Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 10

TT

Bảng 4.1: Tính khấu hao

Theo bảng tính trên, đến hết năm thứ 10, tổng số khấu hao lũy kế của TSCĐ là 566.211.891đ, chưa đủ bù đắp NG (600.000.000đ), công ty còn 33.788.111đ chưa thu hồi được.

Do vậy, khi áp dụng PP khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh ở những năm cuối, khi mức khấu hao hàng năm nhỏ hơn mức khấu hao hàng năm tính tạinăm đó theo PP đường thẳng thì kể từ năm đó mức khấu hao hàng năm được

tính bằng giá trị còn lại chia đều cho số năm sử dụng còn lại. Mục đích cách tính này là sẽ đảm bảo thu hồi đủ NG của tài sản

Theo bảng tính trên, ở năm thứ 7, mức khấu hao hàng năm là 26.696.777 = 106.787.109 / 4 (theo PP đường thẳng).

Nên kể từ năm thứ 7 mức khấu hao = GTCL ở đầu năm thứ 7 / số năm SD còn lại


TT

năm SD

GTCL đầu năm

Cách tính mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao lũy kế cuối năm

(1)

(2) = lũy kế

(3) = (2)

25%

*

(4) = (3)

(5) = (4) /

12

(6) = lũy kế

1

600.000.000

600.000.000 x

25%

150.000.000

12.500.000

150.000.000

2

450.000.000

450.000.000 x

25%

112.500.000

9.375.000

262.500.000

3

337.500.000

337.500.000 x

25%

84.375.000

7.031.250

346.875.000

4

253.125.000

253.125.000 x

25%

63.281.250

5.273.438

410.156.250

5

189.843.750

189.843.750 x

25%

47.460.938

3.955.078

457.617.188

6

142.382.813

142.382.813 x

25%

35.595.703

2.966.309

493.212.891

7

106.787.109

106.787.109

4

/

26.696.777

2.224.731

519.909.668

8

80.090.332

106.787.109

4

/

26.696.777

2.224.731

546.606.445

9

53.393.555

106.787.109

4

/

26.696.777

2.224.731

573.303.222

10

26.696.778

600.000.000 –

573.303.222

26.696.778

2.224.731

600.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 10

Bảng 4.2: Tính khấu hao

6.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Khái niệm: Là phương pháp tính khấu hao cho mỗi sản phẩm mà TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh.

- Điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao này:

+ Trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế.

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân hàng tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Công thức:


kh

m (tháng) = Số lượng sản phẩm sản

xuất trong tháng

kh

M (năm) = Số lượng sản phẩm sản

xuất trong năm

x Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm


x Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm


Công thức 4.11: Mức khấu hao bình quân theo sản lượng

Trong đó:


Mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm

Giá trị phải khấu hao

=

Sản lượng thiết kế


Công thức 4.12: Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm Ví dụ: Xác định mức trích khấu hao theo năm, theo tháng?

Công ty du lịchkhách sạn Thành Đô có số liệu sau về tình hình thực tế sử dụng xe ô tô với NG 800 triệu cho dịch vụ kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong năm thứ nhất sử dụng như sau:


Thứ tự tháng sử dụng

Số km thực tế mà xe đạt được trong tháng

Thứ tự tháng sử dụng

Số km thực tế mà xe đạt được trong tháng

1

0

7

5.000

2

6.000

8

7.000

3

5.000

9

6.000

4

5.000

10

6.200

5

5.200

11

6.500

6

5.100

12

6.000

Bài giải:

Số km theo công suất thiết kế của xe ô tô là 500.000km

Mức khấu hao BQ cho một km vận chuyển = 800.000.000 / 500.000 = 1.600đ/km


Tháng (1)

Số km vận chuyển thực tế (2)

Mức khấu hao theo tháng (3) = (2) * 1.600

1

0

0

2

6.000

9.600.000

3

5.000

5.000.000

4

5.000

5.000.000

5

5.200

5.200.000

6

5.100

5.100.000

7

5.000

5.000.000

8

7.000

7.000.000

9

6.000

6.000.000

10

6.200

6.200.000

11

6.500

6.500.000

12

6.000

6.000.000

Mức trích khấu hao theo năm

63.000

99.000.000

Bảng 4.3: Tính khấu hao

6.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

6.3.1. Tài khoản sử dụng

- Nội dung: TK 214 - Hao mòn TSCĐ phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế

- Kết cấu:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ Có


Giá trị hao mòn tài sản cố định giảm do: - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Điều động cho đơn vị khác

- Góp vốn liên doanh…

Giá trị hao mòn tài sản cố định tăng do: - Mua sắm TSCĐ

- Nhận biếu tặng

- Nhận góp vốn


SD: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có tại đơn vị.

6.3.2. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

<NV1> Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642, 241- Giá trị khấu hao tính vào chi phí trong kỳ Có TK 214- Hao mòn TSCĐ

<NV2> Trường hợp cuối năm tài chính, DN xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao thì cần phải tiến hành điều chỉnh mức khấu hao ghi trên sổ kế toán:

+ Nếu số khấu hao tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 241- Phần chênh lệch tính vào chi phí trong kỳ

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ

+ Nếu số khấu hao giảm so với số đã trích trong năm ghi bút toán ngược lại: Nợ TK 214

Có TK 627, 641, 642, 241


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Hình thức đánh giá:

+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán, Vẽ sơ đồ chữ T các tài khoản

+ Kiểm tra: Viết

- Yêu cầu đánh giá:

+ Tính được nguyên giá TSCĐ

+ Tính khấu hao TSCĐ theo các phương pháp

+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Vẽ được sơ đồ chữ T các tài khoản: 211, 213, 214

Ghi nhớ:

- Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn ghi nhận của tài sản cố định;

- Cách xác định nguyên giá tài sản cố định;

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 I/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Trình bày khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ?

2) Trình bày công thức xác đinh nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm?

3) Trình bày nội dung và kết cấu TK 211, TK 213

4) Trình bày khái niệm và nguyên tắc khấu hao TSCĐ?

5) Trình bày nội dung và kết cấu TK 214?

6) Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ? Cho ví dụ minh họa?


II/ BÀI TẬP


Bài số 1 : Lập định khoản các nghiệp vụ kế toán TSCĐ :

1/ Mua ngoài 1 thiết bị quản lý sử dụng cho bộ phận quản lý nhà hàng, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 5% là 315.000.000 đ đã trả bằng TGNH thuộc nguồn vốn kinh doanh. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là 2.100.000 đ.

2/ Nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao, giá quyết toán của ngôi nhà 850.000.000 đ, vốn xây dựng công trình đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản 70% và bằng nguồn vốn vay dài hạn 30%.

3/ Nhận vốn góp liên doanh dài hạn của Khách sạn X một ô tô vận tải, trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh thống nhất đánh giá là 120.000.000 đ.

4/ Nhận biếu tặng một dàn máy vi tính sử dụng cho bộ phận quản lý, giá của máy vi tính này trên thị trường là 24.000.000 đ. Chi phí lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 1.000.000 đ

5/ Mua 1 dây chuyền sản xuất của Công ty K, giá mua phải trả theo hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 5% là 425.880.000 đ. Trong đó giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất là 315.000.000 đ, giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880.000 đ. Chi phí lắp đặt chạy thử đã chi bằng tiền tạm ứng bao gồm cả thuế GTGT 5% là 12.600.000 đ. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng lấy từ quỹ đầu tư phát triển.

6/ Dùng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản mua 1 dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty H theo tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 525.000.000 đ và hiện đang thuê Công ty Y tiến hành lắp đặt.

7/ Công ty Y (ở nghiệp vụ 6) tiến hành bàn giao dây chế biến bánh đã lắp đặt xong đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt theo giá chưa có thuế 14.800.000 đ, thuế GTGT 5%. DN đã dùng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển để thanh toán cho Công ty Y.

8/ Thu hồi vốn góp liên doanh dài hạn từ Công ty D do hết hạn liên doanh bằng một thiết bị sản xuất theo giá trị thỏa thuận 105.000.000 đ. Được biết tổng số vốn góp liên doanh trước đây với Công ty D là 120.000.000 đ. Số vốn còn lại Cty D đã thanh toán cho DN bằng TM.

9/ Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn từ Công ty T do hết hạn hợp đồng bằng một thiết bị sản xuất theo giá thỏa thuận 320.000.000 đ. Số vốn góp chưa thu hồi được 30.000.000 đ được hạch toán vào chi phí tài chính.

Bài số 2: Lập Định khoản các nghiệp vụ kế toán TSCĐ :

1/ Thanh lý 1 nhà kho của bộ phận sản xuất đã khấu hao hết từ tháng trước. Nguyên giá 180.000.000 đ, chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là 5.250.000 đ. Giá trị phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 10% là 11.000.000 đ.

2/ Có một TSCĐ nguyên giá 170.000.000 đ, hao mòn lũy kế là 60.000.000đ. Nay vì dư dùng nên được phép nhượng lại cho một đơn vị khác thu bằng chuyển khoản 130.000.000 đ (giá chưa có thuế), thuế GTGT trích nộp Ngân sách 5%.

3/ Đưa một TSCĐ vào tham gia liên doanh với Công ty Y. TSCĐ này có nguyên giá 15.000.000 đ đã khấu hao 3.000.000 đồng. Giá thỏa thuận trong hợp đồng tham gia liên doanh để quy số tiền góp vốn với Cty Y là 11.000.000 đ.

4/ Chuyển một TSCĐ đang dùng ở bộ phận quản lý DN thành công cụ dụng cụ có nguyên giá 9.000.000 đ, đã khấu hao 5.000.000 đ. Giá trị còn lại của TSCĐ được quyết định phân bổ trong 2 tháng và bắt đầu từ tháng này.

CHƯƠNG 5

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Mã chương: MH10-05

Giới thiệu:

Chương 5 cung cấp cho người học những nội dung chủ yếu sau: Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương; Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương ;Cách tính lương; Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn trong doanh nghiệp; phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương …

Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho các nội dung đã học.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm tiền lương nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).

- Nêu được các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. Tỷ lệ trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành.

- Kể tên được các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Trình bày được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung chính:

1. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm tiền lương

- Nêu được cách tính lương theo thời gian và theo sản phẩm

- Nội dung và tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

1.1. Khái niệm và nhiệm vụ

1.1.1. Khái niệm

Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp.

Về bản chất chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ Nói cách khác tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản phục cấp, trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội.

Ngày đăng: 03/04/2024