Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 3


công ty sẽ có lợi khi giá tăng và ngược lại. Giả sử giá gạo trên thị trường lúc này là 300USD/tấn gạo, và giá future tháng 10 là 280USD/tấn gạo. Mỗi hợp đồng cho phép mua hoặc bán 1000 tấn gạo, do đó để đảm bảo phòng ngừa rủi ro công ty quyết định bán 1000 hợp đồng future tháng 10. Nếu công ty đóng trạng thái vào ngày 10-10 tác động của chiến lược được chốt ở mức giá đóng cửa là 280USD/tấn gạo.

Giả sử gía giao ngay trên thị trường vào ngày 10-10 là 270USD/tấn gạo, công ty nhận được 270000USD theo hợp đồng. Công ty có lời một khoản là:

280-270=10USD/tấn gạo


hoặc 10000USD từ việc bảo hộ bằng vị thế future ngắn hạn. Tổng số tiền công ty nhận được là 280000USD

Ngược lại nếu giá tăng lên là 313USD/tấn gạo thì công ty nhận 313000USD và bị lỗ khoảng 313-280=33USD/tấn gạo với vị thế ngắn hạn trên hợp đồng tương lai.

Bảo hộ cho người mua hợp đồng future:


Hình thức này thích hợp khi công ty biết chắc là sẽ mua một tài sản nào đó trong tương lai và muốn chốt mức giá ngay ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Giả sử hôm nay 1-7 giá một thùng dầu thô là 19USD/thùng. Công ty X biết chắc mình phải dùng dầu trong hai tháng tới để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo an toàn công ty quyết định mua 4 hợp đồng tương lai mà mỗi hợp đồng được mua 250 thùng dầu với mức giá tương lai là 17USD/thùng.

Giả sử đến 1-9 giá dầu là 18USD/thùng công ty sẽ có lãi là:

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 3


1000*(18-17)=1000USD


Ngược lại khi giá dầu giảm còn 16USD công ty lại bị lỗ một khoản là: 1000*(17-16)=1000USD

Như vậy trong mỗi trường hợp cụ thể giá hàng hoá lên xuống nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận hoặc bị lỗ không ít.

3.1.2.Đầu cơ:


Giả sử bây giờ tỷ giá VND/USD là 15580. Người B nhận định tỷ giá đó còn tăng nữa người B quyết định đầu tư với số vốn cho phép là 150 triệu. Có hai phương án:

Người B dùng toàn bộ số tiền mình có và mua USD gửi ngân hàng chờ khi nào giá USD tăng thì rút ra và bán. Ngoài ra người B còn được hưởng một khoản tiền lãi nhất định của ngân hàng

Người B mua 3 hợp đồng tương lai mỗi hợp đồng 50 triệu và giả sử tỷ giá future là 15500

Kết quả hai tháng sau như sau:


Nếu tỷ giá là 16000 thì người B thu lãi từ phương án thứ nhất là: 16000-15580=420VND/USD

Và với phương án thứ hai người B thu lời là: 16000-15500=500VND/USD

Nếu tỷ giá là 14600 thì ở trường hợp thứ nhất người B bị lỗ:


15580-14600=980VND/USD nếu như người B rút tiết kiệm và bán.


Trường hợp hai người B lỗ:


15500-14600=900VND/USD


Như vậy xét một cách tổng thể thì hai phương án đều giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận nếu tỷ giá tăng và ngược lại. Nhưng so với phương án thứ nhất nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản vốn rất lớn thì ở phương án thứ hai người B chỉ tốn một khoản tiền nhất định để ký quỹ. Và như thế người ta nói thị trường future cho phép nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính, với một lượng tiền nhỏ để ký quỹ nhà đầu tư sẽ có vị thế dài hạn.

. Hợp đồng quyền chọn


Đối với hợp đồng quyền chọn, khi có bất cứ rủi ro nào xảy ra thì người sử dụng sẽ chỉ phải gánh chịu khoản mất mát bằng đúng giá đã trả để có được hợp đồng này, nhưng nó vẫn cho phép người sử dụng hưởng toàn bộ những khoản lợi nhuận có được khi mức giá của tài sản trong hợp đồng biến động theo hướng có lợi. Do đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn hợp đồng quyền chọn với lý do muốn duy trì mức lợi nhuận trong trường hợp giá cả tài chính vận động theo dự tính. Hợp đồng quyền chọn được xem là công cụ tương đối linh hoạt trong việc thiết kế các phương án tự bảo hiểm hoặc nhắm tới các mục tiêu đầu tư. Với hợp đồng quyền chọn khách hàng sẽ dễ dàng mua được khả năng tự bảo hiểm khi cần thiết và bán đi khi không cần nữa. Hơn nữa, do các loại hình bảo hiểm này có thể được xây dựng trên cơ sở kết hợp các công cụ được tiêu chuẩn hoá một cách tương ứng nên các loại hình bảo hiểm này thường được tái kết cấu nếu thông tin về quy mô hay thời gian về rủi ro thay đổi hoặc khi những thay đổi về chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp đòi hỏi khả năng tự bảo hiểm cao hơn hoặc thấp hơn trước. Hợp đồng quyền chọn có thể được trao đổi trên sàn giao dịch hoặc trên thị trường chứng khoán


phi tập trung OTC, do vậy người sử dụng cuối cùng có được sự linh hoạt đáng kể trong việc lựa chọn thị trường.

3.2.1.Giảm thiểu rủi ro


Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận.


Ví dụ: Với XYZ đang có giá thị trường là 44.000 đồng, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn mua XYZ 44.000 với giá quyền là 400.000 đồng.

Nếu giá thị trường của XYZ giảm xuống 40.000 đồng, người bán sẽ được bảo vệ trước khoản thua lỗ nhờ có 40.000 đồng nhận được từ việc bán quyền chọn. Nếu XYZ tiếp tục giảm giá thì đương nhiên người bán sẽ mất tiền. Như vậy khoản thu 40.000 đồng từ việc bán quyền lựa chọn tạo ra một sự bảo vệ cụ bộ đối với tình trạng sụt giá.

Nếu trong 6 tháng tới giá XYZ vẫn giữ nguyên, quyền sẽ không được thực hiện. Khoản thu phụ trội 40.000 đồng là một thu nhập bổ sung trên tổng đầu tư.

3.2.2.Đầu cơ


Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất.

Ví dụ: Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới

50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá 40.000 VND/cổ phần.


Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán chúng ra thị trường với giá 50.000 đồng.

Như vậy bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực tế bạn đã thu được lợi nhuận 60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là 150%, trong khoảng thời gian là 6 tháng.

4. Đặc điểm


4.1.Hợp đồng tương lai


Về cơ bản hợp đồng tương lai có những đặc điểm chủ yếu sau đây:


Thứ nhất: Về tính chất: Hợp đồng tương lai tồn tại một sở giao dịch. Điều này có nghĩa thay vì chỉ giao dịch với nhau một cách độc lập những nhà đầu tư không nhất thiết phải gặp mặt nhau nữa. Họ đến sở giao dịch và nhờ nhà môi giới bán hoặc mua một khối lượng hàng hoá nào đó và với mức giá mà mình cho là phù hợp. Và khi nhu cầu của hai nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức gặp nhau hợp đồng tương lai sẽ được kí kết. Việc hình thành một sở giao dịch như vậy vô hình chung đã tạo nên một sự an toàn hay giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Bởi lẽ, khi đã tham gia giao dịch trên sở giao dịch này mỗi nhà đầu tư phải có một khoản tiền kí quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra do có một trung gian làm nhiệm vụ thanh toán nên quá trình thanh toán giữa các khách hàng cũng diễn ra nhanh chóng hơn tạo nên tính thanh khoản cho các hợp đồng loại này. Nói tóm lại nhờ có sở giao dịch mà thị trường hợp đồng tương lai tỏ ra hiệu quả hơn so với hợp đồng kỳ hạn thúc đẩy thị trường loại này phát triển.

Thứ hai: Về tính tiêu chuẩn hoá hợp đồng: Hợp đồng tương lai có tính tiêu chuẩn hoá khá cao. Đây là kết luận có được khi so sánh hợp đồng tương lai và


hợp đồng kỳ hạn. Khác với hợp đồng kì hạn khi hợp đồng được kí kết với bất kì một loại hàng hoá nào, với một khối lượng tự do tuỳ ý thì hợp đồng tương lai có tiêu chuẩn về chủng loại hàng hoá giao dịch với chất lượng hàng hoá được quy định cụ thể. Ví dụ cùng là đồng ngoại tệ nhưng người ta chỉ giao dịch những ngoại tệ mạnh như USD hay EURO thay vì những ngoại tệ loại khác. Điều này đã hạn chế ít nhiều chủng loại hàng hoá trên thị trường tương lai và đối tượng khách hàng tham gia trên thị trường.

Thứ ba: Về tính rủi ro của hợp đồng tương lai: Khi mà hai người mua và bán đều không biết nhau liệu rằng có sự đảm bảo nào cho việc thực hiện hợp đồng của họ. Trên thực tế khách hàng của sở giao dịch vẫn phải thanh toán đầy đủ cho khách hàng của mình trong bất cứ trường hợp nào. Chính sở giao dịch đã làm nhiệm vụ trung gian về thông tin, về thanh toán, về môi giới. Mọi nghiệp vụ thanh toán bù trừ đều được thực hiện qua sở giao dịch này. Điều này đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong thanh toán lẫn nhau vì mọi viêc đã được sở giao dịch thực hiện giúp, nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phần lỗ lãi thực tế còn lại của mình sau khi đã trừ đi các khoản phí, hoa hồng hay thuế. Tính rủi ro được giảm thiểu chủ yếu là do đặt cọc và quá trình bù trừ của sở giao dịch.

Thứ tư: Về tính thanh khoản, như đã nói ở trên nhờ tồn tại một sở giao dịch mà hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao. Nếu như với hợp đồng kỳ hạn người đầu tư (ở đây chính là người mua và bán hợp đồng tương lai) phải gặp mặt nhau và thực hiện thanh toán cho nhau mọi khoản tiền theo nghĩa vụ của mỗi bên, thì với hợp đồng tương lai công việc đó do nhà trung gian thực hiện. Nhà đầu tư chỉ việc mở tài khoản hoặc nộp một khoản tiền kí quỹ tại sở giao dịch, sau đó nhà môi giới sẽ chịu trách nhiệm trung gian thanh toán cho họ. Điều đó có nghĩa sau mỗi thương vụ mua bán thành công ngay lập tức nhà đầu tư sẽ nhận được tiền nếu họ có lãi, và tất nhiên số tiền trong


tài khoản của họ sẽ giảm sút trong trường hợp ngược lại. Và công việc này làm giảm bớt thời gian gặp nhau không cần thiết giữa các nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tương lai.

Thứ năm: Ngoài những đặc điểm trên đây hợp đồng tương lai còn có những đặc điểm khác nữa. Cụ thể ở hợp đồng tương lai nhà đầu tư phải mở một tài khoản. Vì hợp đồng tương lai vốn gắn liền với rủi ro nên nhà môi giới thường yêu cầu bạn bảo đảm về giá trị thuần hay điều kiện cần thiết về thu nhập. Điều đó có nghĩa là bạn phải ký quỹ ngoài số tiền trong tài khoản giao dịch mà bạn bắt buộc phải mở nếu như muốn mua hay bán hợp đồng tương lai. Đây như là khoản tiền đặt cọc để đảm bảo khả năng thanh toán của bạn. Với mỗi một loại hàng hoá nhất định thì mức ký quỹ là khác nhau. Đơn giản là vì mức độ rủi ro không chỉ phụ thuộc vào từng khách hàng mà còn phụ thuộc vào loại hàng hoá mà họ giao dịch. Và số tiền ký quỹ cũng tuỳ thuộc vào vị thế của nhà đầu tư. Khi nhà môi giới nhận thấy nhà đầu tư đang ở vị thế thua lỗ, ngay lập tức họ gửi giấy yêu cầu nhà đầu tư phải tăng số tiền kí quỹ tuơng ứng với mức thua lỗ của họ để đảm bảo số tiền ký quỹ không quá nhỏ so với số tiền ban đầu của họ. Mặt khác khi mà giá cả của loại hàng hoá mà nhà đầu tư đang tiến hành đầu tư có sự biến động thì số tiền ký quỹ cũng thay đổi theo. Ví dụ khi giá của hàng hoá mà nhà đầu tư dự định mua tăng lên nhà môi giới cũng yêu cầu nhà đầu tư tăng số tiền ký quỹ của họ. Và ngược lại khi giá hàng hoá có xu hướng giảm nhà đầu tư có quyền giảm số tiền ký quỹ của mình. Nhưng trên thực tế để tránh nhầm lẫn, phiền hà họ thường giữ nguyên số tiền đó cho những trường hợp biến động khác của giá cả. Điều này xem như hơi phức tạp với nhà đầu tư vì họ luôn phải thay đổi tiền ký quỹ (mà thực chất ở đây là thường xuyên phải nộp thêm tiền vào quỹ). Tuy nhiên đây lại là biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu đối với cả nhà đầu tư và người


môi giới và là công việc bắt buộc để được mua bán hợp đồng tương lai trên thị trường tương lai.

4.2.Hợp đồng quyền chọn


Có thể nói so với hợp đồng tương lai thì hợp đồng quyền chọn có nhiều yếu tố tương đồng.

Thứ nhất: Khi xét trên về mặt tính chất thì hợp đồng quyền chọn được giao dịch chủ yếu trên thị trường OTC. Thị trường này gần như không tồn tại giám sát viên ngoài các nhà tạo lập thị trường nên các nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro tài chính có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên cũng hoàn toàn không phải không có hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên thị trường tập trung hay sở giao dịch chứng khoán, nhưng số đấy là rất ít. Nhưng sự có mặt của nhà tạo lập thị trường của thị trường OTC đã đảm bảo rằng lệnh mua và bán có thể luôn luôn được thực hiện ở một vài mức giá mà không có bất cứ sự chậm trễ nào. Những người tạo lập thị trường, do vậy, đã làm tăng khả năng linh hoạt cho thị trường, họ cũng tự tạo ra lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giá mua và giá bán.

Thứ hai: Hàng hoá của hợp đồng quyền chọn cũng bị hạn chế. Thí dụ hàng hoá của hợp đồng có thể là ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán hay hợp đồng tương lai. Và tất nhiên loại hình hợp đồng cũng yêu cầu khá chặt chẽ về chất lượng cũng như khối lượng hàng hoá giao dịch trong hợp đồng.

Thứ ba: Về tính thanh khoản hợp đồng quyền chọn chắc chắn không thanh khoản bằng hợp đồng tương lai. Lý do thì chúng ta đã biết. Do chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC không có nhiều phòng ban làm nhiệm vụ chuyên môn vì thế khả năng thanh toán ít nhiều bị giảm sút. Đây có lẽ cũng là nhược điểm đáng chú ý của hợp đồng quyền chọn.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí