Kinh Nghiệm Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Từ Một Số Địa Phương


ảnh hưởng nhất định đến khả năng huy động vốn vào các KCCN. Kinh tế địa phương càng phát triển thì của cải vật chất được tạo ra ngày càng nhiều, Nhà nước có điều kiện để tăng tỷ lệ động viên từ GDP vào các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước (ngân sách nhà nước). Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân có thêm điều kiện và tiềm lực để đầu tư phát triển. Cả hai yếu tố trên là điều kiện để các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào các KCCN nói riêng thông qua các kênh huy động vốn.

Mặt khác trên phạm vi từng địa phương, việc huy động vốn đầu tư nói chung và đầu tư cho KCCN nói riêng còn phụ thuộc vào nội lực của kinh tế địa phương đó và mức độ ưu tiên phát triển từng ngành nghề, lĩnh vực của địa phương. Đối với một số địa phương đặc thù có vị trí thuận lợi, có đường biên giới giáp với các nước có nền kinh tế phát triển, thì thông thường những khu vực này đều có những lợi thế nhất định để thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế như giao thông, thương mại, du lịch,....

2.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp từ một số địa phương

2.4.1. Kinh nghiệm từ Thái Nguyên

Với địa thế thuận lợi, nhiều tiềm năng và chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, Thái Nguyên đã có nhiều bước tiến ngoạn mục khi vươn lên trở thành điểm sáng về thu hút FDI vào các KCN.

Theo Trần Quyền (2020) ở thời điểm năm 2005, toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động (08 dự án ODA, 15 dự án FDI với tổng vốn đăng k là 205,5 triệu USD) thì tính đến cuối năm 2020 với 06 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có 5/6 KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy chung của các KCN là 61%. Tại các KCN đã đi vào hoạt động hiện có tổng số 236 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 119 dự án FDI với tổng số vốn đăng k gần 8,5 tỷ USD. Những dự án đang hoạt động trong các KCN đã đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh, đưa Thái Nguyên nhanh chóng vào tốp các tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đứng đầu cả nước. Sự thành công trong cơ chế huy động vốn để xây dựng hạ


tầng và thu hút đầu tư thứ cấp vào các KCN đã chứng minh lợi thế về vị trí, về giao thông cũng như chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng hạ tầng các KCN của Thái Nguyên. Theo Thái Bình (2018) kinh nghiệm cụ thể mà tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng là:

Một là, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng các KCN.

Nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên có hệ thống giao thông kết nối với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Trung du miền núi phía bắc thuận lợi. Đồng thời, Thái Nguyên là trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và y tế cho nên có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư, tỉnh cần có mặt bằng sạch tại các KCN với hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, cấp điện, cấp nước sản xuất, sinh hoạt đồng bộ. Trong khi đó, ngân sách khó khăn, địa phương không có vốn để giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư và xây dựng hạ tầng KCN; một số dự án của doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN chậm tiến độ nhiều năm, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Để giải quyết khó khăn này, tỉnh có chủ trương vận động nhà đầu tư ứng tiền thuê đất một lần 50 năm để có nguồn lực giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng KCN. UBND tỉnh đồng chủ trương giao cho Ban quản l vận động các nhà đầy tư trả tiền thuê đất một lần 50 năm và sử dụng số tiền này để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư cho nhân dân và xây dựng hạ tầng các KCN, điển hình là KCN Điềm Thụy.

Ưu điểm của phương thức này là các nhà đầu tư ứng tiền thuê đất một lần 50 năm, giá thuê đất theo quy định tại thời điểm thuê, được hưởng lợi ở chỗ trong 50 năm không bị điều chỉnh giá thuê theo quy định của pháp luật, hằng năm không mất thời gian làm thủ tục trả tiền thuê đất. Đồng thời, tỉnh có thể huy động được nguồn lực để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại để nhà đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên tỉnh chủ trương không kêu gọi, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, mà chọn lọc những nhà đầu tư có trình độ quản l tốt, xây dựng nhà máy có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Và thực tế là hầu hết các dự án đầu tư vào khu A, KCN Điềm Thụy của Thái Nguyên đều xây dựng nhà máy cơ khí chế tạo, điện tử, sản xuất linh kiện phụ trợ cho Tổ hợp công nghệ


cao Samsung, Canon, sản xuất hàng xuất khẩu mà tỉnh Thái Nguyên khuyến khích. Mặt khác, để các nhà đầu tư yên tâm trả tiền thuê đất 1 lần, lãnh đạo tỉnh và Ban quản l các KCN đã cam kết về một môi trường đầu tư thuận lợi, nhất quán; cấp điện, cấp nước sạch ổn định; thu gom, xử l nước thải đầy đủ, hạ tầng KCN được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đúng tiến độ, nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo.

Hai là, tạo nhiều việc làm tăng thu ngân sách.

Tỉnh chủ trương xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông nội bộ, giao thông kết nối rộng rãi, hai bên là cây xanh, hệ thống cấp nước sản xuất, sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất, chiếu sáng, xử l nước thải,..., đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào KCN trên đia bàn nộp tiền thuê đất một lần 50 năm đều là các doanh nghiệp được chọn lựa và có tiềm lực về tài chính, quản trị tốt cho nên ngay sau khi được giao mặt bằng đã xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tỷ lệ lấp đầy cao. Tính riêng doanh thu các nhà máy, cơ sở sản xuất, dự án trong KCN Điềm Thụy năm 2017 đạt 932 triệu USD, nộp ngân sách 485 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 16 nghìn lao động, thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2018 tăng gần 10% so với năm 2017, nộp ngân sách hơn 500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 20 nghìn lao động.

Ba là, tích cực thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào KCN.

Bên cạnh đó Thái Nguyên vẫn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát khiến sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 tại tỉnh chịu ảnh hưởng đáng kể; giá trị sản xuất giảm 2,4% so với cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động hoặc nghỉ việc luân phiên, nghỉ việc không lương, có doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên trong bối cảnh ảm đạm đó, tỉnh đã tập trung giải quyết các “điểm nghẽn”, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển, thực hiện có hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp của tỉnh; đồng thời xây dựng nghị quyết riêng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ đạo sát sao việc cải thiện môi trường kinh doanh. Trong các tháng cuối


năm, tỉnh ưu tiên quỹ đất tại Khu công nghiệp Sông Công II và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, để chớp lấy cơ hội thu hút đầu tư những lĩnh vực công nghiệp chủ đạo, công nghiệp phụ trợ của các tập đoàn lớn dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài sang...

2.4.2. Kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc

Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 18 KCN với tổng diện tích 5.228 ha đã được Thủ tướng Chính phê duyệt. Riêng trong giai đoạn năm 2015-2020, tỉnh đã phát triển mới nhiều KCN, thu hút thêm các nhà đầu tư mới đến từ Hoa Kỳ và Thụy Điển. Đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 15 KCN được thành lập (trong đó có 9 KCN đi vào hoạt động) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng k đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là 3.029,62 ha, tống vốn đầu tư đăng k là 14.417,67 tỷ đồng và 183,15 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy các KCN ước đạt 55-60%.

Đạt được điều này là do tỉnh đã chủ động tạo mặt bằng sạch, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nên tình hình thu hút FDI vào KCN của tỉnh đã tăng mạnh cả về số lượng dự án và vốn đầu tư đăng k hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các KCN đã thu hút được nhiều dự án, sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần tăng thu ngân sách, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Những biện pháp cụ thể mà tỉnh đã áp dụng để đạt được kết quả trên là:

Thứ nhất, tích cực huy động nguồn vốn từ các công ty hạ tầng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư. Một điểm sáng đối với các KCN tại Vĩnh Phúc trong thời gian qua phải kể đến việc huy động nguồn vốn từ sự tham gia đầu tư của các công ty phát triển hạ tầng KCN, sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cùng cách thức quản lý chuyên nghiệp đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho các KCN, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN của Vĩnh Phúc. Trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 8 công ty đầu tư hạ tầng đang hoạt động kinh doanh cho thuê lại đất và mặt bằng nhà xưởng công nghiệp xây sẵn. Trong đó tổng số vốn đầu tư của các công ty hạ tầng DDI hơn 8 nghìn tỷ đồng


và FDI hơn 117 triệu USD. Có thể nói đây là nguồn vốn không nhỏ và quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và đồng bộ kết cấu hạ tầng các KCN trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, tích cực huy động vốn qua thu hút các dự án đầu tư thứ cấp. Để đạt được điều này tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm về cải cách bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng môi trường sống xanh KCN.

- Một là, tiến hành cải cách bộ máy hành chính, thân thiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nước ngoài nói riêng đang hoạt động trên địa bàn để quảng bá về môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh. Với phương châm “Các nhà đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh”, tập thể lãnh đạo từ tỉnh đến đội ngũ cán bộ công chức các sở ngành, địa phương luôn thống nhất, sát sao và quyết liệt trong công tác giải quyết thủ tục hành chính; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là các thị trường tiềm năng; chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ...Tỉnh đã sớm thiết lập các bộ phận một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch, giảm thiếu tối đa các khoản chi phí phát sinh; rút ngắn khoảng 30% thời gian cấp phép đầu tư so với quy định của Chính phủ.

- Hai là, tập trung đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, ngay khi tái lập, tỉnh đã xây dựng, phát triển mạng lưới cơ sở dạy và đào tạo nghề có quy mô và chất lượng từ cấp tỉnh xuống cấp huyện nhằm cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mạng lưới các trung tâm giới thiệu việc, sàn giao dịch việc làm cũng được thiết lập để thực hiện nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp với người lao động.

- Ba là, xây dựng môi trường sống “xanh” ở KCN. Trên thực tế, bên cạnh những cố gắng không ngừng của các nhà đầu tư hạ tầng; các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc và nỗ lực cải thiện bộ máy chính quyền thì tỉnh cũng luôn quan tâm tăng cường các giải pháp xử l nước thải, chất thải... theo quy định, các


chủ đầu tư, doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm tạo mảng xanh trong khuôn viên, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cho người lao động.

2.4.3. Kinh nghiệm từ Bắc Giang

Hiện tỉnh Bắc Giang có 06 KCN, trong đó có 05 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 1.058 ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt gần 60%. Tỉnh có 36 CCN được thành lập với tổng diện tích là 1.060 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân là 59,4%. Trong giai đoạn 2015-2020 Bắc Giang đã bứt phá để vượt lên tốp đầu các tỉnh thu hút đầu tư lớn của cả nước. Nhờ sự bứt phá đó mà quy mô nền kinh tế toàn tỉnh đã tăng 1,63 lần so với năm 2015. Tính riêng đầu năm 2020, toàn tỉnh thu hút thêm được 116 dự án đầu tư, trong đó có 87 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng k là 8.374 tỷ đồng và 29 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng k 334,21 triệu USD. Tính chung từ trước đến nay, toàn tỉnh có 1.773 dự án đầu tư, trong đó có

1.304 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đăng k là 91.505 tỷ đồng; 469 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng k là 6.173,25 triệu USD (Riêng bên ngoài các KCN có 1.372 dự án, trong đó có 1.207 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng k là 82.482,4 tỷ đồng, 165 dự án FDI với tổng vốn là 1.136,14 triệu USD).

Với kết quả đó, Bắc Giang đang là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong nhiệm kỳ (2015-2020). Những giải pháp cụ thể mà tỉnh Bắc Giang đã làm trong việc huy động vốn đầu tư cho các KCCN qua thu hút các dự án đầu tư thứ cấp là:

Thứ nhất, huy động vốn từ ngân sách nhà nước để để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, trong đó có hai KCN được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức 70 tỷ VND/ khu để xây dựng trung tâm xử l nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó tỉnh cũng thực hiện các ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong các KCN, ưu đãi tiển thuê mặt đất, mặt nước theo quy định chung của Nhà nước. Ngoài ra đối với hạ tầng xã hội tỉnh thực hiện huy động từ ngân sách địa phương cho các hạng mục đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, trợ giá xe bus, hỗ trợ nông dân sau khi nhường đất cho KCN, chi phát triển dịch vụ hỗ trợ KCN. Một điều quan trọng nữa là tỉnh


cũng chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các KCN có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng ở địa phương, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực đặc thù, những ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi. Tuy nhiên, trên thực tế hai nhóm giải pháp sau cùng mới chỉ được thực hiện một cách khá hạn chế.

Thứ hai, tạo đồng bộ trong hoạt động thu hút đầu tư. Để tạo nên sự bứt phá trong thu hút đầu tư, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ra Nghị quyết 73-NQ/TU ngày 6/5/2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết này đã được cụ thể hóa thành 45 nhiệm vụ giao cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện, trong đó có 13 nhiệm vụ thường xuyên thực hiện theo định kỳ hằng năm và 32 nhiệm vụ cụ thể. Với cách làm này, tỉnh Bắc Giang tạo được sự đồng bộ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách toàn diện đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và tạo dựng lợi thế tích cực cho các nhà đầu tư. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh, huyện đến các sở, ngành thật sự vào cuộc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong hoạt động từ cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho đến chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các KCCN, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, chọn lọc dự án có công nghệ và giá trị gia tăng cao. Tỉnh chủ động lập danh sách theo dõi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm để mời gọi xúc tiến đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh hạch toán độc lập để tăng nguồn thu cho ngân sách. Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường; khuyến khích các dự án chuyển dần từ gia công sang sản xuất. Tỉnh tìm kiếm các nhà đầu tư lớn, có uy tín để tạo sức lan tỏa trong thu hút đầu tư, đồng thời chú trọng các dự án quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế; thu hút các ngành nghề phù hợp về với vùng nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ.

Thứ tư, ưu tiên phát triển công nghiệp. Tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển công nghiệp địa phương đến năm 2030. Tập trung mở rộng không gian phát triển công nghiệp, xây dựng các KCCN


mới; chủ động chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng, nhất là đất đai. Thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, dự án có công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động, trọng tâm là điện tử, chế tạo, chế biến…

2.4.4. Kinh nghiệm từ Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở phía đông nam Hà Nội, có cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông khá thuận tiện và tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Nguyễn Tuấn Anh (2020) mặc dù triển khai xây dựng các KCCN chậm hơn các tỉnh lân cận, nhưng tới hết năm 2020 tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 460 dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực, bao gồm: 259 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng k là 4.428 triệu đô la Mỹ và 201 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng k là 26.792 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã đóng góp vào thu nội địa ngân sách tỉnh năm 2020 là 2.370 tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh (12.950 tỷ đồng).

Bảng 2.1. Số dự án và vốn đăng ký tại các KCN Hưng Yên đến hết năm 2020



Số TT


Tên KCN

DA trong nước

DA nước ngoài

Số DA

còn hiệu lực


Số DA


VĐK (tỷ đồng)

Số DA

đang hoạt động


Số DA

VĐK

(triệu USD)

Số DA

đang

hoạt động

1

Phố Nối A

114

19.464,5

101

92

989,7

83

206

2

Thăng long II




101

2.730,4

99

101

3

Dệt May Phố

Nối

31

2.469,1

26

35

432,6

32

66

4

Minh Đức

20

851,2

19

7

10,6

6

27

5

Yên Mỹ II

27

2.867

13

14

120,3

8

412

6

Yên Mỹ

2

359,5

0

6

116,4

0

8

7

Minh Quang

7

781

0

4

28,6

0

11

Tổng cộng

201

26.792

159

259

4.428

228

460

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 9

(Nguồn: Nguyễn Tuấn nh 2020): Tổng hợp thông tin về các dự án đầu tư theo khu công nghiệp đến hết năm 2020)

Đạt được những kết quả này, Hưng Yên đã vận dụng chính sách của Nhà nước về huy động nguồn lực cho đầu tư vào các KCCN và kết hợp thực hiện các giải pháp như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023