Nguyễn Quốc Đạt (1999)[18] cho thấy bò lai hướng sữa F1 Holstein, F2 (3/4 Holstein) và F3 (7/8 Holstein) có chỉ số tròn mình tương ứng 120,8; 119 và 118,9%.
Chỉ số khối lượng của bò lai hướng thịt tăng dần qua các tháng tuổi. Lúc 6 tháng tuổi Lai Sind 107.07%; F1(Brahman × Lai Sind) 109,21% và F1(Charolais × Lai Sind) 111,24%, đến 24 tháng tuổi đạt tương ứng 130,63%; 133,32% và 139,42%. F1(Brahman × Lai Sind) vượt Lai Sind 3,60%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 7,76% và F1(Charolais × Lai Sind) vượt F1(Brahman × Lai Sind) 4,02%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Chỉ số khối lượng ở bò nuôi theo dõi cao hơn so với bò nuôi trong nông hộ 1,57% - 3,10%, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Chỉ số khối lượng cho thấy bò lai hướng thịt phát triển mạnh chiều sâu hơn chiều cao, và đây là đặc trưng của các giống bò hướng thịt. Ngoại hình của bò lai hướng thịt, đặc biệt là ngoại hình của bò F1(Charolais × Lai Sind) phát triển theo hướng bò chuyên thịt, khối lượng lớn, chiều dài thân và chiều vòng ngực phát triển mạnh.
3.1.3 Tiêu tốn thức ăn của bò lai hướng thịt
Tiêu tốn thức ăn của bò lai hướng thịt nuôi theo dõi từ 6 đến 24 tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.8 cho thấy cả ba nhóm bò lai được cho ăn với nguồn thức ăn như nhau nhưng khác nhau về khối lượng thức ăn thu nhận. Chất khô thu nhận được của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) tương ứng 4,08; 4,28 và 4,43 kg/con/ngày. Lượng thức ăn thu nhận trong ngày cao nhất ở F1(Charolais × Lai Sind) và tiếp theo là F1(Brahman × Lai Sind) và thấp nhất ở bò Lai Sind, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Năng lượng ăn vào có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm bò lai: bò F1(Charolais × Lai Sind) thu nhận được 39,76 MJME cao hơn so với F1(Brahman × Lai Sind) và Lai Sind (38,32 và 36,73) MJME/con/ngày, sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Lượng protein thu nhận được cũng khác biệt khá rõ: bò F1(Charolais × Lai Sind) thu nhận được lượng protein 440,75 g/con/ngày cao hơn so với F1(Brahman × Lai Sind) và Lai Sind 430,71 và 415,03 g/con/ngày, sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai hướng thịt
Chỉ tiêu
Lai Sind (n=10)
F1(Bra × LS) (n=10)
F1(Char × LS) (n=10)
Mean± SE | Mean ± SE | Mean ± SE | |
Chất khô thu nhận (kg/con/ngày) | 4,08a±0,02 | 4,28b±0,03 | 4,43c±0,03 |
Protein thu nhận (g/con/ngày) | 415,03a±1,33 | 430,71b±2,70 | 440,75c±2,22 |
Năng lượng trao đổi (MJME) | 36,73a±0,15 | 38,32b±0,37 | 39,76c±0,21 |
Chất khô thu nhận (g/kg W0.75) | 83,55 | 76,79 | 76,48 |
Chất khô thu nhận (% khối lượng) | 2,29 | 2,01 | 1,98 |
Tiêu tốn thức ăn (kg CK/kg tăng P) | 12,17a±0,35 | 11,02b±0,29 | 10,79b±0,17 |
HQSDTĂ (g tăng P/MJME) | 9,17a±0,27 | 10,20b±0,27 | 10,34b±0,16 |
Có thể bạn quan tâm!
- A. Tăng Khối Lượng Của Bò Lai Hướng Thịt Nuôi Trong Nông Hộ
- A. Sinh Trưởng Tương Đối Của Bò Lai Hướng Thịt Nuôi Trong Nông Hộ
- B. Dài Thân Chéo Của Bò Nuôi Theo Dõi Qua Các Tháng Tuổi
- Kết Quả Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Từ 18 Đến 21 Tháng Tuổi
- Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn Bò Nuôi Vỗ Béo 21 -24 Tháng Tuổi
- Màu Sắc Của Thịt Bò Ở Các Thời Điểm Khác Nhau Sau Giết Thịt
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
Ghi chú : Trong cùng hàng các giá trị có số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Ferrell và Cs (1998)[88] cho biết lượng chất khô thu nhận liên quan chặt chẽ với tăng trọng của các nhóm bò Angus, Boran, Brahman và con lai. Nghiên cứu cho thấy bò ăn hạn chế với mức 3,03 - 3,41 kg chất khô chỉ cho tăng trọng 0,2 - 0,42 kg/con/ngày nhưng nếu được ăn không hạn chế bò thu nhận 5,77 - 8,23 kg chất khô/ngày, tăng trọng đạt 0,97 - 1,30 kg/con/ngày tùy thuộc vào từng giống.
Tiêu tốn chất khô cho 1 kg tăng trọng ở bò F1(Charolais × Lai Sind) là 10,79 thấp hơn so với F1(Brahman × Lai Sind) và Lai Sind (11,02; 12,17) kg chất khô/ kg tăng trọng, sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Hiệu quả sử dụng thức ăn của F1(Brahman × Lai Sind); F1(Charolais × Lai Sind) lần lượt là: 10,20 và 10,34 g tăng trọng/MJME cao hơn so với 9,17 g
tăng trọng/MJME của bò Lai Sind, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả của Silva và Cs (1989)[127] khi cho bò ăn khẩu phần cơ sở là rơm đạt 4,5 - 12,6 g tăng trọng/MJME.
3.1.4 Khảo sát đồ thị sinh trưởng của bò lai hướng thịt
Ứng dụng các mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính để mô tả quá trình sinh trưởng của sinh vật được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm mô hình hóa các quá trình sống, các quá trình trao đổi chất ở gia súc, dự đoán năng suất, dự đoán quá trình sinh trưởng của sinh vật.
Kết quả sử dụng hàm Gompertz để mô tả quá trình sinh trưởng của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đối với bò lai nuôi trong nông hộ và nuôi theo dõi, được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các tham số hàm sinh trưởng của bò Lai Sind, F1 (Brahman × Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind)
Hàm Gompert
Nhóm bò Y = mEXP(-aEXP(-bx))
m | a | b | R2(%) | |
Lai Sind nuôi nông hộ | 267,261 | 2,417 | 0,112 | 96,92 |
F1(Bra × LS) nông hộ | 333,642 | 2,358 | 0,101 | 96,64 |
F1(Char × LS) nông hộ | 383,999 | 2,342 | 0,095 | 97,05 |
Lai Sind nuôi theo dõi | 350,847 | 2,591 | 0,092 | 97,88 |
F1(Bra × LS) nuôi theo dõi | 401,833 | 2,502 | 0,093 | 96,69 |
F1(Char × LS) nuôi theo dõi | 418,916 | 2,589 | 0,100 | 98,51 |
Với tập hợp số liệu nuôi trong nông hộ của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) kết quả tính toán phương trình hồi quy mô hình sinh trưởng của các nhóm bò lai hướng thịt như sau:
* Bò nuôi trong nông hộ: Lai Sind
Y = 267,216 EXP(-2,417EXP(-0,112x)); R2 = 96,92%
F1(Brahman × Lai Sind)
Y = 333,642EXP(-2,358EXP(-0,101x)); R2 = 96,64%
F1(Charolais × Lai Sind)
Y = 383,99 EXP(-2,342 EXP(-0,095 x)); R2 = 97,05%
*Bò nuôi theo dõi Bò Lai Sind
Y = 350,93 EXP(-2,592EXP(-0,092x)); R2 = 97,88%
F1 (Brahman × Lai Sind)
Y = 401,94 EXP(-2,502 EXP(-0,093 x)); R2= 96,69%
F1 (Charolais × Lai Sind)
Y = 418,91 EXP(-2,589EXP(-0,100x)); R2= 98,51%
trong đó Y: khối lượng (kg) x: tuổi (tháng)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được trong thí nghiệm phù hợp với nghiên cứu của của Alessandra và Cs (2006)[66] khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của bò cái tơ Holstein bằng mô hình Gompertz cho thấy:
Y = 616,80 exp[-2,3855 exp(-0,0039t]; R2 = 99,80%
Kết quả nghiên cứu của Lambe và Cs (2006)[108] về các hàm hồi quy phi tuyến tính Logistic, Gompertz, Richard cho thấy hệ số xác định R2>98%. Hàm Gompertz mô tả tốt nhất nhằm đánh giá khối lượng trưởng thành, tăng khối lượng cao nhất và tuổi tại thời điểm có tăng trọng cao nhất.
Bảng 3.10. Tuổi, khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối tại điểm uốn
Nhóm bò
X p1(tháng) | Yp1(kg) | MWGp1(kg/tháng) | |
Lai Sind NNH | 7,88 | 98,32 | 11,01 |
F1(Bra × LS) NNH | 8,49 | 122,74 | 12,40 |
F1(Char × LS) NNH | 8,89 | 141,27 | 13,42 |
Lai Sind NTD | 10,35 | 129,07 | 11,87 |
F1(Bra × LS) NTD | 9,86 | 147,83 | 13,78 |
F1(Char × LS) NTD | 9,51 | 154,11 | 15,41 |
Xp1 :Tháng thay đổi tốc độ sinh trưởng ; Yp1 : Khối lượng tại điểm thay đổi tốc độ sinh trưởng ; MWGP1 : Tăng khối lượng cao nhất đạt được tại điểm thay đổi tốc độ sinh trưởng.
Tọa độ điểm uốn của đường cong sinh trưởng của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi trong nông hộ lần lượt là 7,88; 8,49 và 8,89 tháng tương ứng khối lượng tại tọa độ uốn là 98,32; 122,74 và 141,27 kg. Bò nuôi theo dõi có tuổi tại điểm uốn là 10,35; 9,86 và 9,51 tháng, tương ứng khối lượng đạt 129,43; 147,83 và 154,11kg. Điểm thay đổi tốc độ hàm sinh trưởng của bò lai nằm tại 1/3 khối lượng trưởng thành.
Đinh Văn Tuyền và Cs (2008)[61] nghiên cứu mô hình hóa sinh trưởng của bò Brahman và bò Drought Master từ sơ sinh đến 720 ngày tuổi bằng hàm hồi quy tuyến tính cho thấy :
Y = - 0,0003 x2 + 0,6209x + 21,6 với hệ số xác định R2 = 99,23% đối
với bò Drought Master.
Y = - 0,0002 x2 + 0,5582x + 20,7 với hệ số xác định R2 = 98,77% đối với bò Brahman.
Trong đó Y: là khối lượng của bò (kg) ; x: là tuổi (ngày)
Kết quả tính toán hàm Gompertz cho thấy hàm tồn tại với hệ số xác định cao, mô hình có thể ứng dụng được trong việc dự đoán xu hướng tăng khối lượng của bò. Mô hình này có thể áp dụng trong công tác lai giống bò thịt và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chăn nuôi, xây dựng quy trình nuôi dưỡng bò thịt hợp lý.
300
250
200
Kg
150
100
50
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Tháng
Hình 3.3. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz bò Lai Sind NNH
400
300
Kg
200
100
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Thang
Hình 3.4. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NNH
400
300
Kg
200
100
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Thang
Hình 3.5. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Char × LS)NNH
300
250
200
Kg
150
100
50
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Tháng
Hình 3.6. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz Lai Sind NTD
400
300
Kg
200
100
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Tháng
Hình 3.7. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NTD
400
300
Kg
200
100
0
0 3 6 9 12 15 18 21 24
Tháng
Hình 3.8. Đường cong sinh trưởng hàm Gompertz F1(Bra × LS) NTD