Những Nhân Tố Tác Động Đến Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Để Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Tại Địa Phương


dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác); bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

2.2.2.2. Huy động nguồn lực tài chính từ kết hợp giữa nguồn lực từ khu vực công và nguồn lực từ khu vực tư nhân (Đối tác công tư – PPP)

Đối tác công tư là thỏa thuận giữa nhà nước (cơ quan nhà nước) và một hoặc nhiều đối tác tư nhân, trong đó đối tác tư nhân cung cấp các tài sản hạ tầng và dịch vụ công phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu lợi nhuận của đối tác tư nhân. PPP không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới mặc dù được đề cập nhiều trong thời gian gần đây và được coi là cứu cánh, giải pháp mới cho đầu tư hạ tầng khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng hạn chế. PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực nhà nước và đầu tư công. Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân được phân định một cách hợp lý các nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà đối tác nhà nước và đối tác tư nhân phải gánh vác. Đối tác nhà nước trong quan hệ PPP là các tổ chức chính phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc đối tác nước ngoài, và có thể là các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án. Mỗi quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân cũng có thể bao gồm cả các tổ chức phi Chính phủ (NGO) và/hoặc các tổ chức cộng đồng (CBO) đại diện cho những tổ chức và cá nhân mà dự án có tác động trực tiếp [25, tr1].

Treasury (1998) định nghĩa PPP là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều thực thể, hợp tác hướng đến mục tiêu chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm, rủi ro và lợi ích, kết nối các nguồn lực đầu tư. Khulumane (2008) lại định nghĩa PPP là một giao kết bằng hợp đồng giữa một đơn vị nhà nước và một đơn vị tư nhân, theo đó đơn vị tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nước yêu cầu, trong một thời gian cụ thể và đổi lấy lợi ích thường dưới hình thức là khoản tiền thanh toán dịch vụ [25]. Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác


nhau về PPP, mỗi quan điểm hướng đến một khía cạnh cần nhấn mạnh trong các

đặc trưng của PPP được trình bày tóm tắt ở Bảng 2.2

Bảng2.2: Các đặc trưng của PPP[68]


Nguồn

Kết quả nghiên cứu


ADB

PPP miêu tả các mối quan hệ giữa nhà nước và tư nhân

trong lĩnh vực CSHT trong đó chia sẻ công bằng quyền lợi, chi phí và trách nhiệm.

Federal Highway Administration

PPP là một thỏa thuận hợp đồng dài hạn giữa khu vực công (ở mọi cấp độ của chính quyền) và khu vực tư (thường là một nhóm các công ty tư nhân cùng làm việc với nhau) để

cung cấp cơ sở hạ tầng công


KPMG

PPP là một thỏa thuận hợp đồng dài hạn và chỉ cung cấp chứ khôngcó quyền sở hữu giữa một bên là chính phủ và bên kia là thực thể tư nhân mà trong đó cho phép thực thể tư

nhân này được cung cấp cơ sở hạ tầng công.

Ủy ban Châu Âu

PPP là hợp đồng giữa nhà nước và tư nhân, thông qua đó các kỹ năngvà tài sản của mỗi bên được chia sẻ trong việc

phân phối dịch vụ cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 10


Từ bảng trên, có thể tóm tắt các đặc trưng cơ bản của PPP như sau:

• Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tư dựa trên một hợp đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ;

• Phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu vực.

• Kết quả mong đợi: hiệu quả về chất lượng hàng hóa/dịch vụ và sử dụng vốn.

• Đối tác tư nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợ vốn và vận hành.

• Việc thanh toán thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng.

• Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về khu vực công và khu vực tư nhân sẽchuyển giao tài sản lại cho khu vực công khi kết thúc thời gian hợp đồng.

Tính vượt trội của PPP so với hình thức đầu tư truyền thống: hình thức đầu tư truyền thống được tài trợ từ thuế và nợ công, Nhà nước tài trợ toàn bộ chi phí của


dự án, bao gồm cả chi phí vượt trội. Các dự án đầu tư theo hình thức PPP thường tiết kiệm chi phí;việc vận hành và bảo dưỡng do nhà đầu tư tư nhân thực hiện; các rủi ro đã được chuyển từ nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân.

2.2.2.3. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân

Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau và dưới nhiều hình thức huy động khác nhau. Các chủ thể huy động có thể từ các đơn vị kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể), các đơn vị kinh tế nhà nước (chính phủ, doanh nghiệp nhà nước), các tổ chức chính trị,xã hội, các tổ chức tài chính, ngân hàng,… Hình thức huy động cũng rất đa dạng từ đầu tư trực tiếp của cá nhân và các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh, huy động gián tiếp qua hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán (gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu…), tham gia góp vốn cùng nhà nước vào các dự án.

Huy động thông qua đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. Đầu tư của khu vực tư nhân thông qua thành lập mới doanh nghiệp tư nhân và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là hình thức huy động nguồn lực tài chính tư nhân trực tiếp, trong đó khu vực tư nhân sử dụng nguồn lực tài chính của chính mình để tham giađầu tư phát triển kinh tế xã hội. Ở đây, chủ thể huy động là các doanh nghiệp tư nhân hoặc các cá nhân, các hộ gia đình. Việc hình thành ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân và sự phát triển ngày càng sâu rộng của kinh tế tư nhân cho phép thu hút và giải phóng nguồn lực tài chính nhàn rỗi nằm trong nhân dân, đưa các nguồn lực này vào sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân thông qua hệ thống ngân hàng. Mặc dù hình thức đầu tư trực tiếp từ khu vực tư nhân ngày càng phát triển mạnh, không phải cá nhân hay hộ gia đình nào cũng có thể tham gia thành lập doanh nghiệp hay kinh doanh riêng. Phần lớn khu vực tư nhân sẽ chỉ có thể tham gia đóng góp tài chính cho đầu tư phát triển một cách gián tiếp thông qua thu ngân


sách nhà nước và qua hệ thống tài chính. Chủ thể huy động nguồn lực tài chính trong trường hợp này là các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tài chính và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Cách thức đơn giản và truyền thống nhất để huy động tài chính từ khu vực tư nhân không tham gia đầu tư trực tiếp là qua hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các hình thức khác tại ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm,... Nguồn lực này sẽ được các ngân hàng cho các doanh nghiệp hoặc nhà nước vay (thông qua mua trái phiếu chính phủ) để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.

Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua thị trường chứng khoán. Chủ thể huy động nguồn lực tài chính trên thị trường chứng khoán có thể là các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp cổ phần tư nhân hoặc nước ngoài, kho bạc nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế huy động nguồn lực tài chính qua phát hành trái phiếu. Khu vực tư nhân có thể tham gia đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp và kho bạc. Doanh nghiệp có vốn để đầu tư nhưng không có nghĩa vụ phải trả vốn và lãi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư tư nhân sẽ hưởng cổ tức nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi và chịu thiệt hại nếu doanh nghiệp thua lỗ.

Thực tế cho thấy, nguồn lực từ khu vực tư nhân giữ vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nhà nước; nguồn lực này gồm có tiền nhàn rỗi trong nhân dân được người dân dự trữ dưới hình thức bằng tiền, ngoại tệ, vàng và các tài sản có giá trị khác,... Thông qua kênh huy động vốn là thị trường chứng khoán, hoặc huy động đóng góp trực tiếp của nhân dân để huy động nguồn vốn trong dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, gián tiếp tạo nguồn lực để đầu tư vào các công trình hạ tầng. Kênh huy động từ dân cư có thể chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống các kênh huy động vốn đầu tư nhưng có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây; kênh huy động này có thể kết hợp cũng như bổ sung cho các kênh huy động khác tập trung nguồn lực tài chính phục vụ phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.


Có thể mô tả các kênh huy động như sau:


Các kênh huy động

nguồn lực tài chính

NLTC trong nước

NLTC ngoài nước

Vốn của

nhà nước

Vốn của

khu vực tư

Vốn của thị

trường vốn

ODA

FDI

Vốn tín dụng thương mại

Quốc tế


Hình 2.3: Các kênh huy động nguồn lực tài chính

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mặc dù được phân loại thành các kênh huy động nguồn lực tài chính khác nhau, nhưng nguồn vốn được hình thành và tập trung vào kênh huy động này lại trở thành nguồn tập trung vào kênh huy động khác thông qua sự điều tiết của thị trường tài chính và hệ thống pháp luật của nhà nước. Ví dụ, khi nhà nước có nhu cầu đầu tư một số công trình hạ tầng quan trọng, nguồn lực đầu tư từ ngân sách không đủ, nhà nước có thể sử dụng một số công cụ để huy động thêm nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu kho bạc,...; các tổ chức tài chính trung gian, các doanh nghiệp và người dân có thể tham gia mua trái phiếu do nhà nước phát hành bằng chính nguồn vốn của mình. Lúc này, kênh huy động vốn của nhà nước trở thành kênh tập trung nguồn vốn từ các kênh huy động khác để đầu tư các công trình hạ tầng.


2.3. Những nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương

Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quy mô và khả năng huy động nguồn lực tài chính, trong đó bao gồm các yếu tố về hành lang pháp lý, tăng trưởng kinh tế, môi trường kinh doanh,...

2.3.1. Các nhân tố về kinh tế

Các nhân tố về kinh tế tác động ảnh hưởng trực tiếp đến huy động nguồn lực tài chính để xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội gồm:

Thứ nhất, tốc độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm về kinh tế xã hội của từng khu vực, vùng lãnh thổ nhất định. Nền kinh tế càng phát triển thì của cải vật chất được tạo ra ngày càng nhiều, nhu cầu và chất lượng cuộc sống tăng lên. Nhà nước có điều kiện để tăng tỷ lệ động viên từ GDP vào các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước (ngân sách nhà nước); mặt khác, khi kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân có thêm điều kiện và tiềm lực để đầu tư phát triển. Cả hai nhân tố trên là điều kiện để các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội thông qua các kênh huy động vốn. Tốc độ phát triển kinh tế là nhân tố bao trùm mang tính chất chi phối các nhân tố khác tác động ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển các công trình hạ tầng.

Đầu tư hạ tầng từ nguồn ngân sách địa phương phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự cân đối vốn đầu tư của địa phương. Trong điều kiện quy mô nguồn vốn ngân sách địa phương hạn hẹp, khả năng tự chủ tài chính kém, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt thấp, không đáp ứng nhu cầu đầu tư thì rất dễ bị co kéo vốn đầu tư. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến quy mô, tiến độ, chất lượng của các dự án hạ tầng.

Thứ hai, sự phát triển của thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán mở ra kênh thu hút vốn đầu tư cho các chủ thể trong nền kinh tế. Các thị trường này thể hiện chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần


nguồn tài chính. Đây chính là nhân tố mà thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn, huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, nguồn tiền nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.

Thứ ba, việc đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế xã hội là loại hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần túy, có thể loại trừ khả năng sử dụng của người khác. Trong xu thế đổi mới về quan điểm đầu tư hiện nay, các công trình hạ tầng có thể do nhà nước và nhà đầu tư tư nhân đầu tư xây dựng, cung cấp; nhà nước sẽ giảm dần việc sử dụng ngân sách đầu tư những công trình xã hội có khả năng thu hồi vốn để chuyển giao cho nhà đầu tư tư nhân để giảm gánh nặng về ngân sách. Nhà nước chỉ đầu tư những dự án trọng điểm, dự án không có khả năng thu hồi vốn và những dự án mà lĩnh vực tư nhân không làm. Như vậy, lĩnh vực, ngành nghề, quy mô đầu tư của từng dự án hạ tầng ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn đầu tư được huy động.

Thứ tư, việc duy trì thị trường tiền tệ ổn định biểu hiện ở mức độ lạm phát và mức độ tăng giá cả nằm trong một giới hạn cho phép thông qua các biện pháp, chính sách vĩ mô, bao gồm cả kinh tế, quản lý, hành chính, kỹ thuật của nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển ổn định. Từ đó, tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, thực hiện các nghĩa vụ đóng góp các nguồn lực cho nhà nước và tái đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế xã hội.

Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của các nước đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,... tạo ra nhu cầu và yêu cầu lớn hơn về các dịch vụ xã hội, dịch vụ công và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra sức ép cho chính phủ phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội. Do vậy, nhu cầu huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cũng gia tăng.

Thứ sáu, trên phạm vi tại từng địa phương, việc huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội còn phụ thuộc vào nội lực của nền kinh tế khu vực đó và mức độ ưu tiên phát triển từng lĩnh vực của địa phương đó.Đối với một số địa phương đặc thù


có vị trí thuận lợi, có đường biên giới giáp với các nước có nền kinh tế phát triển, thì thông thường những khu vực này đều có những lợi thế nhất định để thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế như giao thông, thương mại, du lịch,...

2.3.2. Các nhân tố về tài nguyên

Nguồn nhân lực, khi quyết định đầu tư một dự án hạ tầng tại một địa phương, các nhà đầu tư ngoài thường nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực tại chỗ để giảm chi phí đầu tư của dự án. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để bỏ vốn đầu tư.

Tài nguyên thiên nhiên, sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy nguồn lực đầu tư nhất là các dự án thu hút đầu tư nước ngoài FDI. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ,... Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

2.3.3. Các nhân tố về hạ tầng kinh tế xã hội

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư vào một quốc gia hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh,bao gồm: hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác,... là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư.

Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư, nhiều nước đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (SEZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí