.

Để đánh giá khả năng chấp nhận có thể đứng trên cả hai quan điểm là tĩnh và động. Quan điểm tĩnh phản ánh mức độ chấp nhận sản phẩm của thị trường thông qua các nhóm khách hàng tại một thời điểm nhất định. Quan

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí