Thị trường chứng khoán cũng gắn với thị trường tài chính ngắn hạn. Những người có chứng khoán có thể mua bán chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào trên thị trường chứng khoán, nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở thành đối tượng đầu tư ngắn hạn.
III.Vai trò của HĐ tương lai và HĐ quyền chọn.
1.Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận và kiếm lời cho người đầu tư .
Nếu như không có công cụ chứng khoán phái sinh thì khi các nhà đầu tư có những dự đoán giá cả của những chứng khoán trong danh mục đầu tư sẽ biến động bất lợi thì họ chỉ còn cách là bán hết hoặc mua hết các loại chứng khoán này trên thị trường giao ngay. Điều này đòi hỏi họ phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, mà tiềm ẩn rủi ro cũng rất lớn.
Bằng việc sở hữu quyền chọn, người đầu tư trên TTCK có thể cố định giá bán, mua chứng khoán của mình trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian hiệu lực của hợp đồng quyền chọn). Do đó, nếu biết vận dụng các kỹ thuật mua bán chứng khoán kết hợp với quyền chọn, các nhà đầu tư có thể bảo vệ được lợi nhuận trong kinh doanh chứng khoán một cách hữu hiệu.
Quyền chọn chứng khoán được sử dụng nhiều trong các Quỹ phòng hộ (hedge-fund). Theo nhiều người, Quỹ phòng hộ là một phát minh lớn trên thị trường chứng khoán dùng để bù đắp lại rủi ro đầu tư. Tại quỹ này, các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng quyền chọn chứng khoán để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình chống lại những tăng trưởng không dự tính trước cũng như sự sụt giá bất ngờ hay lên giá đột ngột chứng khoán. Và thế là các Quỹ phòng hộ liên tục xuất hiện và được điều hành bởi một công ty đầu tư huy động vốn của cổ đông rồi đầu tư vào các chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi nhuận ổn định và đều đặn.
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 2
- Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 3
- Thị Trường Ngoại Tệ Và Thị Trường Chứng Khoán.
- Diễn Biến Trên Thị Trường Ngoại Tệ Và Ttck Thời Gian Qua 2.1.thị Trường Ngoại Tệ
- Tình Hình Áp Dụng Hđ Tương Lai Và Hđ Quyền Chọn Trên Thị Trường Ngoại Tệ Và Ttck Tại Việt Nam
- Thực Trạng Triển Khai Hợp Đồng Tương Lai Và Hợp Đồng Quyền Chọn Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
George Soros, nhà đầu cơ tài chính lớn nhất thế giới, là hình mẫu thành công khi áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường. Ngay trong những thời điểm khó khăn nhất vào cuối thập niên 1990 khi giá cả biến động liên tục, thì các Quỹ phòng hộ của Soros vẫn luôn đạt con số lợi nhuận trên 10% nhờ biết cách mua đi và bán lại hợp đồng quyền chọn. Với các danh mục đầu tư dàn trải trên nhiều thị trường khắp các châu lục, Soros luôn đảm bảo các hợp đồng quyền chọn của mình đem lại hết lợi nhuận này đến lợi nhuận khác. Nổi bật trong số những Quỹ Phòng hộ là Quantum Fund và Quota Fund thông qua công ty quản lý quỹ mang tên Soros Fund Management.
Hơn nữa, việc ứng dụng giao dịch quyền chọn đem lại cho người đầu tư trên TTCK Việt Nam một công cụ đầu tư mới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với người đầu tư ở Việt Nam bởi những lý do sau đây:
- Hàng hóa trên TTCK Việt Nam hiện nay đang rất ít, cơ hội lựa chọn đầu tư của người đầu tư không nhiều;
- Hơn nữa với tính cách khá thận trọng, người đầu tư Việt Nam ngại bỏ ra những khoản tiền lớn để đầu tư;
- Trên thực tế, thu nhập đầu người ở Việt Nam còn rất thấp, nên một công cụ đầu tư với số vốn ban đầu bỏ ra tương đối ít sẽ rất thích hợp với đại đa số người đầu tư Việt Nam.
Chính vì vậy, với những đặc tính của hợp đồng quyền chọn chứng khoán, rõ ràng nó đã đáp ứng được những mong đợi của người đầu tư Việt Nam. Do đó, nếu quyền chọn chứng khoán được ứng dụng giao dịch trên TTCK Việt Nam sẽ thu hút thêm được rất nhiều người đầu tư vào thị trường.
Ngoài ra, việc ứng dụng giao dịch quyền chọn cũng là cơ hội tăng thu nhập của các công ty chứng khoán (CTCK) thông qua việc thu phí từ giao
dịch, tư vấn,… từ đó, tăng thêm khoản thu cho ngân sách Nhà nước bằng các khoản thuế.
Trên thị trường ngoại hối cũng vậy, tỉ giá luôn biến động khôn lường, nếu như không có các công cụ phái sinh thì các nhà xuất nhập khẩu vay ngoại tệ để kinh doanh sẽ bị bất lợi. Nhưng chỉ với 1 khoản chi phí chấp nhận được khách hàng có được một quyền lựa chọn về tỉ giá trên thị trường ngoại hối nhiều biến động. Đây là một công cụ bảo hiểm cho nhà đầu tư kiếm lời trên sự biến động tỉ giá với chi phí hữu hạn mà lợi nhuận không giới hạn.
2.Thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển
Với ý nghĩa quyền chọn cổ phiếu vừa là công cụ bảo vệ lợi nhuận, và là công cụ giảm thiểu rủi ro hữu hiệu và đồng thời là một loại hàng hóa có thể mua bán trên TTCK; nên khi ứng dụng giao dịch quyền chọn sẽ làm cho TTCK rất sôi động. Với vai trò là một công cụ bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, quyền chọn tạo tâm lý an toàn hơn trong đầu vào cổ phiếu, do đó thu hút được thêm nhiều người đầu tư còn e ngại về mức độ mạo hiểm, rủi ro trên TTCK mạnh dạn tham gia thị trường. Với vai trò là một hàng hóa trên TTCK quyền chọn cổ phiếu mang đến khát khao kiếm lợi nhuận nên khi quyền chọn được ứng dụng giao dịch, nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia thị trường để kinh doanh quyền chọn. Hiện nay, môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo công bố của Bộ Tài chính, tính đến tháng 6/2006 đã có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 2 tỷ USD hoạt động tại Việt Nam. Gần đây nhất, quỹ GrandFord (Anh), Azelea Fund, và một số tổ chức tài chính Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã bắt đầu đặt chân đến TTCK Việt Nam. Khi nhiều người đầu tư tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư
có tầm cỡ sẽ làm cầu hàng hóa chứng khoán tăng. Điều này làm cho thị trường trở nên sôi động và cơ hội phát triển, mở rộng thị trường là rất cao.
Hơn nữa, việc ứng dụng quyền chọn sẽ giúp hoàn thiện dần cơ cấu hàng hóa trên TTCK Việt Nam. Hiện nay, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường nhỏ bé nhất thế giới. Việc ứng dụng giao dịch quyền chọn sẽ đem lại một vị thế khác cho thị trường Việt Nam.
3.Tác động gián tiếp đến hệ thống ngân hàng, các công ty niêm yết và nền kinh tế
Để quyền chọn cổ phiếu một công ty được niêm yết thì công ty đó (công ty niêm yết - CTNY) phải đáp ứng được những điều kiện của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đề ra như số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, số cổ đông nắm giữ cổ phiếu, giá cổ phiếu… Hơn nữa, không một CTNY nào muốn quyền chọn bán cổ phiếu công ty mình được mua bán liên tục bởi đó là dấu hiệu cho thấy thị trường dự đoán giá cổ phiếu công ty sẽ đi xuống, và điều này cũng cho thấy uy tín của công ty trên thị trường đang giảm dần. Như vậy, công ty có thể nhìn vào xu hướng giao dịch quyền chọn trên thị trường mà nhận biết được sự đánh giá của thị trường đối với công ty mình, điều này giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược kinh doanh để giữ uy tín của công ty trên thị trường.
Như vậy, quyền chọn giúp người đầu tư giám sát gián tiếp hoạt động của các CTNY. Khi có thêm người giám sát, đòi hỏi CTNY phải nỗ lực hơn trong hoạt động kinh doanh. Mỗi một công ty với tư cách là tế bào của nền kinh tế phát triển thì nền kinh tế đó sẽ ngày càng vững mạnh. Hơn nữa, khi hàng hóa trên TTCK dồi dào hơn, giao dịch sôi động hơn thì các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ lại tiếp tục đặt chân đến với thị trường nhỏ bé nhưng đầy tiềm năng phát triển. Lúc bấy giờ, cơ hội đầu tư không chỉ mở ra ở TTCK mà còn ở các ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Như vậy rõ ràng là nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển
Cũng như vậy, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn là một thị trường non trẻ, việc phát triển 2 loại hợp đồng này sẽ góp phần phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải đổi mới gia tăng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu.
CHƯƠNG II
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM
I.Thực trạng về thị trường ngoại tệ và TTCK Việt Nam
1.Môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán ngoại tệ và CK
* Ngoại tệ:
Trong năm 2004, cơ chế quản lý ngoại hối tiếp tục được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Đối với quản lý các giao dịch vãng lai, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các qui chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thương mại giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, góp phần tăng cường quản lý ngoại hối khu vực biên giới, cửa khẩu và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt nam với các nước; đối với các giao dịch vốn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động mua bán chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài. Các văn bản này đã quy định rõ việc chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển đổi ra đồng Việt nam để góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán, quy định về việc mở và sử dụng tài khoản vốn chuyên dùng cho các hoạt động đầu tư này. Các quy định về quản lý ngoại hối trên thị trường chứng khoán đã được xây dựng và hoàn thiện theo hướng từng bước tự do hoá các giao dịch vốn. Liên quan đến quản lý vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành thông tư quy định rõ ràng và thống nhất việc thực hiện quản lý nợ nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố,
hướng dẫn cụ thể về điều kiện vay nước ngoài ngắn, trung và dài hạn, xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước về việc vay trả nợ nước ngoài.
Đối với hoạt động của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã có bước đổi mới cơ bản trong việc mở rộng qui mô, phạm vi và biện pháp quản lý đối với các loại hình kinh doanh ngoại tệ theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn đối với các thành viên tham gia thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, từng bước xây dựng một thị trường hối đoái cạnh tranh.
Để tiến tới thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý các trường hợp quảng cáo, niêm yết giá cả hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trái pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo triển khai việc xây dựng Đề án về lộ trình giảm dần tiến tới chấm dứt hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế, trước mắt tập trung nghiên cứu một số nội dung về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngoại hối trong lộ trình hội nhập; cơ chế cho vay ngoại tệ; tỷ giá và phát triển thị trường ngoại hối; hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư nước ngoài; tác động của đồng Nhân dân tệ với chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam; tạo khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam.
Những quyết định và thông tư về quản lý ngoại hối được ban hành trong thời gian qua đã và đang góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định tỷ giá hối đoái và giá vàng, kiềm chế lạm phát, khuyến khích các hoạt động đầu tư và thu hút các nguồn kiều hối lớn.
Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28-5-2004 liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đưa ra mức chênh lệch lãi suất giữa
USD và đồng Việt Nam đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể đặt ra một tỷ giá của riêng mình trong biên độ cho phép. Đây là cơ sở cho việc hình thành thị trường ngoại hối tự do hóa.
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng đã cho phép các tổ chức này có thể triển khai hoạt động và tiếp cận thị trường ngoại hối ở phạm vi rộng hơn.
Với quyết định này, mọi chế độ kiểm soát chứng từ được bãi bỏ và một nguyên tắc rất cơ bản của các đồng tiền được xác lập là ngoại tệ được tự do chuyển đổi. Chủ trương mới này nhằm tạo điều kiện cho thị trường xác lập một tỷ giá hối đoái cân bằng hơn và đúng với tác động của cung-cầu.
Thông tư 09 về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp ra đời với mục đích quản lý nguồn nợ này chặt chẽ, song không hề cản trở và làm mất đi tính tự chủ của các doanh nghiệp cũng như của các tổ chức tín dụng.
Thông tư 03/2004/TT- NHNN ngày 25-5-2004, Chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi loại hình kinh tế với tỉ lệ sở hữu khống chế là 30% và sắp tới tỷ lệ sở hữu này có thể được bãi bỏ.
* Thị trường chứng khoán:
Môi trường pháp lý thuận lợi là yếu tố tối quan trọng để thị trường chứng khoán nói chung phát triển; hình thành và đẩy mạnh giao dịch quyền chọn chứng khoán nói riêng. Các văn bản pháp quy của nhà nước một mặt tạo khung pháp lý đầy đủ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, hướng dẫn họ tiến hành giao dịch, mặt khác thể hiện chính sách ủng hộ, ưu tiên, khuyến khích đối với các chủ thể đó. Với ý nghĩa này, các quy định pháp