* Đối với doanh nghiệp du lịch – khách sạn:
Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào từng hoạt động cụ thể. Mỗi loại hoạt động có tính chất khác nhau nên các khoản chi phí cụ thể cũng khác nhau:
- Đối với hoạt động hướng dẫn du lịch nội dung chi phí bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho khách du lịch trong quá trình tham quan như tiền ăn ở, tiền vé vào các điểm tham quan
+ Chi phí nhân viên hướng dẫn: Bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên hướng dẫn du lịch
+ Chi phí quản lý phục vụ: Là phần chi phí dịch vụ cho quản lý chung toàn doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động hướng dẫn du lịch. Chi phí này không thuộc giá thành dịch vụ du lịch thì cần phân bổ theo tiêu chuẩn hợp lý.
- Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ: Là hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách lưu trú trong quá trình tham quan du lịch. Chi phí hoạt động này bao gồm:
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí công cụ, dụng cụ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại …)
- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống (nhà hàng): Là hoạt động kinh doanh dịch vụ chế biến món ăn, uống phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và khách vãng lai khác. Chi phí hoạt động này bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu chính, vật liệu phụ).
+ Chi phí nhân công trực tiếp để chế biến món ăn
+ Chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí khác …
1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.3.1. Đối tượng của kế toán chi phí sản xuất
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau nên đối tượng tập hợp chi phí cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn thường tập hợp chi phí theo từng hoạt động kinh doanh. Nghĩa là các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nào thì tập hợp riêng cho hoạt động đó. Ngoài ra theo yêu cầu cảu chế độ hạch toán nội bộ các đơn vị có thể lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí theo địa điểm kinh doanh dịch vụ ( đơn vị phụ thuộc).
1.3.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Là phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán chi phí. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí như sau:
a/ Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định riêng biệt, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỷ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán … theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
b/ Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, kế toán phải tiến hành theo trình tự sau:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí cần phân bổ
+ Bước 2: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
C
Hspb =
T
Công thức 6.1: Hệ số phân bổ chi phí Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: Tổng tiêu thức phân bổ
+ Bước 3: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng cụ thể: Ci = H x Ti
Công thức 6.2: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti : Tiêu thức phân bổ của đối tượng i
2. Kế toán giá thành sản phẩm
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm giá thành sản phẩm
- Phân loại được giá thành
- Nêu được các phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
2.2. Phân loại giá thành
2.2.1.Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Được xác định trước khi tiến hành sản xuất. ZKH là mục tiêu phấn đấu và là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Đây chính là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất tỏng kỳ. Giá thành này chỉ được tính toán sau khi kết thuc quá trìn h sản xuất. Đây là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân loại theo phạm vi tính toán:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): bao gồm các khoản chi phí sản xuất tính cho sản phẩm, công việc hoàn thành. Là căn cứ để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Đây là căn cứ để tính toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.3.1. Đối tượng
- Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành
- Trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
+ Đối với hoạt động hướng dẫn du lịch, đối tượng tính giá thành là các tour du lịch (cước du lịch)
+ Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ: Đối tượng tính giá thành là lượt buồng/tháng theo từng loại buồng (buồng đặc biệt, buồng loại I, loại II ...)
+ Đối với hoạt động khác có thể tính giá thành cho 1.000đ doanh thu hoặc xác định chi phí cho các hoạt động này theo tháng để so sánh với doanh thu thực hiện.
2.3.2. Phương pháp tính giá thành
a/ Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Công thức tính giá thành
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành (Z)
Giá trị sản
= phẩm dở dang + đầu kỳ (Dđk)
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (C)
Giá trị sản
- phẩm dở dang cuối kỳ (Dck)
Giá thành sản phẩm đơn vị (z)
Công thức 6.3: Tổng giá thành
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành (Z)
=
Số lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành (Q)
Công thức 6.4: Giá thành đơn vị
Do đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, tiêu thụ đến đâu thì sản xuất đến đó không có sản phẩm dở dang nên giá thành sản phẩm, dịch vụ là tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Ví dụ 1: Tại nhà hàng X, có tình hình về chi phí trong tháng 6/N như sau: (đơn vị tính đồng)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 120.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 70.000.000
- Chi phí công cụ, dụng cụ: 12.000.000
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: 30.000.000
- Chi phí điện, nước và các dịch vụ mua ngoài 8.000.000 Biết rằng trong tháng đã cung cấp được 1.200 suất ăn.
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu đã cho tính giá thành 1 suất ăn.
Bài giải
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 120.000.000đ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 70.000.000đ
- Chi phí sản xuất chung là :
12.000.000 + 30.000.000 + 8.000.000 = 50.000.000đ
Tổnggiá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ là:
120.000.000 + 70.000.000 + 50.000.000 = 240.000.000đ
Giá thành 1 suất ăn là :
240.000.000 / 1.200 = 200.000đ/ suất
b/ Phương pháp hệ số: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí sản xuất phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này muốn tính được giá thành trước hết phải xác định hệ số của sản phẩm dịch vụ. Việc xác định hệ số này phụ thuộc vào các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật của từng loại sản phẩm đã được quy định trước. Lựa chọn một loại sản phẩm có hệ số là 1 các sản phẩm khác quy theo tiêu chuẩn của loại sản phẩm đã lựa chọn và được tính theo công thức sau:
Bước 1: Tính tổng sản lượng quy đổi
Tổng sản lượng quy đổi
= ∑( sản lượng thực tế SP i x Hệ số quy đổi SP i)
Công thức 6.5: Tổng sản lượng quy đổi
Bước 2: Tính hệ số phân bổ từng loại sản phẩm
Hệ số phân bổ SP1
Sản lượng quy đổi SP1
=
Tổng sản lượng quy đổi
Công thức 6.6: Hệ số phân bổ từng loại sản phẩm
Bước 3: Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục)
Tổng giá thành SP1
= (CPDD ĐK + CPPS - CPDDCK) x Hệ số phân bổ
sản phẩm
Công thức 6.7: Tổng giá thành sản phẩm
Ví dụ: Tại doanh nghiệp X sản xuất 2 loại sản phẩm A và B có các tài liệu như sau (đơn vị tính : 1.000đ)
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 450.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 73.800
+ Chi phí sản xuất chung: 15.000
Y/c: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, biết cuối kỳ doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 1.200SP A và 1.500 SP B. Hệ số quy đổi: SPA= 1; SPB = 1,2
Giải
B1: Tính tổng sản lượng quy đổi
- SP A: 1200 x 1 = 1200
- SP B: 1500 x1,2 = 1800
Tổng cộng 3.000
B2: Tính hệ số phân bổ từng loại sản phẩm
SPA 1200 0, 4
3000
SPB 1800 0, 6
3000
B3: Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
Tổng giá thành SPA
= 450.000 + 73.800 + 15.000 x 0,4 = 215.520
Tổng giá thành SP B
= 450.000 + 73.800 + 15.000 x 0,6 = 323.280
=> Giá thành đơn vị 1 sản phẩm A là 215.520/1.200 = 179,6 (1.000đ/sp) Giá thành đơn vị 1 sản phẩm B là 323.280/ 1.500 = 215,52 (1000đ/sp)
* Đối với doanh nghiệp du lịch – khách sạn tuỳ từng hoạt động có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
- Đối với nhà hàng: để tính giá sản phẩm ăn uống có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp cộng chi phí.
Theo phương pháp này đầu tiên tính chi phí cho một đơn vị sản phẩm ăn uống sau đó tính giá bán bằng cách cộng thêm một khoản phần trăm lãi với chi phí (khoản lãi này phải đủ để trả tiền công, chi phí quản lý và các chi phí khác và một khoản thực lãi). Công thức tính như sau:
Giá bán = Chi phí cho 1 sản phẩm ăn uống + Lãi gộp
+ Phương pháp tính giá từ dưới lên
Giả sử một nhà hàng có thể đạt được 20% thực lãi trên tổng giá bán trước thuế. Các số liệu tiếp theo có thể được đặt ra như sau:
20% | |
Chi phí nhân công | 25% |
Chi phí CCDC, khấu hao TSCĐ | 10% |
Chi phí khác | 10% |
Tổng chi phí | 65% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 10
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 11
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 12
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 14
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 15
- Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 16
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Số còn lại là chi phí thực phẩm: 100% - 65% = 35%
Điều này có nghĩa để đạt được 20% lợi nhuận thì chi phí thực phẩm là 35% nhà hàng sẽ định giá bán để đạt được mức lợi nhuận trên.
Ví dụ: Nhà hàng Sao Mai chế biến món cá hấp xì dầu, các chi phí được tập hợp như sau:
hệ số.
35
Chi phí nguyên liệu | 35% | 50.000đ |
Chi phí nhân công | 25% | |
Chi phí CCDC, khấu hao TSCĐ | 10% | |
Chi phí khác | 10% | |
Tỷ lệ % lợi nhuận mong đợi | 20% | |
=> Giá bán = 50.000 100 142.857 |
- Đối với hoạt động kinh doanh phòng nghỉ có thể áp dụng phương pháp
Ví dụ: Tại khách sạn Hương Thảo trong tháng 3/N thực hiện được 1.800 lượt phòng. Trong đó:
+ Phòng đặc biệt: 40 lượt
+ Phòng loại I: 70 lượt
+ Phòng loại II: 1.690 lượt
Căn cứ vào định mức chi phí cho từng loại phòng để làm cơ sở cho việc xác định hệ số. Giả sử chi phí định mức cho phòng đặc biệt là 950.000đ/ngày; Phòng loại I là 830.000đ/ngày; phòng loại II là 520.000đ/ngày
Giả sử lựa chọn phòng loại II có hệ số là 1. Khi đó hệ số các loại phòng khác được tính như sau:
Hệ số phòng = Định mức chi phí phòng đặc biệt = 950.000 = 1,8
đặc biệt Định mức chi phí phòng loại II 520.000
Tương tự ta tính được hệ số phòng loại I là 1,6. Xác định tổng số lượt phòng quy chuẩn
+ Phòng đặc biệt: 40 x 1,8 = 72
+ Phòng loại I: 70 x 1,6 = 112
+ Phòng loại II : 1.690 x 1 = 1.690
1.874
Giả sử tổng chi phí thực tế phát sinh trong tháng được tập hợp theo bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÒNG NGHỈ
Tháng 3/N
SỐ TIỀN (1.000đ) | |
1. Chi phí kinh doanh | 250.200 |
2. Chi phí tiền công, tiền lương | 185.530 |
3. Chi phí nguyên vật liệu | 120.250 |
4. Chi phí khấu hao TSCĐ | 150.000 |
5. Chi phí khác | 40.710 |
Cộng | 746.690 |
Từ các số liệu trên, kế toán tính giá thành 1 lượt phòng quy chuẩn như sau:
Giá thành thực tế của 1 lượt phòng quy chuẩn
746.690.000
= = 398.447 (đ)
1.874
Giá thành phòng loại I là: 398.447 * 1,6 = 637.515 (đ) Giá thành phòng đặc biệt là : 398.447 * 1,8 = 717.204, 6 (đ)
3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
Mục tiêu:
+ Liệt kê được các chứng từ kế toán sử dụng trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
+ Liệt kê được các sổ kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;