Kế Toán Doanh Nghiệp Xây Lắp, Chủ Đầu Tư Và Du Lịch, Dịch Vụ

CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP, CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH, DỊCH VỤ


5.1. Kế toán doanh nghiệp xây lắp và doanh nghiệp chủ đầu tư

5.1.1. Kế toán doanh nghiệp xây lắp

5.1.1.1. Đặc điểm tổ chức kế toán doanh nghiệp xây lắp

Sản phẩm xây lắp là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động cùa con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phân dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Sản phẩm xây lắp bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.

- Đặc điểm sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tồ chức kế toán. Trong quá trình đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân, các tồ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại các tồ chức xây lắp như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp đội xây dựng... thuộc các thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác và cỏ ảnh hư ởng đến tổ chức kế toán.

+ Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và kế toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời đề giảm bớt rủi ro bên chủ đầu tư phải mua bảo hiểmcho công trình xây lắp. Nếu phí bảo hiểm nằm trong giá dự toán thì bên nhận thầu phải mua bảo hiểm.

+ Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (thông qua đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rò (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu...)

+ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, kế toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng...

+ Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật

của từng công trình. Quá trình thi công được chia thảnh nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chỗ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán: Các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp...). Nếu thời gian xây dựng dài (trên 36 tháng), khi công trình hoàn thành phải quy đổi vốn đầu tư về giá trị hiện tại.

- Đặc điểm tổ chức kế toán trong đơn vị xây lắp. Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự kế toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là:

+ Đối tượng kế toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục côngtrình... từ đó xác định phương pháp kế toán chi phí thích hợp.

+ Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành... từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp: phương pháp tính trực liếp, phương pháp tổng cộng chí phí, phương pháp hệ sổ hoặc tỷ lệ...

+ Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong XDCB dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Dưới đây là mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng:

BẢNG 5.1. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG


STT

Khoản mục

Cách tính

Ký hiệu

I

Chi phí trực tiếp



1

Chi phí vật liệu

Khối lượng x Đơn giá

VL

2

Chi phí nhân công

Khối lượng x Đơn giá

NC

3

Chi phí máy thi công

Khối lượng x Đơn giá

M

4

Chi phí trực tiếp khác

(VL + NC + M) x Tỷ lệ

TT


Chi phí trực tiếp

VL + NC + M + TT

T

II

Chi phí chung

T x Tỷ lệ

C

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

(T + C) x Tỷ lệ

TL


Chi phí xây dựng trước thuế

T + C + TL

G

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Kế toán tài chính 2 - 24

Thuế GTGT

G x TGTGT-XD

GTGT


Chi phi xây dựng sau thuế

G + GTGT

GXD


V

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi

công


G x Tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD)


GXDNT


Tổng cộng

GXD + GXDNT

G XD

IV


Trong đó:

+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định của Nhà nước.

+ G: Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình trước thuế.

+ T GTGT-XD :Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

+ G XD: Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình sau thuế.

+ GXDNT: Chi phí nhà tạm tại hiện trường đề ở và điều hành thi công.

+ GXD: Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình sau thuế và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công sau thuế.

5.1.1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

a. Khái niệm

Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành cùa sản phẩm xây lắp.

Theo khoản mục tính giá thành, chi phí sản xuất ở đơn vị xây lắp baogồm-

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc... cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí tiền lương chính, lương phụ phụ cấp lương, kể cả khoản hỗ trợ lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp.

+ Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời:

Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy...; chi phí vật liệu; chi phí CCDC; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.

Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường

ray chạy máy...). Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào TK 242) sau đó được phân bổ dần vào bên Nợ TK 623. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí xây, lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy thi công trong kỳ), trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí sử dụng TK 335 (ghi Nợ TK 623, Có TK 335).

+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội và công công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội...

- Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định.

Trong sản xuất xây lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp:

+ Giá thành dự toán: là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình.

Giá thành dự toán = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung

Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình ở phần thu nhập chịu thuế tính trước (thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo tỷ lệ quy định của Nhà nước).

+ Giá thành kế hoạch: là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán:

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán

+ Giá thành thực tế: là toàn bộ các chí phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây, lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán.

Chú ý:

- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu gồm có giá trị vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, sưởi ấm...

- Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị của bản thân thiết bị đưa vào lắp đặt. Do vậy, khi đơn vị xây lắp nhận thiết bị của đơn vị chủ đầu tư (do chủ đầu tư mua hoặc được cấp) giao để lắp đặt, đơn vị xây lắp phải ghi riêng để theo dòi, không tính vào giá thành công trình lắp đặt.

b. Phương pháp kế toán

Tài khoản sử dụng

- TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này phản ánh các chi phí NVLTT thực tế cho hoạt động xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng kế toán chi phí: từng công trình xây dựng, hạng mục công trình, đội xây dựng...

- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp xây lắp bao gồm cả công nhân do doanh nghiệp quản lý và cả nhân công thuê ngoài. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo đối tượng kế toán chi phí từng công trình, hạng mục công trình, đội xây dựng...

- TK 623 - Chi phí sử dụng máy thí công: Tài khoản này sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623, các chi phí xây lắp hạch toán trực tiếp vào TK 621,622, 627.

Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công.

TK 623 có 6 tài khoản cấp 2

+ TK 6231 - Chi phí nhân công: phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công. Tài khoản này không phản ánh khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công, khoản này được hạch toán vào TK 627 - chi phí sx chung.

+ TK 6232 - Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.

+ TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh công cụ, dụng cụ laođộng liênquan đến hoạt động xe máy thi công.

+ TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh khấu hao máy móc thi côngsử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.

+ TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chí phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sữa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ...

+ TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công...

Chi phí máy sử dụng máy thi công được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp trong doanh nghiệp: Theo giờ máy sử dụng, theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....

- TK 627 - Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này phản ánh các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội... Tài khoản này được mở chi tiết theo đội, công trường xây dựng...

TK 627 có 6 TK cấp 2:

+ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các khoản tiền lương, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp).

+ TK 6272 - Chi phí vật liệu.

+ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

+ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.

+ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền (thuế tài nguyên, mua bảo hiểm công trình xây dựng...).

- TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: TK này dùng để tồng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp và áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. TK này được mở chi tiết theo đối tượng kế toán chi phí.

TK 154 có 4 TK cấp 2:

+ TK 1541 - Xây lắp: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ.

+ TK 1542 - Sản phẩm khác: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ.

+ TK 1543 - Dịch vụ: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.

+ TK 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp: dùng để tổng hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây, lắp còn dở dang cuối kỳ.

Phương pháp kế toán

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào đối tượng kế toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng:

Nợ TK 621 - Chi phí NVLTT

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 152 - Nguyên vật liệu (nếu xuất kho)

Có TK 111, 112, 331, 242... (nếu mua sử dụng ngay cho công trình).

(2) Chi phí nhân công trực tiếp: Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp hoạt động xây lắp bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương (kể cả khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài)

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 - Phải trả người lao động (công nhân của DN xây lắp và thuê ngoài).

(3) Chi phí sử dụng máy thi công: Việc kế toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.

- Nếu có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng:

+ Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công- Nợ TK 621, 622, 627 - Chi tiết sử dụng máy

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) CóTK 152

Có TK 334

Có TK 214

Có TK 331...

+ Tổng hợp chi phí sử dụng máy trên TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành ca máy, phân bổ cho các đối tượng xây lắp

Nợ TK 154 - Chi tiết sử dụng máy

Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 - Chi phí SX chung.

Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫn nhau giữa các bộ phận, căn cứ vào giá thành ca xe máy, ghi

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 154 - Chi tiết sử dụng máy.

Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ

Bên bán dịch vụ máy thi công: Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Bên mua dịch vụ máy thi công:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 336 - Phải trả nội bộ.

- Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công:

+ Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) CóTK 111, 112, 152,214, 331,334, 338...

+ Sau đó phân bổ và kết chuyển vào từng công trình: Nợ TK 154 - Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công.

- Nếu thuê ca máy thi công: căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe, máy thí công Nợ TK 623 - Chi phí phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112,331...

(4) Chi phí sản xuất chung phục vụ cho hoạt động xây lắp được tập hợp vào bên Nợ TK 627 được chi tiết theo yếu tố chi phí, sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp tại doanh nghiệp (theo tiền lương công nhân sản xuất , theo chi phí sử dụng máy, theo chi phí NVL chính trực tiếp...)

- Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 - Chi phí sx chung

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 242, 214, 331, 334, 338...

- Phân bổ chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 - Chi phí sx chung.

(5) Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong các doanh nghiệp xây lắp. Phương thức khoán gọn được thực hiện giữa doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ của doanh nghiệp như đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng trong doanh nghiệp đó. Giữa doanh nghiệp và các đơn vị nhận khoán gọn phải ký hợp đồng khoán gọn và khi thực hiện xong phải thanh lý hợp đồng khoán gọn làm căn cứ ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp sử dụng TK 141 - Tạm ứng

1411 - Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương. 1412 - Tạm ứng mua vật tư, hàng hoá.

1413 - Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ.

Xem tất cả 254 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí