Thực Trạng Triển Khai Hợp Đồng Tương Lai Và Hợp Đồng Quyền Chọn Tại Việt Nam


thể thực hiện cả hai nghiệp vụ mua và bán với khách hàng và với các TCTD đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm.

Tuy nhiên, nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình các thành viên thị trường bước đầu thí điểm làm quen với nghiệp vụ này, NHNN giới hạn trạng thái mở của những hợp đồng Option tiền đồng chưa thực hiện trong phạm vi (quy USD) là +/- 8 triệu USD; tổng giám đốc các ngân hàng được phép thực hiện thí điểm xem xét để quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi thực hiện nghiệp vụ Option tiền đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của các ngân hàng, cần báo về NHNN để phối hợp xử lý.

Với những đổi mới trên, Quyết định 1452 đã mang lại không khí mới cho thị trường ngoại hối Việt Nam, hỗ trợ từng bước cho sự phát triển và hội nhập với thông lệ quốc tế của thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, hiện nay chính phủ cũng chưa có những qui định cụ thể rõ ràng nào về 2 loại hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Hai thuật ngữ này cũng chỉ được nhắc đến trong mục 7, 8- Điều 6- Luật chứng khoán 2006. Với mục tiêu đến năm 2020 thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương với các nước trong khu vực, tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đề án, một trong những giải pháp trước mắt là đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước; gắn việc cổ phần hóa với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường; đồng thời phát triển các loại chứng khoán phái sinh như quyền chọn


mua, quyền chọn bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm liên kết...

Đây là định hướng và tầm nhìn hoàn toàn đúng đắn để phát triển thị trường vốn Việt Nam trong những năm tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường này.

2. Thực trạng triển khai hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam

Trên thị trường tài chính ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có qui chế của NHNN (Quyết định số 1133/2003/QĐ - NHNN, ngày 30/9/2003 ban hành kèm theo qui chế). Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực hiện (trong số đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch). Có thể liệt kê một số tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006.

- Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ;thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 8


trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó...

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc Euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại Việt Nam được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các ngân hàng nước ngoài. Số gốc của hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của NHĐT&PT. Tổng số là hợp đồng trong thời gian thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của ngân hàng. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ - Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch.

- Ngân hàng ngoại thương thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về Ngân hàng ngoại thương là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của Bộ tài chính.

- Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn - Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay của HSBC sẽ trả Sibor (Singapore Interbank Offered


Rate) cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền.

- Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm NHTMCP Quốc tế), ngân hàng Ngoại Thương (8/2005); NHTM cổ phần Á Châu, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội (12/2005).

- Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap)- là thoả thuận để tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được định trước.

- Cho phép ngân hàng TMCP kỹ thương thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trương hàng hoá (9/2004);Vinasin thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ...

Như vậy mới chỉ có hợp đồng quyền chọn được phép áp dụng trên thị trường ngoại tệ. Hợp đồng tương lai hiện nay mới chỉ được triển khai trên thị trường hàng hoá còn trên thị trường ngoại tệ vẫn chưa được thực hiện.

Hiện nay các ngân hàng Vietcombank, Techcombank, Eximbank, ACB,là những ngân hàng đang được phép hoạt động kinh doanh quyền


chọn ngoại tệ. Tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà có những điều khoản hấp dẫn khách hàng khác nhau tuy nhiên đều có những điểm chung sau đây:

Đối tượng tham gia: Cá nhân hoặc tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam


Đồng tiền giao dịch: chủ yếu là các ngoại tệ mạnh chủ chốt như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, CAD, SGD và HKD.

Tỷ giá: tỷ giá thực hiện (Exercise Price) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không vượt quá tỷ giá kỳ hạn cùng thời hạn, trong khi tỷ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác USD với VND do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thoả thuận.

Thời hạn giao dịch: tối thiểu là 3 ngày và tối đa là 365 ngày


Khối lượng giao dịch: Đối với nghiệp vụ quyền chọn USD/VND thì tối thiểu là 10,000USD (mười nghìn USD) . Đối với nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ khác với VND số lượng tối thiểu tương đương 100,000USD

Xuất trình chứng từ: Khách hàng mua ngoại tệ bằng VND thông qua việc thực hiện hợp đồng Option với quyền chọn mua vào ngày đáo hạn hợp đồng phải xuất trình chứng từ thanh toán cho Ngân hàng theo các quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Đối với các hợp đồng Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ, không yêu cầu xuất trình chứng từ thanh toán.

Thực hiện hợp đồng:


+Ghi có tài khoản:Trường hợp khách hàng yêu cầu Ngân hàng thực hiện hợp đồng Option, Ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng sau khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng.

+Thanh toán bù trừ:


Trường hợp khách hàng muốn hưởng chênh lệch giá, Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên tỷ giá thời điểm do ngân hàng niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) để bù trừ giao dịch Option ngoại tệ cho khách hàng.

Trên thị trường chứng khoán, một số các công ty chứng khoán như công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) đã đưa ra các dịch vụ về hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên website của công ty, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có vẫn chưa có văn bản pháp qui hướng dẫn hai loại hợp đồng này trên thị trường chứng khoán nên những thông tin về hai loại dịch vụ này trên website cũng chỉ mang tính chất quảng cáo.

Qua thống kê trên cho thấy, thị trường các công cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro cuả thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay.


3.Hạn chế


3.1.Đối với thị trường ngoại tệ


a) Về mặt pháp lý


Hiện nay chưa có những qui định cụ thể rõ ràng cho việc thực hiện hai loại hợp đồng này. Nghiệp vụ option chỉ được chính thức đưa vào vận hành trên thị trường ngoại hối Việt Nam kể từ khi Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về các giao dịch hối đoái nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các giao dịch ngoại tệ, trong đó đặc biệt bổ sung thêm loại hình giao dịch mới là giao dịch Quyền lựa chọn tiền tệ giữa các loại ngoại tệ với nhau. Nhưng đây cũng chỉ là những chỉ thị chung chung mang tính chất định hướng. Từ đó cho tới nay vẫn chưa có một quyết định cụ thể hơn hướng dẫn nào khác.

Đối tượng được phép thực hiện các giao dịch Option tiền đồng hiện nay là các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng và các cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, để đảm bảo tính quản lý và phù hợp với cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành, các cá nhân và tổ chức kinh tế chỉ được phép tham gia nghiệp vụ Option với tư cách là bên mua trong Hợp đồng Quyền chọn, tức là được phép mua Hợp đồng Quyền chọn mua (Call Option) và mua Hợp đồng Quyền chọn bán (Put Option), chứ không được bán các Hợp đồng Quyền chọn mua hay Quyền chọn bán. Đặc biệt, để ngăn ngừa hành động đầu cơ và tích trữ ngoại tệ trái phép không có lợi cho nền kinh tế, NHNN cũng quy định rõ, khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế khi ký hợp đồng mua Quyền chọn mua ngoại tệ và khi thực hiện quyền mua này phải xuất trình chứng từ chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Còn các TCTD nếu được NHNN cho phép thí điểm nghiệp vụ này thì có


thể thực hiện cả hai nghiệp vụ mua và bán với khách hàng và với các TCTD đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm.

Hợp đồng tương lai trên thị trường ngoại tệ thì hiện nay vẫn chưa có một cơ sở pháp lý nào hướng dẫn thực hiện nên vẫn chỉ trong ý tưởng và dậm chân tại chỗ.

b) Về phía doanh nghiệp


Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có kiến thức, cũng như hiểu rõ về hai loại hợp đồng này để có thể sử dụng chúng như một công cụ giảm thiểu rủi ro hay đầu tư sinh lợi.

Mặc dù vậy, nghiệp vụ Option ngoại tệ chủ yếu đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá và bảo toàn nguồn vốn trong trường hợp chủ thể giao dịch có hoặc sẽ có các hợp đồng kinh doanh thực hiện bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, tức là có nhu cầu chuyển đổi giữa các loại ngoại tệ hoặc các đối tượng có phương tiện, nghiệp vụ và được phép kinh doanh kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá thông qua việc chuyển đổi ngoại tệ. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu chỉ hoạt động trên một mảng thị trường và thường là một chiều, chứ không phải nhiều chiều (chỉ chuyên nhập khẩu hoặc xuất khẩu, ít doanh nghiệp vừa nhập vừa xuất). Nói cách khác, nhu cầu thanh toán, chi trả, hay sử dụng nguồn thu của họ chủ yếu dựa trên các giao dịch giữa một cặp đồng tiền, bao gồm một đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, Euro hay Yên Nhật và VND.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp Việt Nam thường dùng VND để mua ngoại tệ theo hình thức giao ngay, kỳ hạn... đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán cho nước ngoài đối với việc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc thuê tư vấn, hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thường sẽ bán nguồn thu từ ngoại tệ để lấy tiền Việt mua nguyên liệu sản xuất, kinh doanh trong nước rồi lại xuất sản

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí