Thực Trạng Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ


thời gian nhanh nhất. Thời gian được nhận cấp phép đầu tư kể từ khi giao đủ hồ sơ hợp lệ là 1 ngày và không quá 3 ngày đối với các dự án thuộc diện đăng k cấp phép đầu tư và không quá 15 ngày đối với các dự án thuộc diện thẩm định cấp phép đầu tư. Được trợ giúp về thông tin quảng cáo, phát tờ rơi, tư vấn giới thiệu và tuyển dụng lao động...

3.2.3. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.3.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư hạ tầng KCCN

a. Quy mô vốn đầu tư hạ tầng KCCN

1,200,000

1.003.063

1,000,000


800,000


600,000 446.009

400,000

362.523

294.777

326.265

200,000

87.402

ĐVT: Triệu đồng

Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã xác định huy động vốn đầu tư cho hạ tầng các KCCN là nhiệm vụ then chốt, khâu đột phá hàng đầu nhằm tạo quỹ đất có hạ tầng đồng bộ để thu hút các dự án thứ cấp. Chính vì vậy quy mô nguồn vốn thực hiện đầu tư hạ tầng các KCCN tăng đều qua các năm từ 87.402 triệu đồng năm 2015 lên 1.003.063 triệu đồng năm 2020 (tăng 11,48 lần) như hình dưới đây:


0


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


2015

2016

2017

2018

2019

2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 13


Hình 3.3. Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

b. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN

Theo loại hình tổ chức

Xét theo loại hình tổ chức thì nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng các KCCN chủ


yếu được huy động từ hai nguồn là nguồn vốn ngân sách (vốn được cấp từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, vốn chương trình mục tiêu, vốn viện trợ ODA,….) và nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tư nhân của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Nguồn vốn thực hiện cho đầu tư xây hạ tầng các KCCN giai đoạn 2015-2020 được thể hiện qua bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo loại hình tổ chức

ĐVT: Triệu đồng


Nguồn vốn đầu tư

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng nguồn VĐT

87.402

362.523

294.777

326.265

446.009

1.003.063

Ngân sách

87.402

71.523

109.777

122.265

96.009

78.063

Ngoài Ngân sách

0

291.000

185.000

204.000

350.000

925.000

Tốc độ tăng NV huy

động từ ngân sách


(18,17%)

53,48%

11,38%

(21,47%)

(18,69%)

Tốc độ tăng NV huy

động ngoài ngân sách



(36,43%)

10,27%

71,57%

164,29%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo loại hình tổ chức được thể hiện qua hình 3.4 dưới đây:

100%

100.00%

92,22%

80,27%

78,47%

80.00%

62,76%

62,53%

60.00%

37,24% 37,47%

40.00%

19,73%

21,53%

20.00%

0%

7,78%

0.00%

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 Năm 2020

Ngân sách Nhà nước Ngoài ngân sách

Hình 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN theo loại hình tổ chức

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)


Nhìn vào bảng 3.5 và hình 3.4 ta thấy trong giai đoạn 2015-2020 nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng dịch chuyển từ huy động nguồn vốn ngân sách là chủ yếu sang huy động nguồn vốn ngoài ngân sách. Trước 2015 trên địa bàn tỉnh mới có 02 KCN (Thụy Vân, Trung Hà) và 02 CCN (Bạch Hạc, Đồng Lạng) được thành lập và nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng chủ yếu được huy động từ nguồn vốn ngân sách. Riêng có CCN Đồng Lạng được thành lập 2003 thu hút được 01 dự án đầu tư hạ tầng của công ty TNHH phát triển hạ tầng Đồng Lạng Tasaco (vốn đầu tư Hàn Quốc) với tổng số vốn đầu tư đăng k là 4,95 triệu USD (tương đương 76 tỷ đồng). Đây cũng là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN ở tỉnh Phú Thọ nên đã nhận được rất nhiều ưu đãi của tỉnh. Tuy nhiên sau khi được cấp phép đầu tư công ty chỉ triển khai xây dựng hạ tầng cơ bản với tổng số vốn thực hiện là 6,3 tỷ đồng và còn mắc phải nhiều sai phạm, đặc biệt là không có nhà máy hay hệ thống xử lý nước thải nên dẫn đến nhiều vi phạm về môi trường. Chính vì vậy đến năm 2012 thì CCN được giao lại cho Ban Quản lý các KCN trực tiếp quản lý. Sau dự án hạ tầng này chính quyền tỉnh và Ban quản l các KCN cũng đã rút kinh nghiệm trong việc thu hút có chọn lọc các dự án hạ tầng và theo dõi sát sao quá trình thực hiện dự án của các doanh nghiệp. Giai đoạn 2015-2016 tỉnh đã thu hút thêm được 02 dự án hạ tầng vào KCN Phú Hà và KCN Cẩm Khê nên quy mô nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng tăng lên. Cả 2 dự án này đều do tư nhân thực hiện nên cơ cấu nguồn vốn có sự dịch chuyển tỷ trọng sang khu vực ngoài ngân sách. Cụ thể năm 2015 tỷ trọng nguồn vốn đầu tư hạ tầng huy động từ NSNN chiếm 100% thì trong giai đoạn 2015-2020 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn từ (7,8%-37,47%), trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn huy động ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng tăng lên và chiếm hơn 60% trên tổng nguồn vốn đầu tư hạ tầng. Tốc độ tăng của hai nguồn vốn này vì thế cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 2019-2020 khi hạ tầng KCN Thụy Vân, Trung Hà và Bạch Hạc cơ bản đã hoàn thành thì vốn ngân sách phân bổ giảm xuống do đó tốc độ tăng nguồn vốn này cũng giảm tương ứng 21,47% năm 2019 và giảm 18,69% năm 2020. Trong khi đó tốc độ tăng của nguồn vốn ngoài ngân sách tăng dần và đạt tỷ lệ tăng vào năm 2019, 2020 lần lượt là 71,57% và 164,29%.

Theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.6 dưới đây phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo nguồn gốc xuất xứ:


Bảng 3.6. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo nguồn gốc xuất xứ

ĐVT: Triệu đồng


Nguồn vốn đầu tư

Lũy kế đến năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng vốn thực hiện

Khu vực

KTNN

213.458

70.463

69.243

107.537

118.933

91.772

78.063

749.469

-Vốn xây dựng CB từ

NSNN


204.058


56.063


56.043


95.037


107.933


76.272


64.563


659.969

-Vốn đối

ứng TPCP

9.400

14.400

13.200

12.500

11.000

15.500

13.500

89.500

Khu vực KT

tư nhân

-

-

291.000

185.000

204.000

350.000

925.000

1.955.000

Khư vực KT có VĐT nước ngoài


85.529


16.939


2.280


2.240


3.332


4.237


-


114.557

- FDI

6.336

-

-

-

-

-

-

6.336

- ODA

79.193

16.939

2.280

2.240

3.332

4.237

-

108.221

Tổng

298.987

87.402

362.523

294.777

326.265

446.009

1.003.063

2.819.026

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

28,61%

19,38%

0,63%

0,76%

1,02%

0,95%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

0%

62,76% 62,53%

71,39%

80,62%

19,10%

36,48%

36,45%

20,58%

KT nhà nước

KT tư nhân

KT có VĐT nước ngoài

80,27%

78,47%

Dưới đây là hình 3.5 phản ánh cơ cấu các nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN theo nguồn gốc xuất xứ.


0%


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


Năm


2015

2016

2017

2018

2019

2020


Hình 3.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN theo nguồn gốc xuất xứ

(Nguồn: Tổng hợp Nghị quyết về phân bổ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 2015-2020, Báo cáo tổng hợp Ban quán lý các KCN tỉnh Phú Thọ)


Qua bảng 3.6 và hình 3.5 ta thấy xét theo nguồn gốc xuất xứ thì nguồn vốn đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu được huy động từ hai nguồn là khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2015, 2016 và trước đó tỉnh hầu như huy động 100% vốn ngân sách để tài trợ cho hoạt động xây dựng hạ tầng KCCN. Trong đó nguồn vốn xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động từ khu vực kinh tế nhà nước. Trên thực tế, hàng năm tỉnh đều được phân bổ một tỷ lệ vốn nhất định dành cho xây dựng cơ bản các chương trình mục tiêu, trong nguồn vốn xây dựng cơ bản này bao gồm cả nguồn vốn huy động từ tiền thu từ sử dụng đất, cho thuê đất, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và vốn chương trình mục tiêu ngân sách trung ương. Tỷ trọng này thường chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động từ khu vực kinh tế Nhà nước. Còn lại là vốn đối ứng huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm Trung Ương phân bổ cho địa phương để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nằm trong dự toán được quốc hội phê duyệt. Tỷ trọng nguồn vốn này chiếm khoảng 5-20% trên tổng vốn huy động từ khu vực kinh tế Nhà nước cho đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Giai đoạn 2017-2020 thì cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được bổ sung thêm bằng nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân với 2 dự án hạ tầng đăng k vào 2 KCN Phú Hà và Cẩm Khê. Nhờ vậy mà tỷ trọng vốn huy động từ khu vực kinh tế tư nhân tăng lên và đạt tỷ trọng là 80,27%, 62,76%, 62,53% và 78,47% lần lượt vào các năm 2017, 2018, 2019 và 2020. Trong giai đoạn này việc giải ngân vốn để tập trung xây dựng hạ tầng cơ bản cho 2 KCN được đẩy mạnh nên nguồn vốn đầu tư liên tục tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu. Ngược lại nguồn vốn huy động từ khu vực kinh tế nhà nước giảm xuống từ 36,48% năm 2017 xuống còn 7,78% năm 2020. Điều này là do các KCN Thụy Vân, Trung Hà, CCN Bạch Hạc đã hoàn thành hạ tầng cơ bản nên nhu cầu vốn giải ngân giảm.

Chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng vốn đầu tư hạ tầng là nguồn vốn huy động


từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (thấp nhất là 0,63% năm 2017 và cao nhất là 28,61% năm 2015). Nguồn vốn này đối với đầu tư hạ tầng các KCCN bao gồm nguồn vốn thu hút FDI cho các dự án hạ tầng và nguồn vốn ODA. Tuy nhiên kể từ khi thành lập cho đến nay, các KCCN tỉnh Phú Thọ mới thu hút được duy nhất 1 dự án hạ tầng được đầu tư bằng vốn FDI của Hàn Quốc (vốn đăng k 4,95 triệu USD tương đương 76 tỷ đồng, vốn thực hiện 6,3 tỷ đồng) vào CCN Đồng Lạng. Nguồn vốn ODA (vốn viện trợ của Na Uy) được phân bổ cho đầu tư dự án nhà máy xử l nước thải ở KCN Thụy Vân với tổng số vốn đăng k tương đương 141,015 tỷ đồng. Tính đến năm 2020 thì tổng vốn ODA đã thực hiện cho dự án này là 108,221 tỷ đồng.

c. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo từng KCCN

Nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng theo từng KCCN được thể hiện qua bẳng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo KCCN

ĐVT: Triệu đồng


Nguồn vốn đầu tư

Lũy kế

đến năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng vốn thực hiện

Thụy Vân

173.165

65.458

34.424

56.818

59.973

68.511

52.156

510.505

Trung Hà

52.489

5.487

1.309

28.734

47.375

27.498

25.907

188.799

Phú Hà

-

-

106.000

160.000

174.000

230.000

377.000

1.047.000

Cẩm Khê

-

-

185.000

25.000

30.000

120.000

548.000

908.000

Đồng Lạng

6.336

-

-

-

-

-

-

6.336

Bạch Hạc

66.997

16.457

35.790

24.225

14.917

-

-

158.386

Tổng

298.987

87.402

362.523

294.777

326.265

446.009

1.003.063

2.819.026

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Trong các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì KCN Thụy Vân được thành lập đầu tiên từ năm 1997 và được đầu tư hạ tầng hoàn toàn bằng nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước. Quá trình xây dựng và hoàn thiện hạ tầng KCN Thụy Vân được chia thành 3 giai đoạn với tổng vốn đầu tư là 519.440 triệu đồng (trong đó bao gồm cả vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy xử l nước thải được đầu tư bằng


nguồn vốn ODA của Na Uy), tính đến năm 2020 thì tổng vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN Thụy Vân mới đạt 510.505 triệu đồng. Ngoài ra KCN Trung Hà và CCN Bạch Hạc tính đến năm 2020 cũng đã hoàn thiện hạ tầng cơ bản.

Ra đời sau KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà nhưng KCN Phú Hà và KCN Cẩm Khê được đầu tư bởi Công ty cổ phần Viglacera (vốn đầu tư đăng l 1.730 triệu đồng) và Công ty CP xây dựng Đức Anh (vốn đầu tư đăng k 2.478 triệu đồng) nên chỉ qua 3-5 năm tập trung xây dựng hạ tầng thì 2 KCN đã nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng cơ bản để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Như vậy có thể thấy nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách hay nguồn vốn tư nhân với quy mô vốn lớn và tốc độ giải ngân nhanh chóng cũng như sự tích cực trong công tác triển khai chính là những yếu tố giúp cho công tác đầu tư hạ tầng của các KCCN được tiến hành thuận lợi và diễn ra nhanh chóng. Do đó trong thời gian tới tỉnh cũng cần quan tâm và tăng cường thu hút thêm các nguồn vốn tư nhân vào các dự án hạ tầng KCCN, đặc biệt là các KCCN còn lại đang trong quá trình thu hút các dự án đầu tư hạ tầng như KCN Tam Nông, Phù Ninh và Hạ Hòa.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư hạ tầng các KCCN tỉnh Phú Thọ thì tính đến năm 2020 việc xây dựng hạ tầng KCN Thụy Vân đã thực thiện giải ngân vốn đạt 98,28%. Ngoài ra KCN Trung Hà và CCN Bạch Hạc tính đến năm 2020 cũng đã hoàn thiện hạ tầng cơ bản, trong đó CCN Bạch Hạc đạt tỷ lệ giải ngân 100% và KCN Trung Hà là 83,40%. Tuy nhiên thời gian giải ngân vốn cũng là khá lâu (KCN Thụy Vân xây dựng từ năm 1997, KCN Trung Hà 2005, CCN Bạch Hạc 2003).

Bảng 3.8. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư hạ tầng theo từng KCCN

ĐVT:Triệu đồng


KCCN

Thụy

Vân

Trung

Phú

Cẩm

Khê

Đồng

Lạng

Bạch

Hạc

Vốn thực hiện

510.505

188.799

1.047.000

908.000

6.336

158.386

Vốn đăng k

519.440

226.381

1.730.000

2.478.000

76.000

158.386

Tỷ lệ giải ngân VTH/VĐK

98,28%

83,40%

60,52%

36,64%

8,34%

100,00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)


d. Phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo hạng mục

Trong giai đoạn 2015-2020 nguồn vốn huy động vào đầu tư hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tập trung phân bổ cho các hạng mục như thi công hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, nước, hệ thống xử l nước thải, hạ tầng thông tin liên lạc, và xây dựng khu nhà ở, khu tái định cư cho người lao động.

Bảng 3.9 dưới đây phản ánh các nội dung phân bổ nguồn vốn huy động đầu tư hạ tầng.

Bảng 3.9. Phân bổ nguồn vốn cho đầu tư các hạng mục hạ tầng KCCN

ĐVT: %



Nguồn vốn đầu tư

Lũy kế

đến năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hạ tầng giao thông

19,88

40,83

51,91

52,44

67,88

57,87

58,24

Hạ tầng điện

3,57

14,19

12,59

19,76

15,35

16,97

23,51

Hạ tầng cấp thoát nước +

Xử l nước thải

54,07

33,78

28,94

19,49

11,77

18,56

10,20

Hạ tầng thông tin liên lạc

1,09

2,47

2,26

3,52

3,00

3,39

3,88

Nhà ở cho người LĐ

21,40

8,72

4,30

4,79

2,00

3,21

4,16

Tổng

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Qua bảng 3.9 ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư hạ tầng các KCCN thì nguồn vốn được phân bổ nhiều nhất cho nội dung hạ tầng giao thông (chiếm tỷ trọng trên 40%) bởi hạ tầng giao thông được coi là mạch máu đảm bảo sự phát triển của toàn bộ các KCCN. Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều hạng mục công trình hạ tầng giao thông đã được triển khai và hoàn thành. Trong đó hoàn thành cơ bản về hạ tầng giao thông của dự án KCN Thụy Vân mở rộng (giai đoạn II, III), hoàn thiện hệ thống giao thông tại các KCN Trung Hà, KCN Phú Hà, CCN Đồng Lạng và CCN Bạch Hạc. Tuy nhiên vẫn còn một số hạng mục dang dở do thiếu vốn đầu tư như: Đường giao thông N3 KCN Trung Hà, Đường ngang từ KCN Thụy Vân sang Thanh Đình, Đường giao thông tuyến S đến 2,…Bên cạnh việc triển

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí