Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phú Thọ


Thứ nhất, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách cho đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN. Hưng Yên xác định nguồn vốn ngân sách là chủ lực cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN. Tỉnh sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng (cơ quan nhà nước giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho chủ đầu tư sơ cấp hoặc hỗ trợ cho địa phương để giúp chủ đầu tư sơ cấp thực hiện giải phóng mặt bằng), hoặc hỗ trợ trực tiếp cho chủ đầu tư sơ cấp bằng cách trừ vào tiền cho thuê mặt bằng.

Thứ hai, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong KCN dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch của Nhà nước hàng năm (nếu có nhu cầu vay vốn đầu tư) hoặc được cấp giấy phép ưu đãi đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh; được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất ưu đãi. Các doanh nghiệp đầu tư mới tại KCN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 2 năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo (từ năm có thu nhập chịu thuế). Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng được giảm giá, giảm phí sử dụng dịch vụ công hoặc dịch vụ do các tổ chức công lập cung cấp (được giảm 50% chi phí thông tin quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên trong thời gian 03 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động).

2.4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Thọ

Qua thực tế kinh nghiệm từ một số địa phương có nét tương đồng đối với tỉnh Phú Thọ. Từ kết quả đạt được trong thời gian qua đã đưa Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Hưng Yên trở thành những điểm sáng về thu hút và huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư vào các KCCN, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ nhằm đạt được mục tiêu huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư vào KCCN gắn với phát triển các KCCN như sau:

Một là, đối với huy động vốn cho đầu tư cho phát triển hạ tầng KCCN. Nhìn vào thực tế có thể thấy, phần lớn các địa phương nói trên hiện nay đều đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân sách (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương), mặc dù việc xác định ngân sách là vốn mồi, là nguồn vốn chủ chốt cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản từ đó làm nền móng để thu hút đầu tư thứ


cấp là đúng. Tuy nhiên trong bối cảnh chung là nguồn vốn ngân sách hạn chế và còn nhiều khó khăn thì tỉnh Phú Thọ cần đa dạng hóa các nguồn lực, các kênh huy động vốn cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển các KCCN để thu hút đầu tư như: (i) Kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCCN, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước để xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCCN; (ii) Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội cho phát triển các KCCN như: lao động, đào tạo nghề, chuyển nghề, nhà ở cho công nhân và chuyên gia, khu vui chơi, văn hoá, trạm y tế, siêu thị,…Bên cạnh đó tỉnh cũng cần nghiên cứu các phương thức, các kênh huy động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Để thực hiện những hình thức, những kênh huy động này một cách hiệu quả, tỉnh Phú Thọ cần nghiên cứu kỹ để nắm được bản chất của từng công cụ và hình thức huy động, đánh giá trước những tác động của việc sử dụng công cụ và kênh huy động để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và phát triển các KCCN nói riêng, từ đó xây dựng và thực hiện những chương trình thích hợp một cách nhất quán, bám sát những mục tiêu và kết quả có thể lượng hóa được.

Hai là, đối với huy động vốn đầu tư qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCCN, tỉnh cần đồng thời thực hiện nhiều biện pháp và chính sách xúc tiến cũng như thu hút đầu tư. Các biện pháp này có thể kể đến như:

(1) Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

(2) Chỉ thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCCN khi đã xây dựng đồng bộ, đầy đủ cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt. Chọn lọc các dự án đầu tư phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển của địa phương, sử dụng nguồn lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Chú trọng thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường.

(3) Chính quyền địa phương quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp để xử

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 10


lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(4) Quan tâm điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCCN.

(5) Tăng cường công tác quản l Nhà nước sau đầu tư (gồm cả công tác kiểm tra, giám sát), nâng cao chất lượng dịch vụ công, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, tổng hợp qua mạng Internet… Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp KCCN, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.


Tóm tắt chương 2

Trong nội dung chương 2 luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về KCCN và huy động vốn đầu tư cho KCCN như: vai trò, đặc điểm của các KCCN, các kênh huy động vốn cho đầu tư KCCN, ưu và nhược điểm cũng như cách thức huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư, từ đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong nội dung chương 3.

Việc xây dựng và phát triển các KCCN đã được thực hiện từ lâu tại các quốc gia trên thế giới nói chung và các địa phương ở Việt Nam nói riêng. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho KCCN của các địa phương có đặc điểm tương đồng với Phú Thọ, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ và làm căn cứ gợi ý cho việc xây dựng các chính sách, giải pháp huy động vốn cho đầu tư KCCN.

Bên cạnh đó luận án cũng cũng hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN, từ đó làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 3.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO

KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ


3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt Nam, trải dài từ 20o55’đến 21o43’ vĩ bắc và từ 104o48’ đến 105o27’ kinh đông; phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, trung tâm Thủ đô Hà Nội 70km và cách cảng biển Hải Phòng 170km.

Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Phú Thọ nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng; đường bộ có quốc lộ 2 (AH14). đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều hội tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,7 độ C, lượng mưa trung bình nằm trong khoảng 1600 - 1800 mm, độ ẩm trung bình 85-87%. Phú Thọ mang đặc trưng cả 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi với diện tích tự nhiên 3.534,5 km2 (chiếm ½% diện tích và xếp thứ 35/64 tỉnh, thành phố cả nước), nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế: Cao lanh, Fenspat, quặng pirit, đá vôi cho sản xuất xi măng, đá xây dựng, cát sỏi và mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu ảnh hưởng


của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định, an toàn.

Bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (một thành phố loại I, 01 thị xã và 11 huyện trong đó 01 huyện nghèo và 09 huyện miền núi); với 277 đơn vị hành chính cấp xã với dân số trên 840.000 người, chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động sáng tạo với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao.

3.1.1.2. Tình hình đất đai

Địa hình bị chia cắt, có thể chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn đi lại, giao lưu với nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn có nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

- Tiểu vùng đồi gò bát úp chia cắt nhiều, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, Hữu Lô, Tả Đáy và vùng đồng bằng tương đối tập trung phía Nam Phong Châu. Đây là vùng khai thác lâu đời, đồi bị sói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Phú Thọ nằm hợp nhất giữa 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông Đà, biên giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc với Yên Bái và Tuyên Quang. Cùng với các cửa sông lớn, hệ thống các sông nhỏ, mương máng được phân bổ tương đối đều tạo điều kiện tưới tiêu và vận tải dễ dàng. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều cảng sông được xây dựng thuận tiện cho phát triển đường thủy.

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,7oC, lượng mưa trung bình khoảng 1600-1800 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, nhất là cây dài ngày và gia súc.


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Phú Thọ là tỉnh có dân số đông, gồm 34 dân tộc cùng chung sống. Phú Thọ cũng như cả nước đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Theo sốliệu thống kê năm 2019, dân số Phú Thọ khoảng hơn 1,4 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 850,6 ngàn người chiếm gần 60%, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo là 24,5%.

Tuy nhiên, chất lượng lao động còn hạn chế, theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học- công nghệ và Sở Nội vụ, số lao động lành nghề, thợ bậc cao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động (từ 2,7%-3,2%), còn thiếu hụt rất nhiều so với yêu cầu. Lực lượng nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh hiện còn nhỏ bé, chỉ khoảng 1,24% dân số. Mặt khác, nhân lực khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế không cân đối. Nhân lực chưa qua đào tạo chiếm phần lớn.

Những năm gần đây, Phú Thọ đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 15 cơ sở đào tạo và dạy nghề trong đó có 02 đại học, 10 cao đẳng, 03 trường cao đẳng nghề và trung cấp. Cơ sở vật chất của các trường học đã được cải thiện và tăng cường đáng kể. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 66,5%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt 24,5%

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Về hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ được coi là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

- Đường bộ: Tuyến đường đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60 km với 05 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, Huyện Phù Ninh, Huyện Cẩm Khê, Huyện Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn; các tuyến đường Quốc


lộ nối liền với các tỉnh thành, giữa 3 miền đất nước và với các quốc gia khác.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh.

- Đường thuỷ: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông Lô là 63 km, sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba cảng sông lớn ở miền Bắc có công xuất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

- Hệ thống điện: Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Cấp nước: Hiện nay 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công xuất trên 150.000 m3/ngày đêm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nước thô phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

- Hệ thống y tế, giáo dục: Tỉnh Phú Thọ có 557 cơ sở y tế với tổng số cán bộ

5.056 người, số bác sĩ 1.501 người, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân toàn tỉnh. Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với trường Đại học Hùng Vương, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, các trường cao đẳng, các trường trung học dạy nghề khác luôn trú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng làm việc thành thạo phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống ngân hàng, hải quan, kho vận: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023