Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 14

- Hóa đơn bán hàng,

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu kế toán (Chứng từ kết chuyển)

- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK 621; 622; 627; TK 154)

- Bảng phân bổ chi phí

- Và một số chứng từ sổ sách kế toán khác có liên quan…

4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Mô tả được nội dung kết cấu của TK 621; TK 622; TK 627

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung.

- Tập hợp được các chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.

4.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

4.1.1. Khái niệm

Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ trong kỳ.

Đối với của các doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Còn đối với các doanh nghiệp du lịchkhách sạn thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Thông thường nó chỉ phát sinh trong hoạt động kinh doanh ăn uống và phòng nghỉ.

4.1.2.Tài khoản sử dụng

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh chi phí nguyên liệu vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong doanh nghiệp.

Kết cấu tài khoản:

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có


- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ

- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.

TK 621 không có số dư

4.1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

<NV1> Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 - Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho.

<NV2> Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh không qua kho: Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (hoá đơn của người bán, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi …), ghi:

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ: (nếu có)

Có TK 111, 112, 141, 331 …: Tổng giá thanh toán

<NV 3> Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152: Trị giá vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho Có TK 621: Ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

<NV4> Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các đối tượng:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất dở dang: Chi tiết cho từng đối tượng tính Z Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ.

4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

4.2.1. Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương.

Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc vào hình thức trả lương mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

4.2.2. Tài khoản sử dụng

TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Kết cấu tài khoản:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có


- Chi phí nhân công trực tiếp - Kết chuyển chi phí nhân công trực tham gia quá trình sản xuất sản tiếp để tính giá thành sản phẩm.

phẩm

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.

TK 622 không có số dư

4.2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

<NV1> Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ kế toán phản ánh số tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả người lao động

<NV2> Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép, ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335- Chi phí phải trả: số trích trước

<NV3> Trích các khoản theo lương theo quy định (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)- Phải trả, phải nộp khác

<NV4> Cuối kỳ, tính toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm. ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất dở dang: chi tiết theo từng đối tượng tính Z Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

4.3.1. Khái niệm

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, bộ phân sản xuất. Bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương tính cho nhân viên phân xưởng như: Quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu …

- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như: Vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất ..

- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dung cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như:khấu hao mãy móc thiết bị, khấu hao nha xưởng, phương tiện vận tải …

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dích vụ mua ngoài đẻ phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng sản xuất như: chi phí điện nước, sửa chữa TSCĐ…

4.3.2 Tài khoản sử dụng

TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất …

Kết cấu của TK:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có


- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ


TK 627 không có số dư

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí SXKD trong kỳ.

TK 627 được mở 06 TK chi tiết cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí:

+ TK 6271: Chi phí nhân viên

+ TK 6272: Chi phí vật liệu

+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền

4.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

<NV1> Hàng tháng, tính lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Nợ TK 627 (6271): Chi phí sản xuất chung Có TK 334: Tiền lương phải trả

<NV2> Trích các khoản theo lương theo quy định

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 (3382, 3383, 3384): Các khoản trích theo lương

<NV3> Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng. Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu và các chứng từ có liên quan khác (nếu có), ghi:

Nợ TK 627 (6272): Chi phí sản xuất chung Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

<NV4> Khi xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác (nếu có), ghi:

- Nếu CCDC có giá trị nhỏ, dùng 1 lần

Nợ TK 627 (6273): Chi phí sản xuất chung

Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ xuất kho

- Nếu CCDC có giá trị lớn, dùng nhiều lần cần phân bổ

+ Khi xuất kho CCDC

NỢ TK 142, 242: Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn Có TK 153: TRị giá CCDC xuất kho

+ Hàng tháng, phân bổ giá trị CCDC vào chi phí Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 142, 242: Giá trị công cụ phân bổ định kỳ.

<NV5> Khi trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627 (6274): Chi phí sản xuất chung Có TK 214- Hao mòn TSCĐ

<NV6> Cácchi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại … Căn cứ vào các chứng từ gốc, các tài liệu kế toán có liên quan, ghi:

Nợ TK 627 (6277): Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141 …: Tổng giá thanh toán

<NV7> Các chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền: Căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng …), ghi:

Nợ TK 627 (6278) : Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 (nếu có): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 141: Tổng giá thanh toán

<NV8> Cuối kỳ, kế toán kết chuyển phần chi phí sản xuất chung

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất dở dang

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

4.4. Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm

Cuối kỳ kế toán sau khi đã tập hợp các chi phí phát sinh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ đã thực hiện trong kỳ.

a) Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Kết cấu của TK:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có


- Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

SD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 14

b) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

<NV1> Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ:

NợTK 154: Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

<NV2> Ghi nhận giá trị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, căn cứ vào tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 155: Nếu nhập kho thành phẩm

Nợ TK 157: Nếu gửi hàng bán, gửi đại lý, ký gửi Nợ TK 632: Nếu tiêu thụ trực tiếp

Có TK 154: Giá thành sản phẩm hoàn thành

Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng khi phát sinh chi phí cho hoạt động nào thì tính trực tiếp cho hoạt động đó, sau khi hoàn thành quá trình cung cấp dịch vụ, kế toán tính giá thành của từng sản phẩm và kết chuyển sang TK 632 tính giá vốn hàng bán trực tiếp luôn không qua TK 155 – thành phẩm (vì không có thành phẩm nhập kho).

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Hình thức đánh giá:

+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán

+ Kiểm tra: Viết, câu hỏi trắc nghiệm

- Yêu cầu đánh giá:

+ Phân loại chi phí sản xuất

+ Tính được giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị

+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Ghi nhớ:

- Khái niệm chi phí sản xuất; giá thành sản phẩm

- Cách xác định chi phí

- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6

I/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất? Cách phân loại chi phí sản xuất?

2. Trình bày khái niệm giá thành sản phẩm? Cách phân loại giá thành sản phẩm?

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?

3. Trình bày khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung?

4.Trình bày nội dung kết cấu của TK 621; 622; 627.

II/ BÀI TẬP

Bài số 1: Công ty A hoạt động kinh doanh khách sạn và kinh doanh hàng hóa, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 8/N có các tài liệu như sau: (đơn vị tính : đồng)

1. Mua TSCĐ trang bị cho văn phòng công ty trị giá mua đã bao gồm 10% thuế GTGT là 132.000.000; thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Xuất kho vật liệu dùng cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ trị giá 8.000.000, cho hoạt động bán hàng 2.000.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.000.000.

3.Xuất kho 1 số CCDC dùng cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ trị giá

6.000.000 (phân bổ 3 tháng); bộ phận bán hàng 2.500.000 (phân bổ 2 tháng); bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000 (phân bổ 2 tháng)

4. Tiền lương phải trả nhân viên phục vụ buồng 30.000.000; nhân viên giám sát bộ phận buồng 10.000.000; bộ phận bán hàng 15.000.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000.000

5.Trích BHXH; BHYT; KPCĐ; BHTN theo tỷ lệ quy định

6. Trích khấu hao TSCĐ bộ phận buồng 8.000.000; bộ phận bán hàng 3.000.000; bộ phận quản lý DN 4.000.000

7. Chi phí điện, nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ 2.500.000; bộ phận bán hàng 500.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 300.000; thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản

8 Các chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt giá chưa thuế 5.000.000; thuế GTGT 10% phân bổ cho bộ phận kinh doanh buồng ngủ 1.000.000; bộ phận bán hàng 1.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.000.000.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm của hoạt động kinh doanh buồng ngủ.

Bài số 2: Tại công ty du lịch Hoa Nam có 03 hoạt động chính là kinh doanh khách sạn cho thuê phòng; Kinh doanh nhà hàng, và cho thuê xe du lịch các loại.

Ngày đăng: 03/04/2024