Cải Thiện Và Nâng Cao Chất Lượng Môi Trường Sống Và Làm Việc


điện tử, cơ khí, lắp ráp, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thực phẩm, nông lâm sản, đồ uống, các mặt hàng cơ khí, dược phẩm, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin,….. Theo đề xuất này, thuế suất sẽ giảm 2% so với mức thuế suất của chính sách hiện nay để tỏ rõ quan điểm của tỉnh trong thu hút đầu tư. Ngoài ra, các danh mục đầu tư, sản phẩm thuộc nhóm được ưu đãi này rất quan trọng và cần thiết đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay.

- Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 17% trong thời gian 10 năm đối với các ngành nghề còn lại. Theo đề xuất này sẽ giảm 2% so với mực ưu đãi hiện thời, để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư. Chính sách thuế ưu đãi rõ ràng sẽ thể hiện rõ sự khác nhau giữa đầu tư trong KCCN và ngoài KCCN. Các đề xuất mang tính cụ thể trong giải pháp này sẽ thể hiện rõ chính sách ưu đãi riêng của tỉnh đối với các nhà đầu tư vào các KCCN. Tuy nhiên, khi thực thi sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nguồn thu của ngân sách địa phương ngay trong thời gian trước mắt nhưng vẫn nên thực hiện vì những mục tiêu quan trọng và dài hạn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần phải tham khảo, xin ý kiến, đệ trình các cơ quan trung ương khi thực hiện nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cấp trong quản lý. Khi giảm 2% thuế TNDN có thể làm giảm số thu ngân sách địa phương, nhưng động lực hấp dẫn đầu tư cao hơn, số lượng doanh nghiệp đầu tư nhiều, tổng số thu vẫn chắc chắn tăng lên.

Thứ hai, về thời gian miễn thuế, giảm thuế.

Cụ thể, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2 đến 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp từ 4 đến 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp tùy theo ngành nghề dự án đăng k đầu tư. Như vậy, chính sách hiện đang áp dụng được coi là tương đương với nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, nhằm tạo động lực thu hút đầu tư thời gian miễn, giảm thuế cần được điều chỉnh tăng về thời gian. Cụ thể: miễm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2 đến 5 năm đầu tiên và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp từ 5 đến 10 năm tiếp theo. Đề xuất này của giải pháp sửa đổi và hoàn thiện chính sách cũng làm ảnh hưởng nguồn thu ngân sách địa phương trong một thời gian nhất định nhưng tạo động lực thu hút đầu tư nhanh hơn, chủ thể nộp thuế và đối tượng tính thuế, số thuế nộp sẽ tăng lên trong dài hạn. Mức


độ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách địa phương chỉ trong khoảng từ 1 đến 2 năm, nhưng kết quả mang lại nhiều hơn khi số doanh nghiệp đầu tư trong các KCCN tăng lên, phát triển ổn định và bền vững. Ở một góc độ nhất định, ưu đãi hôm nay chính là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

4.2.4. Một số giải pháp khác

4.2.4.1. Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc

Mặc dù nhân tố môi trường sống và làm việc được đánh giá khả quan về mức độ hài lòng, tuy nhiên vẫn có khoảng 15,09-29,31% doanh nghiệp đánh giá môi trường sống và làm việc tại các KCCN tỉnh Phú Thọ là chưa tốt, trong đó không hài lòng nhất ở môi trường sống không bị ô nhiễm (29,31% đánh giá chưa tốt), sau đó là hệ thống trường học (23,71%) và hệ thống y tế (21,12%). Do đó để nâng cao mức độ hài lòng từ đó tăng khả năng thu hút các đầu tư vào các KCCN thì chính quyền địa phương và Ban quản lý các KCCN tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp để cải thiện môi trường sống, đặc biệt là đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Thứ nhất, về công tác xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường.

Một là, Chính quyền địa phương và Ban quản lý các KCCN cần ban hành rõ ràng các quy định và đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong và ngoài KCCN như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm chất thải, rác thải nguy hại… ngay từ khâu quy hoạch phát triển KCCN.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 21

Hai là, tiến hành xây dựng nhà máy xử l nước thải tại các KCCN. Hiện nay mới có KCN Thụy Vân có nhà máy xử lý rác thải (mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ năm 2018) nhằm ổn định cuộc sống của người dân xung quanh các KCCN. Xem xét và có phương án giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số đơn vị, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Ba là, thu hút đầu tư vào KCCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm. Những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên được bố trí vào một KCCN để thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

Bốn là, ban hành cơ chế khuyến khích các nguồn vốn tư nhân tham gia đầu


tư xây dựng các nhà máy xử l nước thải và chất thải tập trung trong KCCN như hỗ trợ doanh nghiệp (cho vay lãi suất thất hoặc hỗ trợ lãi suất, thưởng) đối với phần vốn đầu tư cho xây dựng các công trình xử l môi trường, hoặc hỗ trợ tạo điều kiện ưu tiên cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ ít gây tổn hại đến môi trường. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCCN.

Năm là, đối với các KCCN chưa có nhà máy xử l nước thải tập trung cần yêu cầu các KCCN cam kết lên kế hoạch xây dựng hệ thống này và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết.

Thứ hai, về môi trường học tập.

Một là, địa phương cần tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục và đào tạo nghề, sớm xây dựng và hoàn thiện đề án quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ. Thêm vào đó, quan tâm đến việc xây dựng và đưa vào giảng dạy các môn khoa học kỹ thuật cho học sinh, tăng cường phân luồng học sinh ngay sau khi hoàn thành bậc học trung học cơ sở để định hướng học nghề cho số học sinh không có khả năng học cao hơn.

Hai là, phát triển mạnh hoạt động dạy nghề cho người lao động nông thôn, đặc biệt những hộ gia đình bị mất đất do xây dựng KCCN, khi họ không hoặc chưa tìm ra được chiến lược sinh kế mới sau khi thay đổi môi trường. Ưu tiên phát triển dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp tại các KCCN với đầy đủ các trình độ từ sơ cấp, trung cấp và cao hơn nữa, thêm vào đó, cần thực hiện liên thông giữa giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, giữa các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong KCCN.

Thứ ba, về môi trường y tế.

Một là, tăng cường khả năng tiếp cận với y tế, chăm sóc sức khỏe và văn hóa của người dân, đặc biệt là các công nhân đang làm việc trong các KCCN. Giành sự ưu tiên mức độ hợp lý cho việc tăng cường các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và cấp cứu, hồi sức phù hợp với phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế ở các KCCN, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật với các trường đại học y dược, bệnh viện trung ương chuyên


ngành để đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao để có thể chăm sóc tốt nhất sức khỏe của người dân bao gồm cả công nhân làm việc tại các KCCN, để có sức khỏe và chất lượng lao động tốt nhất.

Hai là, quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa, các khu vực thể thao cho người dân địa phương cũng như cho công nhân tại các KCCN, để họ có điều kiên tham gia các hoạt động văn hóa, luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe. Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương kết hợp với các hoạt động văn hóa hiện đại nhằm thu hút đông đảo người dân, người lao động làm việc tại các KCCN tham gia giao lưu văn hóa với các vùng miền và với nước ngoài tạo sự đa dạng, phong phú về văn hóa và các hoạt động.

4.2.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số tỉnh Phú Thọ là gần 1,4 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 850.200 người. Tuy nhiên số lao động làm việc tại các KCCN trên địa bàn năm 2018 là

37.090 lao động (chiếm 4,36%), trong đó có khoảng 90% là lao động trên địa bàn tỉnh, còn lại đến từ các tỉnh thành lân cận khác. Mặt khác số lao động đã được đào tạo đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng gây tốn kém một khoản chi phí không nhỏ cho các doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu tuyển dụng và làm việc tại các doanh nghiệp trong KCCN là điều rất cần thiết. Tác giả đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, xác định rõ phương hướng và mục tiêu đào tạo để phù hợp với nhu cầuthực tế của các doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Trước tiên tỉnh cần xác định lại mục tiêu đào tạo lao động về: các cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học), số lượng đào tạo, chất lượng đào tạo. Mục tiêu đào tạo phải được xác định dựa trên nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hoạt động trong KCCN ở hiện tại và trong tương lai.

Thứ hai, đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo.

- Ðầu tư xây dựng và hiện đại hoá một số trường dạy nghề trọng điểm ở địa


phương như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xưởng thực hành.

- Ðầu tư, đổi mới hệ thống giáo trình, giáo án theo xu hướng cập nhật trình độ tiên tiến, hiện đại của các nuớc phát triển.

Thứ ba, đa dạng hoá loại hình đào tạo.

- Ðào tạo theo hình thức tập trung tại các cơ sở dạy nghề như: trường cao đẳng nghề, truờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các học sinh sau khi tốt nghiệp các truờng Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

- Đào tạo tại các doanh nghiệp và nơi làm việc. Ðây là mô hình đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động ngay tại doanh nghiệp. Ðây là mô hình tương đối phát triển tại một số địa phương, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng có một số doanh nghiệp đã thực hiện hình thức này, tuy nhiên có thể khuyến khích để mở rộng đào tạo chuyên sâu và nâng cao tại các doanh nghiệp.

- Ðào tạo theo hình thức liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Đây là mô hình doanh nghiệp gửi người lao động đến cơ sở đào tạo để học nghề, cơ sở dạy nghề gửi học sinh đến doanh nghiệp để thực hành. Ðây là mô hình đang được chú trọng hiện nay vì nó rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế.

Thứ tư, hoàn thiện chính sách đãi ngộ người lao động.

Bên cạnh các hoạt động về đầu tư đào tạo nguồn nhân lực thì hoạt động hoàn thiện chế độ đãi ngộ người lao động cũng cần được quan tâm để giữ chân được nguời lao động, cũng như tạo được động lực để người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống, chế độ tiền lương hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đồng thời xây dựng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, ngày nghỉ hợp lý.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính Phủ

- Để nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển các KCCN, định kỳ hàng năm Chính phủ chỉ đạo rà soát quy hoạch phát triển và đầu tư phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 định hướng đến năm 2050. Trên cơ sở rà


soát quy hoạch phát triển KCCN đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, Chính phủ ban hành một Nghị quyết chuyên đề về quy hoạch phát triển KCCN nhằm tạo sự thống nhất về quan điểm và hành động ở các cấp, các ngành trong đó xác định rõ những KCCN nào là động lực, là hạt nhân để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong giai đoạn tới.

- Định kỳ hàng quý, Chính phủ rà soát lại tất cả các văn bản chính sách có liên quan đến KCCN để loại bỏ những chính sách không còn phù hợp với thực tiễn và với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã k kết, tham gia. Để hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các ngành công nghiệp chủ chốt, mũi nhọn, Chính Phủ cần nghiên cứu để ban hành các chính sách mới như: hỗ trợ ưu đãi thuế TNDN, tăng hỗ trợ đào tạo nhân lực, giảm hơn nữa tiền thuê đất có thời hạn, hỗ trợ xây dựng và chuyển giao công nghệ sử l nước thải, tăng hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng.

- Bên cạnh đó, việc đôn đốc, kiểm tra tình hình chấp hành luật pháp, thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển KCCN ở các địa phương cần được Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện. Qua đó có thể phát hiện nhanh các vấn đề còn tồn tại và giải quyết nhanh chóng những vướng mắc phát sinh từ thực tế trong quá trình đầu tư xây dựng KCCN ở các địa phương.

4.3.2. Đối với địa phương

Định kỳ, Ủy ban nhân dân các Cấp, các Sở, Ban, Ngành của địa phương cần tổ chức giao ban với doanh nghiệp và tăng cường gặp gỡ, đối thoại với người dân trong khu vực quy hoạch phát triển KCCN để lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của chủ trương phát triển KCCN và tuân thủ chấp hành việc di dời khi tỉnh, thành phố có nhu cầu lấy đất làm KCCN.

- Ủy ban nhân dân các Cấp, các Sở, Ban, Ngành của địa phương cần thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế chính sách,


pháp luật liên quan tới hoạt động của KCCN của các doanh nghiệp nhằm kịp thời phát hiện và chỉnh đốn các hành vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

- Các cơ quan tham mưu của địa phương cần tập trung nghiên cứu, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành một số chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào các KCCN và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành một số cơ chế đặc thù đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu CNC.

Tóm tắt chương 4

Dựa trên những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại mà luận án đã xác định trong nội dung chương 3, cùng với phương hướng, mục tiêu cụ thể về phát triển các KCCN và huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp chính nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: (1) Ða dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng khu, cụm công nghiệp (2) Tăng cường huy động vốn thông qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp; (3) Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; (4) Một số giải pháp khác như cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở các giải pháp đề xuất, luận án đề xuất một số kiến nghị đối với Chính Phủ và địa phương để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


KẾT LUẬN


Xây dựng và phát triển các KCCN là điều kiện tất yếu để phát triển công nghiệp tập trung đồng huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó các KCCN cũng giúp giải quyết vấn đề việc làm cho các lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, địa phương, đồng thời tiếp thu được các công nghệ mới, kỹ năng quản lý tân tiến, tạo ra sự phát triển năng động cho nơi tiếp nhận đầu tư.

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang được nâng cao. Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn đầu tư cho KCCN trong đó bao gồm cả hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCCN và thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCCN. Vì thế, việc tăng cường huy động vốn đầu tư cho KCCN là một chủ trương đúng đắn của địa phương.

Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư cho KCCN. Các KCCN trên địa bàn tỉnh có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết được một số lượng lớn công việc cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu cho ngân sách địa phương, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và tiến bộ.

Tuy nhiên quá trình huy động vốn đầu tư cho KCCN vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: quy mô nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển các KCCN còn hạn chế như; quy mô nguồn vốn huy động còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế trong nước, việc huy động vốn cho đầu tư hạ tầng các KCCN còn gặp nhiều khó khăn, chưa đa dạng được kênh và hình thức huy động, chủ yếu còn phụ thuộc vào vốn ngân sách; tốc độ tăng quy mô nguồn vốn huy động cũng chưa tương xứng với số dự án đầu tư thu hút; về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023