Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp


Cơ cấu dự án thu

hút đầu tư

=

Dự án đầu tư cấu thành

x100 (%)

Tổng dự án đầu tư thu hút

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 8

Tổng vốn đầu tư đăng ký

Là tổng số vốn của các dự án đăng k bỏ vốn vào KCCN được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng k đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của các dự án đầu tư đăng k .

Tổng vốn đầu tư thực hiện

Là tổng số vốn của các dự án đã triển khai thực hiện đầu tư trong các KCCN. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn thực tế đã bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh tiến độ thực hiện các dự án trong KCCN. Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây.

Tỷ lệ giải ngân

vốn đầu tư

=

Tổng vốn đầu tư thực hiện

x100 (%)

Tổng vốn đầu tư đăng k

Tỷ lệ lấp đầy các KCCN

Chỉ tiêu này phản ánh sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư và khai thác sử dụng KCCN. Một KCCN có tỷ lệ lấp đầy 100% là KCCN đó đã cho thuê hết đất trong KCCN, khai thác hết công suất đất công nghiệp có thể cho thuê. Điều này cũng chứng tỏ khả năng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các KCCN. Tỷ lệ lấp đầy các KCCN có thể tính theo công thức dưới đây:

Tỷ lệ lấp đầy các KCCN

=

SCN (đã cho thuê) x 100

(%)

SCN

Trong đó: SCN: Diện tích đất công nghiệp

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp

Việc huy động vốn đầu tư cho KCCN có đạt được kết quả như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với hoạt động đầu tư cho KCCN bao gồm đầu tư phát triển hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCCN. Có thể nói hạ tầng chính là tiền đề để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong


KCCN. Tuy nhiên, với vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp quốc gia, địa phương, đồng thời tạo điều kiện hợp l để phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương có tỷ trọng GDP thấp qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong KCCN thì việc huy động vốn qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCCN là điều quan trọng hàng đầu.

Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho KCCN tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCCN.

Phan Quốc Tấn (2012) đã chỉ ra có 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN bao gồm: (i) lực lượng lao động; (ii) môi trường đầu tư, (iii) chính sách thu hút đầu tư; (iv) cơ hội phát triển của doanh nghiệp; (v) khả năng khai thác nguồn lực và thị trường; (vi) thách thức và rào cản của doanh nghiệp. Qua việc khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng, kết quả chỉ ra rằng chính sách đầu tư và cơ hội phát triển của doanh nghiệp là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN.

Hà Bảo Khánh (2017) đã xác định được 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng được giải thích bởi 39 biến quan sát. Thông qua các nhân tố này địa phương có thể tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư để thu hút đầu tư. Các yếu tố bao gồm: cơ sở hạ tầng đầu tư; chế độ chính sách đầu tư; môi trường sống và làm việc; lợi thế ngành đầu tư; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu địa phương; nguồn nhân lực và chi phí đầu vào cạnh tranh. Trên cơ sở các yếu tố trên tác giả thực hiện phân tích hồi quy và loại bỏ được hai yếu tố không ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đó là: thương hiệu địa phương và nguồn nhân lực. Điều này được lý giải bởi các yếu tố trên không có sự khác biệt nhiều giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các địa phương khác.

Lê Thị Lan (2017) đã khảo sát 383 doanh nghiệp bên trong và bên ngoài khu kinh tế, nghiên cứu đã xác định được 10 yếu tố được chia thành hai nhóm ảnh


hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế đó là: (1) các nhân tố bên trong doanh nghiệp (2 nhân tố: đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh nghiệp); (2) các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (8 nhân tố: cơ sở hạ tầng, vị trí địa l , chính sách ưu đãi, chi phí đầu vào, thể chế địa phương, môi trường sống, truyền thông, nguồn nhân lực). Kết quả hồi quy Probit chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp theo thứ tự là (i) Chi phí đầu vào cạnh tranh; (ii) Chính sách ưu đãi: (iii) Thể chế địa phương; (iv) Vị trí địa l . Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài khu kinh tế không có sự khác biệt đủ lớn vì vậy chưa có cơ sở để kết luận sự ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các nhóm yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều là Truyền thông và Môi trường sống.

Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015) đã khảo sát 130 doanh nghiệp đang hoạt động tại 4 KCN và 4 CCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và xác định được 8 yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư. Kết quả phân tích hồi quy loại bỏ được 3 yếu tố không ảnh hưởng và xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đó là: cơ sở vật chất hạ tầng, môi trường sống và làm việc, chính sách đầu tư, chi phí cạnh tranh và nguồn nhân lực.

Đinh Phi Hổ (2011) đã dựa trên lý thuyết dịch vụ và thang đo SERVQUAL với 5 thành phần cơ bản đó là: phương tiện hữu hình, mức tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 175 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại 2 KCN Việt Nam - Singapore tại tỉnh Bình Dương nhằm xác định các yếu tố chỉnh ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Sau đó qua phân tích nhân tố khám phá xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư với 27 biến quan sát. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) năng lực và thái độ phục vụ của ban quản l KCN và công ty kinh doanh; (2) phương tiện hữu hình; (3) lao động; (4) kết cấu hạ tầng; (5) thấu hiểu; (6) tín nhiệm; (7) sự cảm thông và đồng hành. Tuy nhiên kết quả hồi quy chỉ ra rằng chỉ có 3 yếu tố thực sự tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư theo thứ tự tầm quan trọng bao gồm: (1) năng lực phục vụ;

(2) sự cảm thông và (3) đảm bảo.

Lê Hoàng Bá Huyền (2013) đã nghiên cứu sáu nhóm yếu tố ảnh hưởng đến


quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đó là: (i) sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách; (ii) môi trường văn hoá xã hội; (iii) kinh tế và thị trường; (iv) tài chính; (v) tài nguyên; (vi) cơ sở hạ tầng. Từ khảo sát và điều tra nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thanh Hóa đó là: cơ sở hạ tầng và các nhân tố về kinh tế thị trường. Nhóm hai nhân tố có ảnh hưởng ít là môi trường văn hóa xã hội và tài nguyên thiên nhiên.

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về địa phương bao gồm: (i) Sự hỗ trợ của chính quyền; (ii) Đào tạo kỹ năng; (iii) Môi trường sống; (iv) Ưu đãi đầu tư. Vận dụng các nhân tố này, (Vũ Hùng Cường & Trần Xuân Dưỡng, 2014) đã khảo sát 139 doanh nghiệp về các chính sách thu hút đầu tư vào KCN tại Hà Nam. Kết quả cho thấy yếu tố thị trường lao động không có ảnh hưởng nhiều đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại Hà Nam.

Một nghiên cứu khác về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCN Việt Nam của Mai Văn Nam & Nguyễn Thanh Vũ (2010) Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã đề cập đến sáu yếu tố đó là (i) Địa điểm của KCN; (ii) Cơ sở hạ tầng; (iii) Dịch vụ hỗ trợ; (iv) Chính sách đầu tư; (v) Nguồn lực đầu vào;

(vi) Nguồn nhân lực. Từ phân tích đánh giá trường hợp điển hình là các KCN của tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu này đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và địa điểm của KCN. Bằng cách lượng hóa các số liệu điều tra trực tiếp các doanh nghiệp nhóm tác giả đã chỉ ra rằng trong các nhóm yếu tố trên thì nhóm yếu tố thuộc về địa điểm của KCN ảnh hưởng mạnh nhất đến các quyết định đầu tư.

Như vậy, từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN và các lý thuyết về đầu tư quốc tế cũng như các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI, luận án tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng theo hai nhóm nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.

2.3.1. Nhân tố chủ quan

Cơ sở hạ tầng các KCCN

Sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng các KCCN là một trong những nhân tố quan


trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến huy động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong KCCN. Đồng bộ ở đây bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cả hạ tầng trong và hạ tầng ngoài KCCN như hệ thống đường xá, cầu cống, ga xe lửa, cảng hàng không, cảng biển, hệ thống giao thông trong KCCN, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử ký chất thải, các dịch vụ bưu điện, các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm. Ngoài ra việc xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí, chợ, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tiện ích phục vụ đời sống của người lao động làm việc trong KCCN cũng cần được quan tâm. Các KCCN có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho các KCCN, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCCN

Hoạt động huy động vốn đầu tư cho KCCN bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thu hút đầu tư của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Vì chính sách thu hút vốn đầu tư như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,thuế xuất nhập khẩu, về ưu đãi tiền thuê đất, về hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCCN…của quốc gia cũng như của từng địa phương mà hẫp dẫn thì dòng vốn trong nước và ngoài nước đổ vào các KCCN sẽ nhiều và ngược lại. Bên cạnh đó hệ thống các chính sách đầu tư hợp lý, rõ ràng sẽ tạo thuận lợi và niềm tin cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCCN hoặc các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong KCCN. Nếu địa phương nào có chính sách thu hút đầu tư KCCN nhiều ưu đãi hơn, kết hợp với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng thì ở địa phương đó hoạt động thu hút vốn vào các KCCN sẽ diễn ra sôi nổi hơn.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các KCCN

Bên cạnh các yếu tố về vị trí địa l , cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư thì nhân tố chất lượng nguồn nhân lực cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động nguồn lực tài chính vào các KCCN. Vì nguồn nhân lực chính là một yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tham gia hoạt động


trong KCCN. Nguồn nhân lực là nhân tố để nhà đầu tư tính toán quy mô và cơ cấu vốn đầu tư của họ; quy mô đầu tư phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ tỷ lệ giữa tiền mua tư liệu sản xuất và thuê lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quan hệ tỷ lệ giữa tiền mua tư liệu sản xuất và thuê lao động được xét cả về lượng và chất. Quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nghề phụ thuộc vào kỹ năng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của ngành nghề đó, vì mỗi ngành nghề có nhu cầu sử dụng nhân lực khác nhau. Do vậy, cơ cấu nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn đầu tư. Để thu hút vốn đầu tư vào các KCCN địa phương, phải dự đoán được chiến lược đầu tư của nhà đầu tư để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phù hợp. Đồng thời, với khả năng hiện có, các địa phương có thể có chính sách kêu gọi đầu tư rõ ràng, cụ thể vào những ngành nghề mà mình có lợi thế, có như vậy mới đạt được mục tiêu thu hút đầu tư. Muốn phát triển cơ cấu các ngành có trình độ khoa học công nghệ cao nhằm công nghiệp hóa-hiện đại hóa và tạo vị thế cho nền kinh tế, phải chú ý phát triển chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Môi trường sống và làm việc gắn với KCCN

Môi trường sống chính là các yếu tố hạ tầng xã hội của các KCCN. Nó bao gồm các dịch vụ như: y tế, văn hóa, giáo dục, trường học, các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bưu chính viễn thông, …Một môi trường sống với đầy đủ tiện nghi và đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt của người lao động cũng như các doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư và đến khả năng huy động vốn đầu tư cho KCCN. Ngược lại một môi trường sống thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và không an toàn (ô nhiễm) sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách

Phổ biến, tuyên truyền chính sách chính là cách mà chính quyền địa phương truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu hay các nhà đầu tư đang cần thu hút vào các KCCN. Vị trí thuận lợi, chính sách ưu đãi hấp dẫn, chi phí đầu vào cạnh tranh…cũng không thực sự có nghĩa nếu như các thông tin này không được các nhà đầu tư biết đến. Việc phải làm sao để nhà đầu tư nhận thức chính xác môi trường đầu tư của địa phương, rằng họ có thể nhận được gì khi đầu tư vào địa


phương và họ phải làm gì để nhận được lợi ích đó. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách có thể thực hiện qua các phương tiện như báo, tạp chí, truyền hình, sách… cũng có thể không chính thức thông qua hoạt động hàng ngày của địa phương và các dân cư sinh sống tại địa phương đó.

Thể chế địa phương

Thể chế của địa phương cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương khác nhau lại có những thể chế quy định riêng. Nó phụ thuộc vào sự năng động của lãnh đạo địa phương, các thủ tục hành chính, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Chính vì thế một địa phương với một thể chế đầu tư tốt sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và dễ dàng hơn trong việc huy động các nguồn lực tài chính.

Chi phí kinh doanh

Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn các địa phương hay quốc gia có chi phí kinh doanh đầu vào cạnh tranh để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Các chi phí như lao động, thuê đất, giải phóng mặt bằng, xử l nước thải, chi phí vận tải....thậm chí các chi phí không chính thức có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định bỏ vốn của doanh nghiệp. Chi phí đầu vào cao, không cạnh tranh sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và ngược lại. Do đó nhân tố chi phí kinh doanh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động nguồn lực tài chính vào các KCCN.

2.3.2. Nhân tố khách quan

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng khách quan đến quyết định đầu tư cho KCCN. Những địa phương có diện tích rộng nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu địa phương có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Thực tế cho thấy, địa phương có những điều kiện như cảng biển, đường quốc lộ, đường sắt xuyên Việt đi qua, hay nằm trong trung tâm kinh tế lớn hoặc ở gần kề đều thu hút được nhiều dự án đầu tư.

- Điều kiện tự nhiên: Những KCCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho


sản xuất, các nhả đầu tư sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn về giao thông. Bên cạnh đó khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra những vùng có trữ lượng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, cần có sự thăm dò, khảo sát, đánh giá đầy đủ, chính xác các nguồn tài nguyên, trên cơ sở đó xây dựng, hoạch định chính sách thu hút đầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững không chỉ của cả vùng mà của cả nền kinh tế.

Lợi thế đầu tư

Lợi thế đầu tư là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến thu hút đầu tư hay khả năng huy động vốn đầu tư cho KCCN. Khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp FDI thường chịu nhiều rủi ro hơn các doanh nghiệp sở tại. Do đó để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI cần có những lợi thế đầu tư nhất định để có thể bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi thế đó có thể là sức mạnh độc quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ, khả năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ,...

Chính sách tín dụng của nhà nước và các tổ chức tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước để khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Lĩnh vực này thúc đẩy đầu tư, nếu hoàn thiện cao sẽ hỗ trợ đắc lực nhu cầu vốn cho các chủ thể, do giảm được chi phí kinh doanh. Môi trường đầu tư hấp dẫn cần có hệ thống ngân hàng hỗ trợ về tín dụng, định giá tài sản thế chấp linh hoạt, hợp l cũng như có bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay ưu đãi phát triển kinh tế tại địa phương.

Tốc độ phát triển kinh tế địa phương

Tốc độ phát triển kinh tế của từng địa phương, khu vực, vùng lãnh thổ có

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí