Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Về Phát Triển Kinh Tế


tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất

- kinh doanh cho các doanh nghiệp. Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

3.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội Về phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 8,38%/năm trong giai đoạn 2016-2019, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng từ 76% lên 79,7%, khu vực nông, lâm nghiệp giảm từ 24% xuống còn 20,3%. Trong sáu tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 1,24%. Phần lớn các ngành sản xuất công nghiệp đều sụt giảm, nhu cầu thị trường giảm, tiêu thụ khó khăn, thiếu nguyên liệu đầu vào; khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 0,07%. Khu vực dịch vụ, thương mại gặp khó khăn, chỉ tăng trưởng 1,21% do bối cảnh khó khăn chung trước tình hình dịch bệnh của Covid-19.

Tuy nhiên mặc dù bối cảnh khó khăn chung, nhưng 6 tháng cuối năm nhờ sự nỗ lực phục hồi kinh tế, tỉnh cũng đã thu được một số kết quả khả quan. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ước tính tăng 3,56% so với năm 2019. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,67% so với năm 2019; Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 30.806,6 tỷ đồng, tăng 7,0% và bằng 44,2% GRDP; có 699 doanh nghiệp đăng k thành lập mới; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 36.721,2 tỷ đồng, tăng 6%; Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 4.698,3 triệu USD, tăng 93,8%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước; ...

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế 2020 của tỉnh Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng và tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Cụ thể năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng


chiếm 35,66%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%. (Trong khi đó năm 2015 các tỷ trọng tương ứng là 26,32%; 35,07% và 38,60%).

Về thu chi ngân sách

Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2019 đạt 17.393.336 triệu đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2015-2019 là 13,79%. Bên cạnh đó hoạt động chi ngân sách cũng đã được điều tiết, chỉ chi đủ đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 đạt

27.548.261 triệu đồng, tốc độ tăng chi ngân sách giai đoạn 2015-2019 là 5,67%.

Về vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2019 đạt 29.243 nghìn tỷ đồng, tăng 11,68% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước ước đạt 18.376 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.381 nghìn tỷ đồng, tăng 19,44% (trong đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng k là 33 dự án với số vốn đầu tư đăng k là 142,2 triệu USD); nguồn vốn nhà nước trên địa bàn đạt

5.485 nghìn tỷ đồng, giảm 0,15%.

3.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Khái quát về các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ có thành phố Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên tập trung phát triển mạnh về các lĩnh vực như sản xuất giấy, phân bón, giầy da, may mặc…Thực hiện theo chủ trương phát triển toàn diện nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước, năm 1997 KCN Thụy Vân được hình thành theo quyết định số 836/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ, và từ đó cho đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 07 KCN được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch hơn 2.200 ha và 26 CCN (trong đó có 02 CCN trọng điểm) với tổng diện tích quy hoạch 1.100ha. Hiện nay, quỹ đất phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ rất dồi dào với giá thuê đất rẻ, thời gian thuê đất 50 năm. Có thể nói, các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thành lập tương đối


sớm so với cả nước. Các KCCN đã dần hoạt động ổn định và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển các KCCN tỉnh Phú Thọ



Tên KCCN


DT quy hoạch (ha)

DT đất CN có thể cho thuê

(ha)

DT

đất đã cho thuê (ha)

Tổng VĐT đăng ký

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Số DA

đăng ký


DDI tỷ đồng)

FDI

triệu USD)

FDI

quy đổi

tỷ đồng)

Khu công nghiệp

1. Thụy Vân

335,00

290,80

287,39

10.105,82

611,02

13.711,29

98,80

102

2. Phú Hà

356,29

244,87

71,57

1.730,00

285,46

6.405,72

29,23

23

3. Trung Hà

136,00

103,02

46,83

2.333,02



45,46

13

4. Tam Nông

350,00

Đang hoàn thiện lập quy hoạch và kêu gọi NĐT kết cấu hạ tầng

5. Hạ Hòa

400,00

Đang hoàn thiện lập quy hoạch và kêu gọi NĐT kết cấu hạ tầng

6. Cẩm Khê

450,00

346,19

33,63

2.552,88

72,96

1.637,22

9,72

16

7. Phù Ninh

100,00

Đang kêu gọi NĐT kết cấu hạ tầng

Cụm công nghiệp trọng điểm

1. Bạch Hạc

79,5

44,8

42,99

3.945,14

2,00

44,88

81,00

12

2. Đồng Lạng

41,7

21,0

21,0

35,00

70,48

1.581,57

100,00

17

Tổng

2.231,19

1.050,68

503,41

20.701,86

1.041,92

23.380,68

47,91

183

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

* Vốn đầu tư nước ngoài FDI được tác giả quy đổi theo tỷ giá USD năm 2015 là 1 USD = 22.440 đồng.

Hiện nay trên tổng số 07 KCN đã được Chính Phủ phê duyệt thì có 04 KCN đã đi vào hoạt động (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà, KCN Cẩm Khê) trong đó KCN Cẩm Khê vẫn đang tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng và bước đầu thu hút các dự án đầu tư. 03 KCN còn lại thì có KCN Phù Ninh đã có hạ tầng cơ bản, đang tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư hạ tầng, 2 KCN Tam Nông và Hạ Hòa thì đang tiến hành lập quy hoạch cụ thể. Với 183 dự án đầu tư còn hiệu lực,


trong đó có 96 dự án đầu tư trong nước, 87 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng k lũy kế tính đến 31/12/2020 là 20.701,86 tỷ đồng và 1.041,92 triệu USD tương đương 23.380,68 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy các KCCN từ 29,23%-100%. Các loại hình dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là: Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch men, gạch không nung, gỗ ván ép); cơ khí, điện tử, sợi, dệt, nhuộm; may mặc, bao bì, các sản phẩm từ nhựa; hóa chất ngành giấy (keo AKD, tinh bột biến tính); bao cao su; găng tay y tế, …Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Phú Thọ bao gồm: giấy bìa các loại 243.000 tấn/năm, bia 135,2 triệu lít/năm, rượu các loại 11,7 triệu lít/năm. Phân bón các loại 1,67 triệu tấn/năm. Xi măng 1.490.000 tấn/năm. Gạch Ceramic 34,1 triệu m2/năm. Linh kiện điên tử 230 triệu sản phẩm/năm. Thức ăn chăn nuôi 30 nghìn tấn/ năm. Vải thành phẩm 95,3 triệu m2/năm. Sợi toàn bộ

13.000 tấn/năm. Quần áo may sẵn 111,38 triệu sản phẩm/năm.

Về các CCN, đến hết năm 2020, đã có 20/26 CCN có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, trong đó có 15 CCN đang triển khai xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động. Các CCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được trên 116 dự án đầu tư với tổng diện tích đất thuê và đăng k là 311,22 ha, giải quyết việc làm cho khoảng trên

12.000 lao động. Tuy nhiên trong phạm vi luận án tác giả tập trung vào nghiên cứu về tình hình phát triển của 07 KCN và 02 CCN trọng điểm trên địa bàn tỉnh (Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu).

Nhìn chung các KCCN đều được bố trí ở nơi có giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy và đường sắt. Các khu được kết nối với nút lên xuống cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh và Quốc Lộ 2; thông thương với thủ đô Hà Nội và Cảng Hải Phòng, các tỉnh Tây Bắc và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Dưới đây là bản đồ chi tiết quy hoạch xây dựng các KCN trên địa bàn:


Hình 3.1. Quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Kể từ khi thành lập cho đến nay, các KCCN bên cạnh việc tích cực đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng đã đẩy mạnh thu hút các dự án thứ cấp sản xuất kinh doanh vào các KCCN.

Bảng 3.2. Số dự án đăng ký đầu tư vào các KCCN theo thời gian

Đơn vị tính: Dự án, %



Dự án đầu tư

Lũy kế đến

năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lũy kế đến

năm 2020

Trong nước (DDI)

43

2

12

19

10

5

5

96

Nước ngoài (FDI)

45

3

8

10

3

10

8

87

Tỷ trọng DDI (%)

48,86

40,00

60,00

65,52

76,92

33,33

38,46

52,46

Tỷ trọng FDI (%)

51,14

60,00

40,00

34,48

23,08

66,67

61,54

47,54

Tổng

88

5

20

29

13

15

13

183

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)


Từ bảng 3.2 ta thấy số dự án đầu tư đăng k vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng liên tục tăng lên qua các năm. Tính đến hết năm 2020 tổng số dự án đăng k đầu tư lũy kế là 183 dự án, tăng gấp 2,08 lần so với giai đoạn trước năm 2015. Mặc dù tỉnh chủ trương định hướng tập trung thu hút các dự án FDI theo các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế đối với tỉnh, tuy nhiên trong tổng số các dự án thu hút thì các dự án đầu tư trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2020 số dự án đăng ký đầu tư trong nước lũy kế là 96 dự án (chiếm 52,46% tổng số dự án) trong khi các dự án đầu tư FDI thì chỉ chiếm 47,54% (tương ứng với số dự án là 87 dự án).

Mặc dù số dự án FDI thu hút chiếm tỷ trọng ít hơn các dự án đầu tư trong nước nhưng với số vốn đầu tư đăng k lớn thì các dự án FDI vẫn là yếu tố đóng góp chính cho quy mô vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCCN. Lũy kế đến hết năm 2020 quy mô vốn đầu tư FDI quy đổi sang đồng Việt Nam là 23.381 tỷ đồng gấp 2,46 lần so với năm 2015 (chiếm 53,04% tổng nguồn vốn đầu tư), còn quy mô vốn đầu tư trong nước lũy kế đạt 20.702 tỷ đồng tăng gấp 2,79 lần so với năm 2015 và chiếm cơ cấu là 46,96% trên tổng nguồn vốn đầu tư. Quy mô nguồn vốn đầu tư đăng k vào các KCCN theo thời gian được thể hiện qua hình 3.2 dưới đây:

25,000

23,381

19,570

20,025

20,000

16,079

19,548

20,702

15,000

12,469

17,638

9,517

10,000

14,018

11,754

5,000

7,417

0

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

DDI

ĐVT: Tỷ đồng

FDI

Hình 3.2. Vốn đầu tư đăng ký lũy kế vào các KCCN tỉnh Phú Thọ 2015-2020

* Vốn đầu tư nước ngoài FDI được tác giả quy đổi theo tỷ giá USD năm 2015 là 1USD = 22.440 đồng.

Việc phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (mở rộng về quy mô,


gia tăng về số lượng dự án và vốn đầu tư,...) cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định của các doanh nghiệp trong KCCN đã có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất kinh doanh và làm gia tăng tổng doanh thu cho các KCCN. Kết quả thu nộp ngân sách cũng tăng lên và đặc biệt là dù trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn vẫn duy trì được mức lương ổn định cho người lao động. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 nói chung được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

18.356

20.022

22.100

32.520

38.090

43.500

Giá trị xuất

khẩu

Triệu USD

620

650

780

1.068

3.330

3.500

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

970

1.021

1.293

1.600

1.500

600

Lao động

Người

28.950

31.060

33.538

38.000

42.000

43.860

Thu nhập bình

quân NLĐ

Triệu đồng/

Người/tháng

5,0

5,5

5,8

5,5

6,8

6,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Nhìn chung có thể thấy trong giai đoạn 2015-2020 kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCCN trên địa bàn tỉnh liên tục tăng lên. Doanh thu bình quân giai đoạn tăng 53,94%, giá trị xuất khẩu tăng 137,6%. Kết quả này đã đóng góp không nhỏ cho ngân sách địa phương. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là trong tháng 4,5. Một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, cho người lao động nghỉ, ngừng việc để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất. Chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách nhà nước năm 2020 chỉ đạt 600 tỷ đồng do một số doanh nghiệp có doanh thu hàng năm cao, thu nộp ngân sách lớn nhưng 10 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thực hiện chậm nộp thuế do chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong giai đoạn đại dịch. Một số doanh nghiệp dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2020 nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên bị chậm tiến độ, chưa


đi vào sản xuất, chưa tạo doanh thu theo dự kiến. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các KCCN vẫn thu hút được số lượng lao động tăng lên qua mỗi năm và duy trì mức thu nhập bình quân ổn định. Năm 2020 số lượng lao động làm việc tại các KCCN đạt 43.860 người, thu nhập bình quân duy trì ở mức 6,8 triệu đồng/người/ tháng so với năm 2019.

3.2.2. Cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Quy định, cơ chế chính sách ưu đãi chung của Nhà nước

Về hỗ trợ ngân sách

- Nguồn vốn ngân sách: Ở Việt Nam, nguồn vốn ngân sách được huy động cho đầu tư vào các KCCN là vốn dành cho các chương trình mục tiêu và được phân bổ theo Quyết định số 40 của Chính Phủ (2015). Cụ thể nguồn vốn ngân sách phân bổ cho đầu tư các KCCN tại địa phương được quy định như sau:

Một là, về phạm vi hỗ trợ. Các tỉnh có các KCCN thuộc địa phương có tỷ lệ bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương cao hơn 50% và đáp ứng các tiêu chí sau:

+ KCN nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước, đã được thành, lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

+ CCN nằm trong Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn được Bộ Công thương thỏa thuận, có diện tích lớn hơn 25 ha (riêng đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc lớn hơn 15 ha). Tính đến thời điểm được xem xét hỗ trợ có doanh nghiệp đăng k đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 30%;

Trong đó ưu tiên các KCCN có vị trí quan trọng trong việc thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong các khu dân cư vào KCCN. Ngoài ra còn bao gồm các dự án xây dựng hạ tầng KCCN do tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam làm chủ đầu tư hoặc do đơn vị sự nghiệp được giao làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về KCCN.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí