Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2


DANH MỤC HÌNH


STT

Tiêu đề

Trang

1

Tình hình tái cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô năm 2000

7

2

Mức độ khí thải cho phép của các tiêu chuẩn EURO

24

3

Tiêu chuẩn của EURO về nồng độ lưu huỳnh trong xăng

dầu

25

4

Tăng trưởng về số xe ô tô được sản xuất lắp ráp trong nước

từ năm 1998-2006

46

5

Năng lực sản xuất của VAMA

47

6

Cấu trúc thị trường ô tô Việt Nam 2005-2007

47

7

Tình hình nhập khẩu ô tô 2005-2007

53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Khả năng thích ứng của ngành công nghịêp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

Tiêu đề

Trang

1

Thương mại quốc tế ở những quốc gia chính sản xuất ô tô

9

2

Tiêu chuẩn khí thải EURO đối với từng loại xe

23

3

Danh sách 18 thành viên của VAMA

38

4

Thị phần của các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất

ô tô Việt Nam- VAMA trong những năm gần đây

50

5

Những mẫu xe bán chạy nhất năm 2007

51

6

Dự kiến sản lượng ô tô các loại năm 2010 và 2020

71

7

Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến năm 2010

72


LỜI NÓI ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một số nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới đều ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô và xem đây là một trong những ngành mũi nhọn, đầu tàu của nền kinh tế cần được chú trọng đầu tư cơ bản, nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế mà ít ngành công nghiệp khác có được. Thực tế các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát triển của ngành công nghiệp này kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác (thường được gọi là các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp chế tạo vật liệu, công nghiệp cơ khí thiết bị, công nghiệp hoá dầu, gang thép, công nghiệp điện - điện tử…), tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút một số lượng lớn lao động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế. Ngoài ra phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay đơn cử như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực.

Nhận thức được vai trò quan trọng đó, từ những năm đầu của thập kỉ 1990, nền công nghiệp ô tô đã bắt đầu hình thành với sự xuất hiện đầu tiên của Công ty Sản xuất ô tô Mê kông. Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới cũng bắt đầu có mặt tại Việt Nam liên doanh với các đối tác trong nước để hình thành nên các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô. Đến năm 1995, gần như đủ mặt anh tài trong làng ô tô thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, Ford, Daewoo, Mitsubishi, Mercedes…Thị trường ô tô Việt Nam đã thật sự sôi động.


Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn là một ngành sinh sau đẻ muôn và còn rất nhiều yếu kém. Hơn nữa, từ khi ra đời đến nay, ngành này luôn được hưởng các chính sách ưu đãi, cơ chế bảo hộ cao từ phía nhà nước. Tuy vậy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện có rất nhiều vấn đề bất cập như tỷ lệ nội địa hoá thấp, trình độ công nghệ thấp dẫn đến không đáp ứng được các tiêu chuẩn so với ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế. Việt Nam cùng với ngành công nghiệp ô tô không nằm ngoài xu thế đó. Làm thế nào để ô tô Việt Nam có thể cạnh tranh được với ô tô của các nước trên thế giới? Liệu công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của công nghiệp ô tô thế giới hay không? Đây là những điều mà Chính Phủ cũng như các Doanh nghiệp ô tô Việt Nam rất quan tâm. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về tính thích ứng của nó thì vẫn đang còn bỏ ngỏ. Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề này, hơn nữa nghiên cứu tính thích ứng lại là một đề tài rất mới, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “ Khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hoá lí luận về Khả năng thích ứng nói chung của sản phẩm và khả năng thích ứng riêng của ô tô, một đôi nét sơ lược về sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô thế giới.

- Phân tích thực trạng về sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam cũng như tình trạng thích ứng của ô tô Việt Nam

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu lí luận và thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

b. Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong những năm gần đây cụ thể từ năm 1998-2007.

+ Không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn thích ứng so với ngành công nghiệp ô tô thế giới.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản đó là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; các phương pháp toán- thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp biểu đồ; phương pháp so sánh; phương pháp khảo sát và một số phương pháp kinh tế khác.

5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, kết cấu của khoá luận chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô

Chương 2: Thực trạng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ‌


1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô thế giới

1.1.1. Vài nét sơ lược về sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô thế giới

Đối với cuộc sống của người dân bình thường thì không còn chút nghi ngờ gì nữa, ô tô là phát minh mang tính cách mạng trong lịch sử giao thông kể từ khi bánh xe ra đời. Còn đối với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, sản xuất, lắp ráp ô tô là ngành kinh tế rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Việc sản xuất ô tô được bắt đầu vào đầu những năm 1890 tại các nước ở Tây Âu. Đến năm 1896, Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất hàng loạt xe ô tô chạy bằng điện và khí đốt. Vào năm 1903, tập đoàn Ford được thành lập. Giá xe ô tô đã giảm từ 850 USD vào năm 1908 xuống còn 360 USD vào năm 1916. Vào thời kì này đã xảy ra cuộc suy thoái kinh tế lớn trên toàn cầu cộng với chiến tranh thế giới đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp ô tô, làm giảm sản lượng và doanh thu. Tuy nhiên, đến những năm 1950, 1960 cả thế giới chứng kiến thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp ô tô nhờ sự phát triển của các tập đoàn lớn như Ford, GM, Chrysler. Sản lượng ô tô đã lên đến

11.000 chiếc vào năm 1970. Các chuyên gia về công nghiệp đã chỉ ra rằng kinh doanh quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô đã có từ sự chuyển giao công nghệ sản xuất hàng loạt của tập đoàn Ford của Mỹ sang Tây Âu và Nhật Bản sau cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Sự chuyển giao công nghệ này đã tạo ra hai xu hướng quan trọng. Thứ nhất đó là những tiến bộ trong công cuộc công nghiệp hoá đã dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể về sản lượng tại thị trường ô tô Nhật Bản và Đức. Xu hướng quan trọng thứ hai đó là lệnh cấm


vận dầu từ năm 1973 đến 1974, việc xuất khẩu nhiên liệu cho xe ô tô từ Mỹ sang Nhật Bản.

Trong giai đoạn đầu nhờ có giá nhiên liệu thấp, Mỹ đã sản xuất ra các loại “ô tô có sức mạnh”, tuy nhiên sau cú sốc về giá dầu, thêm vào đó Nhật Bản và các nước Châu Âu đã thành công trong việc sản xuất ra nhiên liệu cho xe ô tô, bắt buộc Mỹ phải cạnh tranh với các nước này. Đến năm 1982, Nhật Bản đã trở thành người dẫn đầu thế giới trên thị trường Mỹ. Những cơ hội tăng trưởng tiềm tàng đã gây ra hiện tượng công suất thừa trên toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô. Những năm 1990 đã chứng kiến những cuộc mua lại và sáp nhập (M&A), nhờ đó mà vấn đề thừa công suất đã được giải quyết.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt cộng với sự gia tăng thương mại toàn cầu là những nhân tố chính góp phần cải thiện hệ thống phân phối toàn cầu và buộc các tập đoàn lớn về ô tô như General Motors, Ford, Toyota, Honda, Volkswagen và Daimler Chrysler phải chuyển việc sản xuất sang các nước đang phát triển với mục đích các nước này sẽ giúp các tập đoàn ô tô lớn hoạt động có hiệu quả trên thị trường cạnh tranh toàn cầu. Trong những năm cuối của thập kỉ 1990, toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh mẽ nhờ có sự thành lập các cơ sở sản xuất quan trọng ở nước ngoài và sự mua lại, sáp nhập giữa các tập đoàn ô tô đa quốc gia. Thực tế cho thấy rằng, trong giai đoạn này Châu Á nổi lên như là một trung tâm ô tô toàn cầu. Xuất khẩu ô tô bao gồm cả linh kiện phụ tùng từ khu vực này tăng lên một cách nhanh chóng. Có thể nói, Châu Á đã trở thành thị trường tiêu dùng cũng như trung tâm sản xuất cung ứng chủ yếu trên thế giới. Trong đó có thể kể đến như Thái Lan là nước xuất khẩu chính của Châu Á, chủ yếu được điều hành bởi các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản; ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang phát triển với tốc độ nhanh chóng với thế mạnh về linh kiện, phụ tùng; còn Ấn Độ vẫn đang giữ vững vị trí của mình với nhu cầu lớn về xe ô tô nội


địa…Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc đã có một ngành công nghiệp ô tô phát triển so với trong khu vực cũng như trên thế giới.

1.1.2 Những xu hướng chính trong ngành công nghiệp ô tô thế giới

Hiện nay, trong ngành công nghiệp ô tô thế giới có ba xu hướng chính.

Cụ thể:

Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất ô tô

Các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới vẫn tiếp tục đầu từ vào các cơ sở sản xuất tại các thị trường mới nổi với mục đích giảm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao lợi nhuận. Những thị trường mới nổi bao gồm: các nước Châu Mỹ Latinh, Trung Quốc, Malaysia, và các thị trường khác ở Nam Á.

Thành lập các liên minh toàn cầu

Hiện nay xu hướng liên doanh trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới đều hợp tác với nhau. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ (GM, Ford và Chrysler) đã sáp nhập với nhau, trong một vài trường hợp đã thiết lập những chiến lược hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất ô tô ở Châu Âu và Nhật Bản. Sự sáp nhập Chrysler Daimler-Benz là sự sáp nhập lần đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô Châu Âu với mục đích là củng cố vị trí trên thị trường Mỹ. Tóm lại, xu hướng sáp nhập chủ yếu xảy ra giữa các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới nhằm mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Sự phân cấp trong ngành

Cạnh tranh toàn cầu gia tăng giữa các nhà sản xuất và xác định vị trí của mình trên thị trường nước ngoài đã phân chia các nhà sản xuất ô tô trên thế giới thành 3 nhóm: nhóm đầu tiên bao gồm các nhà sản xuất GM, Ford, Toyota, Honda và Volkswagen; nhóm thứ hai bao gồm các nhà sản xuất như Chrysler, Mercedes Benz; Renault, Nissan, Fiat; nhóm thứ ba bao gồm các nhà sản xuất Mazda-Mitsubishi; Kia-Volvo. Trong đó, hai nhóm sau đang nỗ lực để củng cố hoặc sáp nhập với những nhóm nhà sản xuất ô tô có vị trí thấp


hơn để cạnh tranh với nhóm thứ nhất. Có thể thấy rõ được xu hướng này qua sơ đồ sau:

Hình 1: Tình hình tái cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô năm 2000


Nguồn: Asia-Pacific Research and Training Network on Trade Working Paper Series, No. 37, July 2007

1.1.3. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô thế giới

Sự phát triển của thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách để hoạch định các chiến lược kinh doanh. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô đã ảnh hưởng lên cả tự do hoá cũng như bảo hộ thương mại. Vào những năm 1970 và 1980, ngành công nghiệp ô tô của Mỹ đã phải đối mặt với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022