Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 12

<NV6> Thanh toán lương cho người lao động nhưng chưa lĩnh, kế toán chuyển lương chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 338 (3388): Phải trả, phải nộp khác

<NV7> Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả

- Thực tế khi trả lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất , ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: Phải trả người lao động

3.2. Kế toán các khoản trích theo lương

<NV1> Hàng tháng, trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định

Nợ TK 241: 23% tính vào chi phí tiền lương phải trả cho bộ phận XDCB Nợ TK 622: 23% tính vào chi phí tiền lương phải trả cho CNTTSX

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nợ TK 627: 23% tính vào chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ PXSX

Nợ TK 641: 23% tính vào chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên bán

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 12

hàng


Nợ TK 642: 23% tính vào chi phí tiền lương phải trả cho bộ phận QLDN Nợ TK 334: 9,5% trừ vào thu nhập của người lao động

Có TK 338: 32,5% tổng quỹ lương

- TK 3382: 2%

- TK 3383: 24%

- TK 3384: 4,5%

- Tk 3389: 2%

<NV 2> Chuyển tiền nộp KPCĐ BHXH, BHYT, BHTN lên cấp trên:

Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384): Phải trả phải nộp khác Có TK 111, 112: Tiền mặt; tiền gửi ngân hàng

<NV3> Chi tiêu KPCĐ để lại cho doanh nghiệp:

Nợ TK 338 (3382):Phải trả phải nộp khác

Có TK 111, 112:Tiền mặt; tiền gửi ngân hàng

<NV4> Khoản KPCĐ vượt chi được cấp bù, khi nhận được tiền cấp bù, ghi:

Nợ TK 111, 112: Tiền mặt; tiền gửi ngân hàng

Có TK 338: Phải trả phải nộp kgasc

<NV5> Tính trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động trong trường hợp ốm đau

Nợ TK 3383: BHXH

Có TK 334: Phải trả người lao động


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Hình thức đánh giá:

+ Bài tập: Trả lời câu hỏi, Bài tập tính toán và định khoản kế toán, Vẽ sơ đồ chữ T các tài khoản

+ Kiểm tra: Viết

- Yêu cầu đánh giá:

+ Phân biệt hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm

+ Tính được các khoản trích theo lương

+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Vẽ được sơ đồ chữ T các tài khoản: 334, 338


Ghi nhớ:

- Khái niệm tiền lương

- Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

- Tỷ lệ trích BHXH; BHYT, KPCĐ; BHTN theo quy định hiện hành

- Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5

I/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trình bày khái niệm và nhiệm vụ của kế toán tiền lương?

2.Nêu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp và phương pháp tính 3.Trình bày nội dung, kết cấu của tài khoản 334; TK 338

4.Nêu phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương?

II/ BÀI TẬP

Bài số 1: Tại Doanh nghiệp thương mại - Du lịch dịch vụ Hoàng gia có tình hình về tiền lương và các khoản trích theo lương trong kỳ như sau:

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 40.000.000đ

2.Tính lương phải trả ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm 24.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng 6.000.000đ; bộ phận bán hàng 8.000.000đ, bộ phận quản lý DN 12.000.000đ

3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

4. Mua 1 TSCĐ giá mua trên hoá đơn là 880.000.000đ (gồm thuế GTGT 10%) tiền chưa thanh toán cho người bán. Chi phí trước khi đưa vào sử dụng được tập hợp gồm:

- Vận chuyển bốc dỡ : 500.000đ

- Tiền lương phải trả cho CN vận hành : 2500.000đ

- Các khoản trích theo lương: 575.000đ

- Chi phí vật liệu phụ xuất dùng: 110.000đ

- Chi phí khác chi bằng tiền mặt : 200.000đ

5. Chi tiền mặt trả lương đợt 1 (50%) cho CB - CNV .

5. Chuyển khoản nộp BHXH, KPCĐ, BHTN và mua BHYT

6. Các khoản chi cho hoạt động công đoàn của DN được chi trực tiếp bằng tiền mặt là 300.000đ.

7. Khấu trừ vào tiền lương của nhân viên một số các khoản sau:

- Tiền bồi thường : 300.000đ

- Tiền tạm ứng chưa hoàn trả: 200.000đ

8. Trong kỳ có một số công nhân nghỉ phép, doanh nghiệp tạm giữ hộ tiền lương của những công nhân này 5.000.000đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài số 2: Tại doanh nghiệp thương mại Thành long có các tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất trong kỳ được kế toán tập hợp như sau:

1. Chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên : 27.000.000đ

2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ở phân xưởng A là 20.000.000đ; phân xưởng B 25.000.000đ

3. Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng A 18.000.000đ; phân xưởng B 22.000.000đ; bộ phận bán hàng 15.000.000đ; bộ phận quản lý DN 20.000.000đ

4. Các khoản phụ cấp trách nhiệm của công nhân sản xuất phân xưởng A là 4.000.000đ; nhân viên quản lý phân xưởng A 5.000.000đ; công nhân sản xuất phân xưởng B 4.900.000đ; nhân viên quản lý phân xưởng B 7.000.000đ, nhân viên bán hàng 2.000.000đ; nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.000.000đ.

5. BHXH trả thay lương cho phân xưởng A gồm công nhân trực tiếp sản xuất 4.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng 2.000.000đ; công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng B 3.000.000đ; bộ phận quản lý phân xưởng 2.000.000đ;

6. Tiền thưởng tại phân xưởng A gồm:

- Công nhân trực tiếp sản xuất: 23.000.000đ

- Nhân viên quản lý phân xưởng 5.000.000đ

* Tại phân xưởng B

- Công nhân trực tiếp sản xuất: 27.000.000đ

- Nhân viên quản lý phân xưởng 5.000.00đ

- Nhân viên bán hàng: 5.000.000đ

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 7.000.000đ

7. Trích BHXH; BHYT; BHTN KPCĐ theo tỷ lệ quy định

8.Thanh toán lương, các khoản thu nhập khác cho CNV bằng tiền mặt.

Yêu cầu: . Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài số 3:Tại doanh nghiệp thương mại và sản xuất kinh doanh dịch vụ Hoa biển có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau: (đơn vị tính : đồng)

1. Tính lương ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm 80.000.000, bộ phận quản lý phân xưởng 30.000.000, bộ phận bán hàng 20.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 50.000.000, bộ phận sửa chưa lớn TSCĐ 20.000.000

2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương đưa vào chi phí có liên quan kể cả phần trừ lương người lao động

3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200.000.000 để chi lương cho CBCNV trong doanh nghiệp.

4. Tạm ứng lương đợt 1 (50%) cho CBCNV bằng tiền mặt

5. Chuyển khoản nộp BHXH theo quy định 30.000.000

6. Chi tạm ứng cho nhân viên phòng kinh doanh 5.000.000 bằng tiền mặt

7. Chi liên hoan cho CBCNV trong doanh nghiệp nhân ngày lễ 1/5 từ nguồn kinh phí công đoàn để lại đơn vị 10.000.000 bằng tiền mặt.

8. Chuyển khoản nộp cho các khoản BHXH, BHT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý.

9. Chi 20.000.000 tiền mặt tạm ứng cho nhân viên ở bộ phận sản xuất để mua vật tư phục vụ cho sản xuất tại doanh nghiệp.

10. Khấu trừ vào tiền lương của nhân viên một số khoản như sau:

- Khấu trừ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2.000.000

- Khấu trừ tiền tạm ứng chưa thanh toán 1.000.000

- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất theo quyết định của ban giám đốc 5.000.000.

- Khấu trừ tiền điện thoại sử dụng vượt mức quy định 500.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 4: Tại doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ Sơn tùng có tài liệu như sau: (đơn vị tính : đồng )

1. Hàng kỳ, doanh nghiệp tiến hành trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đưa vào chi phí trong kỳ là 3.000.000.

2. Nhập kho một số công cụ dụng cụ, giá mua ghi trên hoá đơn bao gồm 10% thuế GTGT là 4.180.000, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 210.000, gồm 5% thuế GTGT. Công cụ dụng cụ này được sử dụng ở bộ phận sản xuất và thuộc loại phân bổ 8 lần.

3. Mua 1 TSCĐ giá mua chưa thuế là 580.000.000, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. TSCĐ này sử dụng ở bộ phận sản xuất, thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử được kế toán tập hợp như sau:

- Xuất kho 4.000.000 nguyên vật liệu dùng để chayj thử máy móc.

- Tiền lương phải trả cho công nhân ở bộ phận lắp đặt chạy thử là 10.000.000, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.

- Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt 2.100.000 gồm 10% thuế GTGT.

- Chi phí thuê chuyên gia thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 2.000.000

4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 3.000.000

5. Giữ lại tiền lương của CB - CNV nghỉ phép 4.000.000

6. Chi 10.000.000 tiền mặt cho CB - CNV trong doanh nghiệp đi du lịch Mũi Né bằng quỹ khen thưởng phúc lợi.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 5: Tại công ty du lịch X trong tháng 3/200N có 1 số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền lương và các khoản phải trả người lao động như sau:

1. Tạm ứng lương đợt I cho người lao động 50.000.000

2. Tổng tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng là 360.000.000đ (bảng tổng hợp lương ) trong đó:

a/ Bộ phận lữ hành : 120.000.000đ

- Tổ thiết kế tour : 70.000.000đ

- Hướng dẫn: 50.000.000đ

b/ Khách sạn chính: 180.000.000đ

- Bộ phận buồng : 100.000.000đ

- Bộ phận bar : 80.000.000đ c/ Nhà hàng : 30.000.000đ

- Bộ phận chế biến : 13.000.000đ

- Bộ phận phục vụ : 17.000.000đ d/ Quản lý Công ty: 20.000.000đ e/ Chi phí bán hàng: 10.000.000đ

3. Tiền ăn ca phải trả người lao động trong tháng 12.00.000đ

4. Trích BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ theo quy định

5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất 5%

6. Xuất quỹ tiền mặt nộp BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ

7.. Thu hồi tạm ứng thừa trừ vào lương, số tiền là 3.000.000đ

8. Thanh toán toàn bộ tiền lương cho người lao động bằng chuyển khoản

* Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

CHƯƠNG 6

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH – KHÁCH SẠN

Mã chương: MH 10-06 Giới thiệu:

Chương 6 giới thiệu cho học sinh phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm doanh nghiệp bao gồm: Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Cách xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm; Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Du lịch – Khách sạn.

Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho các nội dung đã học.

Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Phân loại được chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

- Nêu được các phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất

- Phân loại được chi phí sản xuất theo công dụng và theo nội dung tính chất chi phí

- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất .

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

1.2. Phân loại chi phí sản xuất

1.2.1. Căn cứ vào chức năng, công dụng

Chi phí sản xuất bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, dịch vụ.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như: Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

+ Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.

- Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.

- Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ và quản lý sản xuất.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất và quản lý sản xuất.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất.

Cách phân loại này giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm từng mục chi phí trong giá thành sản phẩm.

1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

+ Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN) phải trả cho người lao động.

+ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quán trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí nói trên.

Cách phân loại này giúp ta biết được những chi phí đã dùng vào sản xuất và tỷ trọng của từng loại chi phí đó là bao nhiêu, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024