Thông Tin Cần Thu Thập Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên


- Sử dụng năng lượng mặt trời thay thế điện (thắp sáng, sử dụng máy tắm nóng lạnh phục vụ du khách).

- Sử dụng xe ô tô điện đi trên các tuyến đi trong phạm vi Vườn thay thế các loại xe ô tô cơ giới hạn chế tiếng ồn, khí thải.

- Liên kết nhiều hơn với các công ty du lịch lữ hành để nối tuyến du lịch và vận chuyển hành khách đến Vườn.

- Liên kết với mô hình phát triển du lịch tại dự án thí điểm phát triển du lịch tại vùng đệm.


86


KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- VQG Cát Tiên có tổng diện tích 72.663,53 ha với tài nguyên ĐDSH phong phú gồm 1.615 loài thực vật và 1.459 loài động vật, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn du khách đến tham quan.

- VQG Cát Tiên đã xác định được 24 dịch vụ HST. Trong đó có 15 dịch vụ HST có giá trị sử dụng và 9 dịch vụ HST có giá trị phi sử dụng.

- DLST ở VQG Cát Tiên đang trên đà phát triển, số lượt khách và doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên doanh thu từ DVDLST mới tạm đủ sử dụng cho việc tái đầu tư, chưa mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho CBNV Vườn. Doanh thu từ DVDLST chưa tương xứng với tài nguyên ĐDSH và các giá trị HST hiện nay của VQG Cát Tiên.

- Chính sách Chi trả DVMTR trong những năm qua đã mang lại nhiều nguồn lực về kinh tế cho cộng đồng người dân sống gần rừng. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập hàng năm cho hơn 900 hộ dân thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Đối với VQG Cát Tiên hoạt động này đã làm tăng thêm nguồn lực về kinh tế và nhân lực cho công tác BV&PTR.

- DLST và Chi trả DVMTR là 2 hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cho VQG Cát Tiên, nhưng gần như chưa có khoản nào đầu tư cho nghiên cứu, điều tra bảo tồn và giám sát ĐDSH.

- Tổng lượng carbon lưu giữ của một năm của VQG Cát Tiên là 20.280.501,83 tấn. Giá trị hấp thụ lượng carbon của VQG Cát Tiên tính cho 1 năm là 101.402.509 USD, tuy nhiên con số này mới chỉ dừng lại ở giả định, nếu điều này trở thành hiện thực thì đây là số tiền khổng lồ sẽ giải quyết được rất nhiều khó khăn trong công tác BV&PTR hiện nay, đồng thời mang lại không những giá trị về kinh tế mà còn mang lại giá trị to lớn về môi trường.

- Tăng cường nguồn lực kinh tế thông qua việc bảo vệ tốt HST hiện có, trồng thêm diện tích rừng mới, tạo đa dạng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch.


87


Có chính sách ưu đãi tăng giảm giá dịch vụ theo mùa để thu hút khách, nâng đơn giá KBVR để lôi cuốn người dân tham gia BVR. Có cơ chế cho VQG Cát Tiên sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền thu được từ xử phạt vi phạm Luật BV&PTR.

- Tăng cường nguồn nhân lực và vật lực thông qua đào tạo CBNV có năng lực trình độ chuyên môn cao, đầu tư một phần kinh phí đủ lớn cho nghiên cứu ứng dụng tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng và giám sát ĐDSH, thuê mướn thêm lực lượng lao động hợp đồng bảo vệ rừng và sửa chữa nâng cấp, đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ DLST.

2. Tồn tại:

- Chưa nghiên cứu đánh giá các hoạt động bảo vệ các HST, công tác bảo tồn, giám sát và phát triển đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên.

- Chưa nghiên cứu đánh giá lợi ích của công tác bảo tồn ĐDSH và HST VQG Cát Tiên đối với các ngành liên quan.

- Chưa đánh giá hiệu quả trồng rừng mới của VQG Cát Tiên, cũng như ảnh hưởng của diện tích rừng xung quanh vùng đệm đối với VQG Cát Tiên.

- Chưa nghiên cứu đánh giá hết các dịch vụ HST ở VQG Cát Tiên.

3. Khuyến nghị

- VQG Cát Tiên cần được BV&PTR tốt hơn trong tương lai, cũng như bảo vệ tốt các hệ sinh thái quan trọng sẽ mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế thì cần đảm bảo đủ kinh phí để đầu tư cho nghiên cứu, điều tra về bảo tồn, giám sát ĐDSH, biến đổi khí hậu, lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng, tạo sinh kế bền vững và các nhu cầu tương tự khác.

- Bảo tồn ĐDSH và HST của VQG Cát Tiên tạo ra nhiều lợi ích cho rất nhiều ngành và các nhóm liên quan. Vì vậy, cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp đa ngành, có sự tham gia của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và các nhóm liên quan, nhằm đảm bảo cùng hành động để bảo tồn các dịch vụ HST và tránh xung đột lợi ích.


88


- Cần trồng thêm nhiều diện tích rừng ở vùng đệm, tạo thành một hành lang xung quanh VQG Cát Tiên nhằm giảm áp lực lên tài nguyên ĐDSH của Vườn.

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn các dịch vụ HST VQG Cát Tiên từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nguồn lực cho BV&PTR trong giai đoạn tiếp theo./.


89


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần I - Động vật).Nxb.

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Chính phủ, (2006) Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/ 2006 của Chính Phủ

Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

3. Chính phủ Việt Nam, (2016) Nghị định 147/2016/NĐ-CP), ngày 02/11/2016, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4. Kim Thị Ngọc Thúy, (2014) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam.

5. Hạt Kiểm lâm – VQG Cát Tiên, (2016) Báo cáo tình hình vi phạm tài nguyên rừng VQG Cát Tiên giai đoạn 2011 – 2015.

6. Hạt Kiểm lâm – VQG Cát Tiên, (2016) Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chương trình Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại VQG Cát Tiên.

7. Lê Xuân Thám và cộng sự, (2011) Báo cáo đề tài “Phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra xây dựng bảo tàng nấm ở Vườn Quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2004 – 2009”

8. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, (2012) Lượng hóa một số giá trị kinh tế của Vườn quốc gia

Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

9. Phạm Hoàng Hộ, (2003) Cây cỏ Việt Nam nhà xuất bản Nông nghiệp

10. Tổng cục Lâm nghiệp, (2014) Quyết định số 571/QĐ-TCLN - VP ngày15/12/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Tiên

12. Trần Văn Mùi,( 2005) Nghiên cứu một số biện pháp để góp phần quản lý, bảo vệ bền vững tài nguyê rừng tại VQG Cát Tiên.

13. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, (2008) Chiến lược quản lý bảo tồn VQG Cát Tiên giai đoạn 2009 – 2014.

14. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, (1999 – 2002) Báo cáo kết quả điều tra và xây dựng danh lục động, thực vật VQG Cát Tiên.


90


15. VQG Cát Tiên, (2011) Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020

16. VQG Cát Tiên,( 2016) Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng VQG Cát Tiên giai đoạn 2016 – 2020.

17. VQG Cát Tiên, (2016) Đề án phát triển DLST giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

18. VQG Cát Tiên, (2015) Báo cáo quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp công lập tại VQG Cát Tiên

19. VQG Cát Tiên, (2014 và 2016) Báo cáo kết quả kiểm kê rừng trên địa bàn Vườn quốc gia Cát Tiên quản lý thuộc các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước.

20. Vũ Tấn Phương & cs. (2007), Báo cáo tổng kết đề tài lượng giá giá trị kinh tế về môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

21. Vũ Tấn Phương & cs. (2009), Nghiên cứu định giá rừng Việt Nam. Nxb. Khoa học

và Kỹ thuật.

22. Vũ Tấn Phương & cs, (2015) Nghiên cứu xác định giá trị rừng phòng hộ ven biển

vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ.

23. Bauer, D. and I. Wing. (2010). Economic consequences of pollinator declines: a synthesis. Agricultural and Resource Economics

24. Emerton.L., and B.Kekulandala, (2003) The Economic Value of Muthurajawela Wetland, Sri Lanka. IUCN – The World Conservation Union Regional Environmental Economics Programme and Sri Lanka Country Programme, Colombo.

25. Emerton.L., and E.Bos, (2004) VALUE: Counting ecosystems as Water Infrastructure. IUCN – The World conservasion Union, Gland.

26. IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, (2006): Chapter 4 Forest Land.

27. Lucy Emerton & cs, (2014) Nghiên cứu giá trị kinh tế Vườn quốc gia Cát Tiên.

28. Millennium Ecosystem Assessment, (2005)

29. The IUCN red list of Threatened Species (2016).


91


PHỤ LỤC 1

MẪU 01: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(dành cho cán bộ nhân viên VQG Cát Tiên)

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: ………………………….. Giới tính: Nam Nữ Thời gian công tác tại Vườn quốc gia Cát Tiên: ……………… Đơn vị hiện đang công tác: ………………………………………… Quản lý, điều hành Hoạt động chuyên môn:


II. THÔNG TIN CẦN THU THẬP VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Câu 1Xin vui lòng cho biết, Vườn quốc gia có được ghi nhận các danh hiệu mức vùng/quốc tế/toàn cầu không?

 Có  Không

Nếu , chỉ ra các danh hiệu được ghi nhận dưới đây? (Có thể chọn nhiều

phương án)

 Khu di sản thiên nhiên thế giới

 Khu dự trữ sinh quyển

 Khu Ramsar

 Vùng chim quan trọng (IBAs)

 Khu di sản ASEAN

 Vùng đa dạng sinh học trọng yếu

 Trung tâm đa dạng thực vật

Khác (Cụ thể)

Câu 2Vui lòng lựa chọncác nguyên nhân chính hiện tạihạn chế đếnnăng

lực quản lý của VQG theo mức độ từ 1 đến 5 (1-Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý)? (Có thể chọn

nhiều phương án)


 Hạn chế nguồn quỹ cho việc quản lý VQG






 Thiếu quyền lực thực thi của Ban quản lý VQG






 Chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cấp quản lý






 Tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng thay vì các hoạt động bảo tồn






 Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực của các phòng ban






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 13

92


của VQG bị hạn chế






 Áp lực từ dân số và sử dụng tài nguyên bên trong và xung quanh

QG






 Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tang trong VQG






 Lấn chiếm đất đai, xung đột quyền sử dụng đất và rừng






 Khác (Cụ thể)






V


Câu 3 Vui lòng lựa chọncác đe dọa hiện tạiđối với việcbảo tồn VQGtheo các mức độ từ 1 đến 5 (1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý)? (Có thể chọn nhiều phương án)

 Săn bắn, bẫy, bắt và câu trộm






 Thương mại bất hợp pháp động vật hoang dã






 Chặt trộm gỗ, củi






 Khai thác lâm sản ngoài gỗ phi pháp






 Khai thác khoáng sản, khai thác đá






 Biến đổi khí hậu






 Các dự án đập thủy điện, hồ chứa nước






 Phát triển các kênh, mương






 Ô nhiễm (ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn)






 Lấn chiến đất đai, thay đổi mục đích sử dụng đất






 Các tuyến đường tồn tại và đã được lập kế hoạch (đường xá, đường cao tốc, đường tàu) băng qua VQG hoặc tại các vùng lân cận

của VQG






 Phát triển du lịch (chồng chèo trong việc chuyên sâu vào du lịch, và liên quan tới sức ép đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch trong VQG

và các khu vực lân cận VQG)






 Khác (Cụ thể)







93

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022