Thống Kê Ý Kiến Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Loại Sản Phẩm Lưu Niệm Và Hình Tượng Văn Hoá Yêu Thích Nhất



Bảng 2.5. Thống kê ý kiến của khách du lịch nội địa về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất

(N= 226)


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ được chọn (%)


Loại sản phẩm lưu niệm

Khách nội đia

1

Dệt may

61,1

2

Thêu ren

38,5

3

Sơn mài, khảm trai

27,9

4

Gốm sứ

31,9

5

Đá mỹ nghệ

50,4

6

Mây tre giang đan

26,1

7

Mộc mỹ nghệ

33,2

8

Nón lá, mũ

17,3

9

Kim hoàn

60,6

10

Đúc đồng

23,5

11

Dát quỳ

14,2

12

Tranh dân gian

58,0


Hình tượng văn hoá


1

Hồ Hoàn Kiếm

95,1

2

Chùa Một Cột

81,9

3

Văn miếu Quốc Tử Giám

62,9

4

Hoàng Thành Thăng Long

20,8

5

Cột cờ Hà Nội

18,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 10

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Trên đây là bảng khảo sát ý kiến của khách du lịch nội địa về các loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất. Đây là cơ sở giúp Hà Nội xác định được định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong đó, có thể quan tâm đến các sản phẩm dệt may, kim hoàn, tranh dân gian, đá mỹ nghệ; các hình tượng văn hóa Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột và Văn miếu Quốc Tử Giám được du khách yêu thích nhất.

2.4.1.2. Đánh giá của khách du lịch quốc tế



Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của khách du lịch quốc tế đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm

(N=242)


Tiêu chí

Giá trị trung bình

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Thể hiện tính đặc thù, đặc trưng của điểm

đến

3,2

2

4

Tính độc đáo, sáng tạo

4,0

3

5

Chất lượng SPLN

1,9

1

3

Mẫu mã, loại hình đa dạng

5,7

4

7

Giá thành phù hợp

6,9

5

8

SPLN xây dựng được thương hiệu riêng

7,2

5

8

Tính gọn nhẹ, tiện lợi

5,9

4

7

Tính an toàn của sản phẩm

1,2

1

2

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Bảng 2.6 cho thấy, cũng giống khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế quan tâm đến tiêu chí hàng đầu là tính an toàn của sản phẩm (mức độ trung bình là 1,2), thứ hai là chất lượng sản phẩm (mức độ trung bình 1,9), và tính đặc thù, đặc trưng của sản phẩm (3,2); tiếp đó là tính độc đáo, sáng tạo (4,0), tiêu chí mẫu mã, loại hình đa dạng (5,7), tiêu chí gọn nhẹ, tiện lợi (5,9), tiêu chí giá thành (6,9) và tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng (7,2). Như vậy, cùng với tính an toàn và chất lượng của sản phẩm, tính đặc thù, đặc trưng riêng của sản phẩm là một trong 3 tiêu chí hàng đầu được khách du lịch quốc tế quan tâm.

Về những đánh giá của khách du lịch quốc tế, số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy:

Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, phần lớn khách du lịch quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa có sức hấp dẫn (39,7%), và 7,4% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn không có sức hấp dẫn. 16,9% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hấp dẫn và 1,7% cho rằng rất hấp dẫn. 34,3% cho rằng mức độ hấp dẫn của sản phẩm chỉ ở mức bình thường.


Về tính phong phú, da dạng, 47,5% khách quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội không phong phú, đa dạng, 3,7% cảm thấy sản phẩm hoàn toàn không có sự phong phú, đa dạng. 36,8% đánh giá ở mức bình thường, 10,3% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phong phú, đa dạng và chỉ có 1,7% đánh giá rất cao tính phong phú, đa dạng của sản phẩm.

Về nét đặc trưng riêng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, phần lớn khách du lịch quốc tế đánh giá tính đặc trưng của sản phẩm lưu niệm Hà Nội ở mức bình thường chiếm 34,7% và 31,8% cho rằng sản phẩm còn mờ nhạt, chưa có nét đặc trưng riêng, thậm chí có đến 28,5% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn chưa thể hiện được tính đặc trưng. Chỉ có 5,0% khách quốc tế cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thể hiện rõ nét tính đặc trưng.

Về giá thành, 46,3% khách quốc tế cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức cao, 18,6% cho rằng rất cao, 28,1% cho rằng mức giá hiện nay là phù hợp và 7,0% cho rằng giá thành của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội ở mức thấp. Để lý giải cho việc nhiều khách quốc tế cho rằng giá thành sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cao có nhiều lí do, trong đó có lí do đến từ sự chèn ép giá của các cửa hàng đối với khách quốc tế đến Hà Nội.

Về mức độ hài lòng, 24,0% khách quốc tế cảm thấy hài lòng, 2,5% cảm thấy rất hài lòng với sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. 43,8% khách quốc tế cảm thấy bình thường, 18,6% cảm thấy không hài lòng và 11,1% cảm thấy thất vọng về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội.

Qua khảo sát có thể thấy rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế.



Bảng 2.7. Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch quốc tế về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

(N=242)


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ

1

Mức độ hấp dẫn

100,0

Rất hấp dẫn

1,7

Hấp dẫn

16,9

Khá hấp dẫn

34,3

Kém hấp dẫn

39,7

Hoàn toàn không hấp dẫn

7,4

2

Tính phong phú, đa dạng

100,0

Rất phong phú đa dạng

1,7

Khá phong phú đa dạng

10,3

Bình thường

36,8

Kém phong phú đa dạng

47,5

Hoàn toàn không phong phú đa dạng

3,7

3

Nét đặc trưng riêng trong các sản phẩm

100

Rất rõ nét

0,0

Rõ nét

5,0

Bình thường

34,7

Còn mờ nhạt

31,8

Không có nét đặc trưng so với nơi khác

28,5

4

Giá thành sản phẩm

100,0

Rất cao

18,6

Cao

46,3

Phù hợp

28,1

Thấp

7,0

Rất thấp

0,0

5

Mức độ hài lòng

100,0

Rất hài lòng

2,5

Hài lòng

24,0

Bình thường

43,8

Không hài lòng

18,6

Thất vọng

11,1

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)



Bảng 2.8. Thống kê ý kiến của khách du lịch quốc tế

về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất

(N = 242)


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ (%)


Loại sản phẩm lưu niệm

Khách quốc tế

1

Dệt may

51,7

2

Thêu ren

41,7

3

Sơn mài, khảm trai

29,8

4

Gốm sứ

32,6

5

Đá mỹ nghệ

52,5

6

Mây tre giang đan

27,3

7

Mộc mỹ nghệ

31,0

8

Nón lá, mũ

16,9

9

Kim hoàn

60,6

10

Đúc đồng

21,1

11

Dát quỳ

13,6

12

Tranh dân gian

58,3


Hình tượng văn hoá


1

Hồ Hoàn Kiếm

84,3

2

Chùa Một Cột

64,0

3

Văn miếu Quốc Tử Giám

63,2

4

Hoàng Thành Thăng Long

18,6

5

Cột cờ Hà Nội

16,1

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Để sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, Hà Nội cần có giải pháp đồng bộ và chương trình hành động cụ thể để phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, đặc biệt chú trọng phát triển một số dòng sản phẩm chủ đạo được khách du lịch quốc tế yêu thích như: sản phẩm kim hoàn, tranh dân gian, dệt may hay các sản phẩm đá mỹ nghệ; và phát triển sản phẩm lưu niệm liên quan đến hình tượng văn hóa Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám…


2.4.2. Đánh giá của doanh nghiệp

Bảng 2.9. Quan điểm của doanh nghiệp về vai trò của phát triển sản phẩm lưu niệm

(N=150)


STT

Mức độ

Tỷ lệ (%)

1

Rất quan trọng

45,3

2

Quan trọng

54,7

3

Bình thường

0,0

4

Không quan trọng

0,0

5

Hoàn toàn không quan trọng

0,0

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)

Bảng 2.9 cho thấy các doanh nghiệp đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của phát triển sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch. Trong đó, 45,3% doanh nghiệp cho rằng phát triển sản phẩm lưu niệm rất quan trọng, 54,7% cho rằng quan trọng.

Bảng 2.10. Đánh giá của doanh nghiệp

về sự đáp ứng các tiêu chí sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

(N = 150)


STT

Tiêu chí

Đã đáp ứng

Chưa đáp ứng

1

Thể hiện tính đặc thù, đặc trưng của điểm đến

2,7

97,3

2

Tính độc đáo, sáng tạo

12,0

88,0

3

Chất lượng sản phẩm lưu niệm

21,3

78,7

4

Mẫu mã, loại hình đa dạng

24,7

75,3

5

Giá thành phù hợp

28,0

72,0

6

Sản phẩm lưu niệm xây dựng được thương hiệu

riêng

6,0

94,0

7

Tính gọn nhẹ, tiện lợi

15,3

84,7

8

Tính an toàn của sản phẩm lưu niệm

52,7

47,3

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả, Phụ lục 3)


Theo đánh giá của các doanh nghiệp thì sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hiện nay gần như chưa đáp ứng được 8 tiêu chí đã đưa ra. Trong đó chỉ có tiêu chí tính an toàn của sản phẩm được đánh giá cao, hơn 52,7% cho rằng đã đáp ứng được. Tỷ lệ thấp các doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đã đáp ứng được các tiêu chí còn lại, trong đó tiêu chí giá thành phù hợp có 28,0%, mẫu mã loại hình có 24,7%, chất lượng có 21,3%, tính gọn nhẹ có 15,3%, tính độc đáo sáng tạo có 12,0%, tiêu chí xây dựng thương hiệu riêng có 6,0%, và tính đặc trưng riêng chỉ có 2,7%.

Đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội (Bảng 2.11):

Về tính hấp dẫn, đa số doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém hấp dẫn (60,7%), 4,0% doanh nghiệp cho rằng hoàn toàn không hấp dẫn. Chỉ 9,3% doanh nghiệp cho rằng sản phẩm có sức hấp dẫn và 26,0% đánh giá tính hấp dẫn của sản phẩm lưu niệm Hà Nội ở mức bình thường.

Về tính phong phú, đa dạng, 42,0% doanh nghiệp cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội kém phong phú đa dạng, 4,0% cho rằng hoàn toàn không phong phú, đa dạng, 34,7% cho rằng bình thường và 19,3% cho rằng sản phẩm lưu niệm của Hà Nội khá phong phú đa dạng.

Về nét đặc trưng, hầu hết các doanh nghiệp không đánh giá cao về đặc tính này của sản phẩm lưu niệm Hà Nội, trong đó 41,3% cho rằng nét đặc trưng của sản phẩm lưu niệm còn mờ nhạt, 31,3% cho rằng hoàn toàn không thể hiện được nét đặc trưng. Chỉ 4,0% cho rằng thể hiện rất rõ nét đặc trưng, 4,7% cho rằng thể hiện rõ nét và 18,7% đánh giá ở mức bình thường.

Về giá thành sản phẩm, 35,3% doanh nghiệp cho rằng giá thành hiện nay là phù hợp, có 28,0% cho rằng giá thành cao, 18,7% cho rằng rất cao và 18,0% cho rằng giá thành rẻ. Việc có những đánh giá khác nhau của doanh nghiệp cũng như khách nội địa, quốc tế về giá thành sản phẩm đặt ra một yêu cầu cho Hà Nội là cần đa dạng hoá sản phẩm không chỉ về mẫu mã, loại hình mà còn về giá thành để có thể phục vụ được khách du lịch với những mức chi tiêu khác nhau từ bình dân đến cao cấp.


Những đánh giá trên của doanh nghiệp, khách nội địa và khách quốc tế sẽ là cơ sở để thành phố Hà Nội tham khảo đề ra định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm.

Bảng 2.11. Thống kê mô tả đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội

(N = 150)


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ (%)

1

Mức độ hấp dẫn

100,0

Rất hấp dẫn

0,0

Hấp dẫn

9,3

Khá hấp dẫn

26,0

Kém hấp dẫn

60,7

Hoàn toàn không hấp dẫn

4,0

2

Tính phong phú, đa dạng

100,0

Rất phong phú đa dạng

0,0

Khá phong phú đa dạng

19,3

Bình thường

34,7

Kém phong phú đa dạng

42,0

Hoàn toàn không phong phú đa dạng

4,0

3

Nét đặc trưng riêng trong các sản phẩm

100,0

Rất rõ nét

4,0

Rõ nét

4,7

Bình thường

18,7

Còn mờ nhạt

41,3

Không có nét đặc trưng so với nơi khác

31,3

4

Giá thành sản phẩm

100,0

Rất cao

18,7

Cao

28,0

Phù hợp

35,3

Thấp

18,0

Rất thấp

0,0

5

Yếu tố cần cải tiến

100,0

Chất lượng

24,0

Mẫu mã, loại hình

65,3

Giá thành

6,0

Yếu tố khác

4,7

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023