Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Nhuệ - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài

Đất nước ta sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện thành công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi các Tổ chức tín dụng (TCTD) phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Với chức năng trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, các TCTD đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi các TCTD phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng – doanh nghiệp và nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước ta. Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng, ngân hàng VietinBank chi nhánh Sông Nhuệ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nên cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Vì vậy, hoạt động huy động vốn nhằm củng cố sự tồn tại và phát triển ngành ngân hàng đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm của ngân hàng nói riêng VietinBank chi nhánh Sông Nhuệ và hệ thống ngân hàng nói chung. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ ” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình.


2. Tổng quan nghiên cứu.

Huy động vốn đóng vai trò quyết định đến quy mô hoạt động, khả năng thanh khoản và đảm bảo uy tín trong nền kinh tế, đồng thời là vấn đề then chốt trong hoạt động huy động vốn của NHTM hiện nay nên đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong thời gian vừa qua. Các công trình nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại các NHTM, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi và đạt được kết quả nhất định. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

Từ Thị Thu Hiền (2014), “Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh”, luận văn Thạc sỹ tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng chỉ ra được kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý hoạt động huy động vốn tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh từ đó đề xuất ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Vietinbank Hà Tĩnh.

Ngô Vân (2013),“Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại NHTMCP Ngoại thương – Chi nhánh Hà Tây”. Luận văn đã phân tích được tình hình huy động vốn cũng như thực trạng của việc huy động vốn tại chi nhánh. Từ đó chỉ ra được kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại và đề xuất được những giải pháp để hoàn thiện việc huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại ngân hàng TMCP ngoại thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Lê Thị Ngọc Thùy (2016), “Huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Keang Nam”, luận văn thạc sỹ của Đại học Thương Mại. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng chỉ ra được kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Keang Nam. Từ đó đề xuất ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.


Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Nhuệ - 2

Các công trình nghiên cứu kể trên đã khái quát những lý luận cơ bản về huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn và đưa ra những giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại một chi nhánh ngân hàng cụ thể.

Tuy nhiên, mỗi chi nhánh ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức huy động vốn, chiến lược huy động vốn cụ thể khác nhau, tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau, mỗi chi nhánh ngân hàng sẽ có những giải pháp khác nhau để tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Cho đến hiện nay chưa có tác giả nào viết về đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Huy động vốn là một mảng hoạt động tạo vốn của NHTM với nhiều hình thức khác nhau như huy động vốn tiền gửi, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác... Trong đó, huy động vốn tiền gửi là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu mảng huy động vốn tiền gửi của NHTM.

- Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ.

- Thời gian nghiên cứu : Số liệu nghiên cứu giai đoạn 2017-2019.


4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Công thương


Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ. Để thực hiện mục tiêu này luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi trong NHTM.

- Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ.

5. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ như bảng cân đối chi tiết và báo cáo tài chính giai đoạn 2017-2019.

* Phương pháp xử lý số liệu:

Lập các bảng biểu, tính toán các chỉ số tài chính rồi so sánh số liệu giữa các năm về số tuyệt đối và tỷ trọng từ đó tìm ra xu hướng biến động của hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh ngân hàng Sông Nhuệ.

6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương với kết cấu cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Nhuệ”


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng đầu tiên xuất hiện khá sớm vào thế kỷ thứ XV (năm 1401) tại Tây Ban Nha, có tên gọi là Ban–Ca–Di Barcelona. Trải qua hàng trăm năm, đến nay hoạt động của các NHTM đã trở thành một yếu tố không thể thiếu và gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới.

Ngân hàng là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hóa, một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò đó ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Do đó, mỗi nước có cái nhìn nhận và xây dựng khung pháp lý, giới hạn hoạt động, mô hình tổ chức ngân hàng cho phù hợp với sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông thường người ta phải dựa vào tính chất, mục đích, đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính.

1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, NHTM được các tổ chức tín dụng của các nước trên thế giới đưa ra các nhận định khác nhau để diễn đạt về hoạt động của các NHTM. Sau đây là một số định nghĩa khác nhau về NHTM:


- Mỹ: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

- Pháp: Ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới nhiều hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính (luật ngân hàng 1941).

- Đan Mạch lại định nghĩa: “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và hành nghề địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm,

Tại Việt Nam: Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010 có ghi: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” [8, trang 2].

Trong đó:“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: (i) nhận tiền gửi, (ii) cấp tín dụng, (iii) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” [8, trang 3].

1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

NHTM ra đời do yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở nền sản xuất lưu thông hàng hóa, nền kinh tế ngày càng phát triển càng cần đến hoạt động của các NHTM.

NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn nhưng ngân hàng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản như sau:


Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn

Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như: huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá hay vay trên thị trường liên ngân hàng…Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế của địa phương và cả nước. Trong đó các nguồn vốn trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vốn ngắn hạn đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Hoạt động sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả tạo lợi nhuận cho ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Ngân hàng thường sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động như:

- Cho vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60% - 70% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ kế hoạch cho vay cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Cách thức cho vay có thể theo nhiều hình thức khác nhau, chúng có thể được phân loại theo mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn vay, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả…

- Hoạt động đầu tư của ngân hàng

Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực tiền


tệ cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư. Có hai hình thức chủ yếu mà các NHTM có thể tiến hành là:

Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán, ngoại tệ,…hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác.

Đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Nghiệp vụ ngân quỹ

Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của các chủ thể khi tham gia tiến hành sản xuất kinh doanh. Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn”. Vì vậy ngoài việc cho vay và đầu tư để thu lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do trung ương đề ra.

Thứ ba: Các hoạt động khác

Là trung gian tài chính nên ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Mặt khác các NHTM còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ…

Các hoạt động trên của ngân hàng nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh gay gắt như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023