Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 15

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 10/N có các tài liệu kế toán như sau: (đơn vị tính: đồng)

1. Mua văn phòng phẩm dùng ngay cho bộ phận văn phòng trị giá 2.200.000 gồm 10% thuế GTGT chưa trả tiền người bán.

2. Tổng hợp chi phí mua thực phẩm tại siêu thị thanh toán bằng chuyển khoản theo giá chưa có thuế GTGT là:

- Thực phẩm tươi để chế biến cho nhà hàng 15.000.000

- Thực phẩm khô nhập kho : 30.000.000

- Đồ dùng nhà bếp sử dụng ngay (phân bổ 2lần): 5.000.000

- Đồ dùng cho các phòng khách sạn (phân bổ 3 lần): 3.000.000

3. Tổng hợp phiếu xuất kho

- Thực phẩm khô để chế biến tại nhà hàng:15.000.000

- Hàng lưu niệm tặng khách lưu trú tại khách sạn: 2.000.000

- Xã phòng, kem đánh răng, bàn chải … cho phòng nghỉ: 3.000.000

- Đồ uống cho nhà hàng 5.000.000

4.Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng của đội xe du lịch thanh toán tiền xăng là

26.400.000 gồm 10% thuế GTGT, tiền công tác phí cho lái xe là 5.000.000.

5. Tiền điện, nước phải trả tính cho các bộ phận theo giá chưa có thuế là:

- Phòng nghỉ: 15.000.000

- Nhà hàng: 18.000.000

- Phòng ban quản lý: 3.000.000

- Thuế GTGT 10%.

6. Tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ là:

- Bộ phận quản lý khách sạn 35.000.000

- Bộ phận nhà hàng: 28.000.000

- Bộ phận nhà bếp : 15.000.000

- Bộ phận lễ tân + buồng: 12.000.000

- Đội xe : 10.000.000

7. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

8. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng :

- Nhà và thiết bị tại các phòng khách sạn: 30.000.000

- TSCĐ tại bộ phận nhà hàng : 15.000.000

- TSCĐ dùng chung cho toàn khách sạn.: 10.000.000.

9. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho :

- Bộ phận nhà hàng 5.000.000 (phân bổ 2 kỳ)

- Bộ phận phòng nghỉ 6.000.000 (phân bổ 3 kỳ)

- Bộ phận quản lý khác sạn 2.000.000 (phân bổ 1 kỳ)

10.Các chi phí khác phát sinh trong tháng thanh toán bằng tiền mặt 13.200.000 gồm 10% thuế GTGT phân bổ cho bộ phận quản lý khách sạn 7.000.000; bộ phận nhà hàng 3.000.000; bộ phận đội xe du lịch 2.000.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính tổng giá thành sản phẩm của từng bộ phận.

Bài số 3: Tại công ty Du lịch – Khách sạn Xuân Mai có các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tháng 10/N như sau:

* Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

- TK 111: 100.000.000

- TK 112: 300.000.000

- TK 152: 150.000.000

- TK 153: 30.000.000

* Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng như sau: 1/ Xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận chế biến trị giá 50.000.000

2/ Mua nguyên vật liệu từ chợ về giao trực tiếp cho bộ phận chế biến trị giá chưa thuế 25.000.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt..

3/ Xuất kho một số CCDC trị giá 3.000.000 dùng cho bộ phận chế biến (CCDC này được phân bổ trong 2 tháng); dùng cho cho bộ phận nhà hàng 5.000.000 (phân bổ 2 tháng).

4/ Tiền lương phải trả cho nhân viên chế biến 15.000.000, nhân viên nhà hàng

10.000.000 bộ phận quản lý doanh nghiệp 30.000.000

5/ Trích KPCĐ; BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

6/Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận nhà hàng 2.000.000; bộ phận nhà bếp 6.000.000, bộ phận quản lý 3.000.000

7/ Chi phí điện, nước, điện thoại thanh toán bằng tiền mặt 8.800.000 gồm 10% thuế GTGT phân bổ cho bộ phận nhà hàng 2.500.000, bộ phận nhà bếp 4.000.000, bộ phận quản lý DN 1.500.000.

8/ DN nhượng bán một thiết bị không cần sử dụng ở bộ phận nhà hàng, thiết bị này có nguyên giá 60.000.000 đã khấu hao 80%, giá bán chưa có thuế 15.000.000, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản,

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm từng bộ phận.

Bài số 4: Tại hàng M chuyên sản xuất và cung cấp 2 loại sản phẩm X và Y. Trong kỳ tập hợp được các tài liệu liên quan đến quá trình chế biến 2 sản phẩm này như sau:

1. Trị giá nguyên liệu xuất cho sản xuất sản phẩm gồm:

- Nguyên liệu chính: sp X: 32.000.000đ, spY: 25.000.000đ

- Vật liệu phụ: spX: 5000.000đ; sp Y: 4000.000đ

2. Dụng cụ sản xuất sử dụng 1 lần: 600.000đ

3. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:

- Sp X: 15.000.000đ; Sp Y: 12.000.000đ

4. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên phân xưởng: 5.000.000đ

5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT; BHTN theo tỷ lệ quy định

6. Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng 7.200.000đ

7. Chi phí khác bằng tiền tổng cộng là 630.000đ gồm 5% thuế GTGT

8. Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

9. Trong tháng đã hoàn thành và cung cấp cho khách hàng 1000 sản phẩm X và 500 sản phẩm Y.

Yêu cầu:. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành sản phẩm X và Y. Biết chi phí sản xuất chung phân bổ cho cho 2 sản phẩm X và sản phẩm Y theo tiền lương công nhân trực tiếp .

Bài số 5: Tại DN thương mại Đồng Tâm có các tài liệu như sau;

* Số dư đầu kỳ của một số tài khoản

- TK 152 : 18.000.000 đ

Trong đó - NVLC: 16.000.000 (4.000kg)

- NVLP 2.000.000 (2.000kg)

- TK 154: 800.000 đ

* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh(đơn vị tính: đồng)

1. Nhập kho vật liệu chính 8.000kg x ĐG chưa thuế 3.800đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa trả người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ chưa thuế 1.600.000; thuế GTGT 5% thanh toán bằng tiền mặt.

2. Mua 1.000 kg vật liệu phụ, đơn giá chưa thuế 900đ/kg, thuế GTGT 10%,chi phí trước khi nhập kho thanh toán bằng tiền mặt 100.000, thuế GTGT 5%.

3. Xuất kho 7.000 kg vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm và 1.000 kg dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng

4. Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm 600 kg, dùng cho QLPX 400kg.

5. Tiền lương phảI trả cho công nhân trực tiếp SX sản phẩm 40.000.000, Bộ phận QLPX 10.000.000

6. Trích BHXH, BHY, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kể cả phần trừ lương CNV

7. Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận trực tiếp sản xuất 6.000.000, bộ phận QLPX 4.000.000

8. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt tại phân xưởng sản xuất

5.500.000 gồm 10% thuế GTGT.

9. Xuất kho 1 CCDC trị giá 2.000.000 dùng cho phân xưởng sản xuất

10. Trong kỳ nhập kho 1.000 thành phẩm, xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm ?

CHƯƠNG 7

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH – KHÁCH SẠN

Mã chương : MH10- 07

Giới thiệu:

Chương này sẽ cung cấp cho người học những nội dung chủ yếu sau: Những khái niệm cơ bản trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh; Chứng từ và sổ sách sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh; Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

Mục tiêu:

- Trình bày khái niệm về doanh thu bán hàng, điều kiện ghi nhận doanh

thu

- Xác định được các chi phí liên quan đến bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp.

- Biết xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Trình bày được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh

1. Kế toán bán hàng

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm doanh thu bán hàng và các khảon giảm trừ doanh thu; điều kiện ghi nhận doanh thu.

- Liệt kê được các chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

- Mô tả được nội dung kết cấu của TK 511

- Nêu được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1.1. Các khái niệm cơ bản

Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp có thể được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau như: Bán trực tiếp, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua đại lý …

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

+ Đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT

+ Đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán

Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại

+ Chiết khấu thương mại: là khoản tiền doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn .

+ Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc lạc hậu thị hiếu .

+ Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

+ Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mau do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

1.2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng

a) Chứng từ kế toán

- Phiếu xuất kho

- Hoá đơn GTGT (Mẫu 01-GTKT-3LL)

- Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02-GTTT-3LL)

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (Mẫu 01-BH)

- Thẻ quầy hàng (Mẫu 02-BH)

- Phiếu thu; phiếu chi

- Các chứng từ thanh toán như: séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo Nợ, giấy báo Có, bảng sao kê ngân hàng …

- Các chứng từ về hàng tồn kho …

b) Tài khoản sử dụng

TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết cấu của TK:

Nợ TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có


- Số thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, hoặc thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp (nếu có)

- Chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ;

- Giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ;

- Hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần

vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán.


Tài khoản 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá

+ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm

+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.


Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có


- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

- Số thuế GTGT của hàng đã bán bị trả lại

- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh thu hoạt động tài chính, hoạt động khác.

- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.


SD: Số thuế GTGT còn phải nộp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 15

- Ngoài ra kế toán sử dụng một số tài khoản có liên khác như: TK 111; TK 112; !K 131; TK 632 …

1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

<NV1> Khi khách hàng đặt trước tiền mua hàng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền nhận đặt trước.

Có TK 131: Phải thu khách hàng (chi tiết theo từng đối tượng)

<NV2> Khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ kế toán ghi:

- Phản ánh giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: Trị giá vốn thực tế xuất kho

Có TK 154: Chi phí SXKD (chi tiết theo từng hoạt động)

Hoặc có TK 631: Giá thành sản xuất ( Nếu DN áp dụng PP KKĐK)

- Phản ánh doanh thu bán hàng:

+ Nếu DN áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511- Giá bán chưa thuế GTGT

Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp

+ Nếu áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí