Kết Quả Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Từ 18 Đến 21 Tháng Tuổi


3.2 Kết quả nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt

3.2.1 Kết quả nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt từ 18 đến 21 tháng tuổi

3.2.1.1 Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi

Tăng khối lượng của bò vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.11. Kết quả cho thấy bò lai hướng thịt khi đưa vào vỗ béo có khối lượng trung bình của từng nhóm bò lai: bò Lai Sind đạt 194,80 kg, sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với bò F1(Brahman × Lai Sind) 209,80 kg và F1(Charolais

× Lai Sind) 221,20 kg. Khối lượng bắt đầu vỗ béo của F1(Brahman × Lai

Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) không có sự sai khác (P>0,05). Khi kết thúc thí nghiệm bò đạt khối lượng tương ứng 255,20; 288,60 và 310,20 kg, sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Khối lượng của bò lai hướng thịt vỗ béo trong giai đoạn này đạt khá cao và khá đều. F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) đạt tăng trọng cao bắt đầu từ tháng vỗ béo thứ nhất còn bò Lai Sind tăng trọng cao nhất từ tháng vỗ béo thứ 2.

Tăng khối lượng hàng ngày của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi vỗ béo đạt tương ứng 671,10; 875,60 và 988,80 g/con/ngày. F1(Brahman × Lai Sind) cao hơn Lai Sind 30,47%, F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 47,34% và vượt F1(Brahman × Lai Sind) 12,93%, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo khá cao và đồng đều giữa các tháng vỗ béo, có thể do giai đoạn này bò đang ở giai đoạn có tăng trưởng cao. Kết thúc vỗ béo bò F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) đạt tăng trưởng cao 833,30 - 860g/con/ngày. Tăng trọng của hai nhóm bò thịt này vẫn phát triển mạnh khi kết thúc vỗ béo lúc 21 tháng tuổi.

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm giữa 3 nhóm bò có sự sai khác, do vậy ảnh hưởng của khối lượng ban đầu đối với khối lượng kết thúc và tăng khối lượng trong thời kỳ thí nghiệm được nghiên cứu bằng mô hình phân tích hiệp phương sai. Kết quả cho thấy khối lượng ban đầu ảnh hưởng rõ rệt đến khối


lượng kết thúc (P<0,01). Khối lượng khi kết thúc vỗ béo của nhóm bò F1(Charolais × Lai Sind) đạt giá trị cao nhất và thấp nhất ở nhóm bò LaiSind (P<0,05).

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm không ảnh hưởng đến tăng khối lượng trong thời gian nuôi vỗ béo (P>0,05). Giá trị này đạt cao nhất ở bò lai F1(Charolais × Lai Sind), tiếp đến là F1(Brahman × Lai Sind) và thấp nhất ở LaiSind (P<0,05).

Vũ Chí Cương và Cs (2007)[13] vỗ béo bò F1 Brahman lúc 18 tháng tuổi cho tăng trọng 732 - 845 g/con/ngày, tác giả cho rằng bò F1 Brahman nuôi vỗ béo giai đoạn này có tăng trọng tốt nhưng ngoại hình vẫn còn phát triển mạnh, bò chưa đạt độ béo tối đa. Kết quả thu được của chúng tôi tương đương với nghiên cứu nuôi vỗ béo trên bò F1(Brahman × Lai Sind) nói trên.

Bảng 3.11. Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi


Chỉ tiêu

Mean ± SE (n=5)

Cv%

Mean ± SE (n=5)

Cv%

Mean ± SE (n=5)

Cv%

P đầu kỳ (kg) 194,80a±4,21

4,42

209,80ab±3,31

3,53

221,20b±4,79

4,84

P tháng 1 (kg) 211,6a±3,94

4,17

239,00b±2,15

2,15

255,80c±4,49

3,92

TTTĐ tháng 1

560,00a±32,30

12,90

973,30b±95,70

21,98

1.153,00b±103

19,98

P tháng 2 (kg) 234,00a±3,24

3,10

263,60b±2,50

5,59

284,40c±6,58

5,17

TTTĐ tháng 2

746,70a±42,9

12,86

820,00ab±34,30

9,36

953,30b±72,70

17,06

P tháng 3 (kg) 255,20a±3,44

3,01

288,60b±3,39

2,62

310,20c±4,85

3,50

TTTĐ tháng 3

706,70a±22,21

7,00

833,30b±34,30

9,80

860,00b±89,70

23,32

TTTĐ cả kỳ

671,10a±15,90


5,31

875,60b±29,20


7,48

988,80c±17,90


4,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 14

Lai Sind F1(Bra × LS) F1(Char × LS)


(g/con/ngày)


(g/con/ngày)


(g/con/ngày) (g/con/ngày)


Ghi chú: Trong cùng hàng có các số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Lai sind F1(Brah x LS) F1(Char x LS)

1400

1200

1153

988.8

1000

973.3

953.3

820

833.3 860

875.6

800

746.7

706.7

671.1

600

560

400


200

0

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Trung bình

T ăn g trọ n g (g /co n /n g ày )

Hình 3.9. Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu vỗ béo bò lai hướng thịt từ 18 đến 21 tháng tuổi đạt từ 875,60 - 988,80 g/con/ngày cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bui Van Chinh và Cs (1992)[79]; Lê Viết Ly và Cs (1995)[28], Vũ Văn Nội và Cs (1999)[44] vỗ béo bằng phụ phẩm nông nghiệp tăng trọng 510

- 580 g/con/ngày. Vũ Chí Cương và Cs (2005)[11] khi vỗ béo bò bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng trọng 0,53 - 0,70 kg/con/ngày.

3.2.1.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi

Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai hướng thịt nuôi vỗ béo được trình bày ở bảng 3.12. Lượng thức ăn thu nhận (kg chất khô/con/ngày) của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) tương ứng 6,19; 6,50 và 7,09 kg/con/ngày, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bò F1(Charolais × Lai Sind) có lượng thức ăn thu nhận cao nhất so với Lai Sind và F1(Brahman × Lai Sind), sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Chất khô thu nhận so với khối lượng cơ thể của Lai Sind đạt 2,77%, F1(Brahman × Lai Sind) 2,45% và F1(Charolais × Lai Sind) 2,67%. Chất khô thu nhận của bò trong thí nghiệm thấp hơn so với nghiên cứu của Ferrell và Cs (1998)[88] cho thấy bò có khối lượng 307 - 361 kg, thu nhận 7,39 - 8,23 kg chất khô/ngày.


Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi


Chỉ tiêu

Lai Sind (n = 5)

F1(Bra × LS) (n = 5)

F1(Char × LS) (n = 5)


Chất khô thu nhận (kg/con/ngày)

Mean ± SE

6,19a±0,05

Mean ± SE

6,50b±0,02

Mean ± SE

7,09c±0,03

Protein thu nhận (g/con/ngày)

833,53a±2,70

859,65b±3,05

893,65c±2,07

Chất khô thu nhận (g/kgW0,75)

107,12a±0,83

103,64b±0,30

107,97a±0,47

Chất khô thu nhận (% khối lượng)

2,77a±0,02

2,45b±0,01

2,67c±0,01

TTTĂ (kg CK/kg tăng P)

9,29a±0,07

7,42b±0,02

7,18c±0,03

HQSDTĂ (g tăng P/MJME)

11,82a±0,13

14,69b±0,04

15,33c±0,07

Ghi chú: Trong cùng hàng các giá trị trung bình có các số mũ là các chữ cái khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tiêu tốn thức ăn (kg chất khô/ kg tăng trọng) ở Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) đạt tương ứng 9,29; 7,42 và 7,18 kg chất khô/kg tăng trọng, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bò F1(Charolais × Lai Sind) tiêu tốn thức ăn thấp hơn Lai Sind và F1(Brahman × Lai Sind). Sự sai khác về tiêu tốn thức ăn nên hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi tốt nhất thuộc về nhóm bò F1(Charolais × Lai Sind) 15,33 g tăng P/MJME so với F1(Brahman × Lai Sind) và Lai Sind (14,69 và 11,82) g tăng P/MJME.

3.2.1.3 Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế bò nuôi vỗ béo bò lúc 18- 21 tháng tuổi

Dựa trên cơ sở giá thức ăn, giá mua và bán bò tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm vỗ béo chúng tôi sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả được trình bày ỏ bảng 3.13.

Hiệu quả nuôi vỗ béo bò Lai Sind; F1 (Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) trình bày ở bảng 3.13 cho thấy nuôi vỗ béo bò F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) tăng chi phí từ 10,24% đến 16%; tăng thu nhập 13,27% - 21,74%. Vỗ béo bò lai hướng thịt cho thu nhập cao hơn 96.355 - 174.908 đồng/con/tháng so với vỗ béo bò Lai Sind


Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt từ 18 đến 21 tháng tuổi

Chỉ tiêu

Lai Sind

F1 (Bra × LS)

F1 (Char × LS)

Giá thức ăn tinh (đồng/kg)

2964,16

2964,16

2964,16

Giá rơm ủ urê 4% (đồng/kg)

700

700

700

Giá cỏ voi (đồng/kg)

300

300

300

Giá mua bò (đồng/kg)

28000

29000

29000

Giá bán bò (đồng/kg)

30000

30000

30000

Chi phí

Mua bò (đồng)


5.454.400


6.084.200


6.410.800

Mua thức ăn (đồng)

1.602.786

1.685.919

1.771.662

Tổng chi (đồng)

7.057.186

7.770.119

8.182.462

Tổng thu (đồng)

7.656.000

8.658.000

9.306.000

Tiền lãi cả kỳ (đồng)

598.814

887.881

1.123.538

Tổng tiền lãi/con/tháng (đồng)

199.605

295.960

374.513

3.2.2 Kết quả nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt từ 21 đến 24 tháng tuổi

3.2.2.1 Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 21 đến 24 tháng tuổi

Kết quả tăng khối lượng bò nuôi vỗ béo được trình bày ở bảng 3.14, khối lượng bắt đầu của bò nuôi vỗ béo được chọn đạt mức trung bình của nhóm bò điều tra đại diện cho từng nhóm bò, khối lượng các cá thể trong nhóm đồng đều. Khối lượng bò Lai Sind bắt đầu thí nghiệm đạt 235 kg, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khối lượng bò F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind). Khối lượng bắt đầu thí nghiệm của F1(Brahman × Lai Sind) đạt 267,20kg so với F1(Charolais × Lai Sind) 274,20 kg không có sai khác thống kê (P>0,05). Khối lượng kết thúc thí nghiệm đạt tương ứng 294,20 kg; 338,40 kg và 356,80 kg sai khác khối lượng giữa các nhóm bò nuôi vỗ béo có ý nghĩa (P<0,05).

Kết thúc vỗ béo khối lượng bò F1(Brahman × Lai Sind) vượt bò Lai


Sind 15,02%; bò F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 21,27% và vượt bò F1(Brahman × Lai Sind) 5,44%. Nhìn chung bò thí nghiệm có xu hướng đạt cao nhất ở tháng nuôi vỗ béo thứ nhất sau đó tăng trọng có xu hướng giảm dần. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của các nhóm bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) ở tháng thứ nhất đạt tương ứng 746,70; 886,70 và 1.106,70 g/con/ngày và tháng cuối cùng đạt 526,70; 666,70 và 660 g/con/ngày.

Bảng 3.14. Tăng khối lượng bò nuôi vỗ béo từ 21 đến 24 tháng tuổi



Lai Sind

F1(Bra × LS)

F1(Char × LS)

Chỉ tiêu theo dõi


P đầu kỳ (kg)

(n = 5)

Mean ± SE 235,00a ± 2,88

(n = 5)

Mean ± SE 267,20b ± 4,47

(n = 5)

Mean ± SE 274,20b ± 4,27

P tháng thứ 1(kg)

257,40a ± 3,52

293,80b ± 4,25

307,40c ± 3,96

TTTĐ tháng 1(g/con/ngày)

746,70a ± 65,50

886,70b ± 47,80

1.106,70c ± 28,70

P tháng thứ 2 (kg)

278,40a ± 2,79

318,40b ± 4,99

337,00c ± 4,93

TTTĐtháng thứ 2(g/con/ngày)

700,00a ±66,70

820,00b ± 37,40

986,70c ± 67,20

P tháng thứ 3 (kg)

294,20a ± 3,20

338,40b ± 5,57

356,80c ± 4,35

TTTĐ tháng 3 (g/con/ngày)

526,70a ± 40,00

666,70b ± 42,50

660,00b ± 45,20

TTTĐ cả kỳ (g/con/ngày)

657,78a ± 9,56

791,10b ± 19,10

917,78c ± 9,03

Ghi chú: Trong cùng hàng các giá trị trung bình có các số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0,05)

Kết quả về tăng khối lượng hàng ngày của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi vỗ béo đạt tương ứng 657,78; 791,10 và 917,78 g/con/ngày cho thấy bò vỗ béo ở giai đoạn này có tăng trọng khá tốt, sai khác về tăng khối lượng tuyệt đối giữa các nhóm bò lai có ý nghĩa (P<0,05).

Ảnh hưởng của khối lượng đầu kỳ đến khối lượng kết thúc vỗ béo và tăng khối lượng trong thời gian thí nghiệm được so sánh bằng mô hình phân tích hiệp phương sai tương tự như thí nghiệm nuôi vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi. Khối lượng đầu kỳ có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cuối kỳ (P<0,01). Khối lượng cuối kỳ của nhóm bò lai F1(Charolais × Lai Sind) đạt giá trị cao


nhất so với 2 nhóm bò còn lại (P<0,05), tuy nhiên sự sai khác giữa 2 nhóm bò Lai Sind và F1(Brahman × Lai Sind) không rõ rệt (P>0,05).

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm nuôi vỗ béo không tác động đến tăng

Lai sind F1(Brah x LS) F1(Char x LS)

1200

1106

986.7

1000

886.7

917.78

820

791.1

800

746.7

700

666.7 660 657.78

600

526.7

400


200


0

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Trung bình

Tăng trọng (g/con/ngày)

khối lượng trong thời gian thí nghiệm (P>0,05). Giá trị này đạt cao nhất ở bò lai F1(Charolais × Lai Sind) so với 2 nhóm bò còn lại (P<0,05).


Hình 3.10. Tăng khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 21đến 24 tháng tuổi

Kết quả nuôi vỗ béo bò trong thí nghiệm cao hơn các nghiên cứu của Lê Viết Ly và Cs (1995)[27] cho biết bò lai F1 Charolais, F1 Simmental, F1 Red Sindhy được nuôi chăn thả kết hợp bổ sung 10 kg cỏ cắt và 0,7 kg MUB cho tăng trọng tương ứng 556g/con/ngày; 520 g/con/ngày và 368 g/con/ngày. Trong điều kiện bổ sung thức ăn rơm ủ Urê 4% và bánh MUB có hàm lượng bột cá 20% bê lai hướng thịt đạt tăng trọng 402 - 429 g/con/ngày.

Vũ Văn Nội và Cs (1995)[41] sử dụng rơm ủ urê 4%, 2 kg rỉ mật và 2 kg hạt bông vỗ béo bò F1 Shahiwal đạt tăng trọng 568,88 g/con/ngày, lúc này con lai F1 Sahiwal đạt được khối lượng 228 kg lúc 21 tháng tuổi và có khả năng xuất chuồng lúc 24 tháng tuổi. Nguyễn Văn Thưởng, và Cs (1995)[57] nghiên cứu vỗ béo bò F1 hướng thịt lúc 24 - 27 tháng tuổi cho tăng trọng từ


444 - 611 g/con/ngày. Nguyễn Tuấn Hùng (2005)[24] sử dụng thức ăn hỗn hợp vỗ béo bò Lai Sind cho tăng trọng 561,3 g/con/ngày.

Vũ Chí Cương và Cs (2007)[13] sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vỗ béo bò F1 Brahman lúc 18 tháng tuổi cho tăng trọng 732- 845 g/con/ngày.

Bò lai hướng thịt nuôi vỗ béo lúc 21- 24 tháng tuổi với khẩu phần giàu

protein và năng lượng cao cho tăng trọng 791,10 g/con/ngày đối với F1(Brahman × Lai Sind) và 917,78 g/con/ngày đối với F1(Charolais × Lai Sind). Tương ứng với khối lượng đưa vào giết thịt 338,40 kg và 356,80 kg.

3.2.2.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò nuôi vỗ béo bò lai từ 21 đến 24 tháng tuổi

Kết quả về lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở bảng 3.15 cho thấy lượng chất khô thu nhận của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) tương ứng 6,69; 6,81; và 7,21 kg/con/ngày, sai khác thu nhận thức ăn có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng chất khô thu nhận của bò trong thí nghiệm khá cao là cơ sở để đạt tăng trọng cao của bò trong quá trình vỗ béo. Theo Kear (1982)[103] bò 200 - 300 kg, tăng trọng 0,75 kg/con/ngày cần 5,4 - 7,4 kg chất khô.

Theo Preston và Cs (1967)[118] bò tơ khối lượng 200 kg lượng chất khô thu nhận từ 2,8% - 3% khối lượng cơ thể của chúng. Lượng thức ăn của bò lai hướng thịt trong thí nghiệm khá cao bảo đảm để đạt tăng trọng trên 500 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) tương ứng 9,48; 8,04 và 7,33 kg chất khô/kg tăng trọng, giữa các nhóm bò lai hướng thịt khác nhau có tiêu tốn thức ăn khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn của bò vỗ béo nằm trong giới hạn tiêu chuẩn của ARC (1980)[68], AFRC (1993)[64], Perry (1990)[116] tiêu tốn thức ăn của bò thịt nằm trong khoảng 7,1 - 8,8 kg chất khô/kg tăng trọng.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí