Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 2


ngoại hối (currency futures), hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)...

Bên cạnh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là sự ra đời của những công cụ hiệu quả như quyền chọn (options) và giao dịch hoán đổi (swaps). Trên thế giới, người ta kinh doanh options hàng trăm năm nay. Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn đã phát triển rất mạnh kể từ khi Sở Giao dịch Option Chicago (CBOE) ở Mỹ thành lập tháng 4/1973. Từ đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới. Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chính thức hoặc thị trường phi chính thức (OTC). Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị trường chứng khoán (Chicago board Option Exchange-CBOE, Philadelphia Exchange- PHLX, The American Stock Exchange-AMEX, The Pacific Stock Exchange- PSE, The New York Stock Exchange-NYSE...)

2. Khái niệm


2.1.Hợp đồng tương lai:


Hợp đồng tương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó.

Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A ký hợp đồng future với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003. Như vậy vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg và công ty A phải mua 100 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường vào cuối năm 2003 là bao nhiêu chăng nữa.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng future với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó.

Ví dụ: Công ty sản xuất sô-cô-la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca-cao trên thị trường với các hợp đồng futures để giới hạn rủi ro nếu giá ca-cao tăng lên.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 2

Future thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng futures bắt đầu nở rộ và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)...

2.2.Hợp đồng quyền chọn:


Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên mua quyền chọn phải trả khoản tiền gọi là phí quyền chọn (option premium) để có quyền được mua hay bán nhưng không bắt buộc một số lượng nhất định hàng hoá cơ sở (hàng hoá cơ sở có thể là hàng hoá như dầu, lương thực, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ,vv..) theo giá thực hiện (strike price - exercise) ghi trong hợp đồng quyền chọn vào một ngày nhất định trong tương lai - expiration date (nếu áp dụng theo kiểu Châu âu - European style) hoặc được thực hiện trước ngày đáo hạn (nếu áp dụng theo kiểu Mỹ - American style). Bên bán quyền chọn nhận được khoản tiền phí bán quyền chọn nên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều kiện đã thoả thuận khi người mua quyền muốn thực hiện quyền đó.


Khi quyền chọn được trao cho người mua quyền có quyền mua một tài sản từ người bán quyền thì gọi là quyền chọn mua (call option). Khi người mua quyền có quyền bán một tài sản xác định cho người bán quyền thì gọi là quyền chọn bán (put option). Người mua bất cứ quyền dạng nào cũng được coi là ở vị thế người nắm quyền (the option holder), còn người bán ở vị thế người bán quyền (the option writer).

Khoản tiền tối đa mà một người mua quyền có thể bị mất chính là giá quyền chọn (option premium), còn lợi nhuận có thể thu được là tiềm năng đáng kể. Trong khi đó, lợi nhuận tối đa mà người bán quyền có thể thu được là giá quyền chọn, còn rủi ro có thể phải chịu là đáng kể.

Options có 2 loại: Quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).

2.2.1. Quyền chọn mua (call option).


Trong giao dịch quyền chọn mua có hai bên tham gia:


- Người mua quyền chọn mua (buyer of call option_long call).


- Người bán quyền chọn mua (seller of call option_short call).


Người mua call option sẽ trả cho người bán call option một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua call option sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá) theo một mức giá đã được thoả thuận trước (strike price-exercise price) vào một ngày xác định trong tương lai-expiration date (theo kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (theo kiểu Mỹ). Người bán call option nhận được tiền từ người mua call option nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản nhất định (chứng khoán chẳng hạn) theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một


ngày xác định trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua call option muốn thực hiện cái quyền được mua.

Ví dụ: giá cổ phần ABC là 80.000 đồng, sau khi phân tích, ta dự báo rằng giá cổ phần ABC sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu ta muốn đầu tư 1.000 cổ phần ABC ta phải chi là 80 triệu đồng (80.000đ/cp x 1.000 cp). Nhưng nếu chẳng may, sau một thời gian, cổ phần ABC giảm xuống chỉ còn 60.000đ/cp hay 40.000đ/cp thì ta sẽ mất trắng 40 triệu VND. Trong trường hợp này, để an toàn, hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, ta nên đầu tư vào options, cụ thể là ta đi mua call option cổ phần ABC, giá thoả thuận trước (strike price) là 80.000đ/cp, thời gian là 2 tháng (25.8-25.10.2007), số lượng 1.000 cp với mức phí (options premium) là 2.000.000 đ (2.000đ/cp x 1.000 cp).

Trong thời gian này, nếu giá cổ phần ABC tăng trên 80.000 đ/cp theo đúng dự báo, ta-người mua call option có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả thuận trước là 80.000 đ/cp và đem ra thị trường bán với giá 100.000 đ/cp chẳng hạn, ta sẽ có lợi nhuận là 20.000.000đ [(100.000 - 80.000) x 1.000 cp], trừ đi chi phí 2.000.000đ tiền mua quyền chọn, ta sẽ có lợi nhuận ròng 18 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thời hạn còn ta có thể bán lại call option với giá cao hơn và lợi nhuận của ta cũng sẽ tăng lên.

Nhưng nếu giá cổ phần ABC không tăng lên theo dự đoán của ta, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì ta sẽ không thực hiện quyền chọn mua của mình và ta chỉ lỗ tiền mua cái call option mà thôi, tức là mất 2.000.000đ cho 1.000 cp. Do đó, chúng ta thấy rằng, người mua lỗ có giới hạn, lời thì vô cùng lớn.

Điểm hoà vốn call option = Giá cả thoả thuận + Phí quyền chọn mua 82.000 đ = 80.000 đ + 2.000 đ


Break-even call option = Strike price + Call option premium


- Ngược lại với người mua Call option, người bán Call option có vùng lời giới hạn, vùng lỗ rất lớn. Do đó thường những người bán options là các công ty tài chính khổng lồ.

- Ta có:


Lôøi


+2t 0

-

t

2


80 82


Ngöôøi mua Call option


Giaù 1 coå phaàn ABC (đôn vò 1000 đoàng)


Ngöôøi baùn Call option


Loã


2.2.2. Quyền chọn bán (Put option)


Trong giao dịch Put option cũng có 2 bên tham gia: người mua Put option (Buyer of Put option) và người bán Put option (Seller of Put option).


Lôøi


+2t

0

Loã


80 82


Giaù 1 coå phaàn ABC (đôn vò 1.000 đoàng)

Vuøng loã


Ngöôøi baùn Call option


Người mua Put option sẽ trả cho người bán Put option một khoản tiền – chi phí đó gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí Put option và người mua Put option sẽ có quyền bán nhưng không bắt buộc phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã được thoả thuận trước (Strike price) vào một ngày xác định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (kiểu Mỹ).

Người bán Put option nhận được tiền từ người mua Put option, nên người bán sẽ có trách nhiệm phải mua một lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã được thỏa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai hoặc được thực hiện trước ngày đó, khi người mua Put option muốn thực hiện cái quyền được bán của nó.

Ví dụ: Giá cổ phần ABC là 80.000 đ, sau khi phân tích ta dự báo giá cổ phần ABC sẽ giảm trong thời gian tới. Vậy để có lời, ta sẽ vay cổ phiếu của người khác và bán nó đi. Sau đó nếu giá cổ phần giảm 80.000 đ, ta sẽ mua lại để trả cho khoản vay CP trước đó. Nhưng nếu thực tế giá trị CP ABC trên thị trường lên 100.000 đ/CP chẳng hạn, thì bạn sẽ ra sao? Vậy nếu ta muốn an toàn, ít rủi ro và vẫn thực hiện được dự báo của mình (cổ phiếu ABC giảm giá), ta thử đầu tư vào Put option, cụ thể ta mua Put option cho cổ phần ABC với giá thoả


thuận trước là 80.000 đ /CP, thời gian giá trị là từ 25.8 - 25.9.2007, với mức phí là 2.000 đ cho 1 Put option 1 CP ABC, nếu đầu tư 1.000 CP thì phí Put option là 2.000.000 đ. Trong thời gian từ 25.8 – 215.9 nếu giá CP ABC giảm theo đúng dự báo thì ta (người mua Put option) sẽ có lợi. Ví dụ giá CP ABC giảm xuống còn 50.000 đ /CP, thì ta sẽ được quyền bán CP ABC với giá thoả thuận trước 80.000 đ/CP, so với giá thị trường ta sẽ có chênh lệch là 30.000 đ/CP, trừ phí mua Put option 2.000 đ/CP, ta sẽ có lợi ròng là 28.000 đ/CP,

1.000 CP thì ta sẽ có lợi nhuận là 28 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thời hạn còn ta có thể bán lại put với giá cao hơn và lợi nhuận của ta cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu giá CP ABC tăng lên liên tục mà không giảm thì đến ngày đến hạn của hợp đồng ta sẽ không thực hiện quyền chọn bán mà chỉ mất phí đã mua put option mà thôi.

Quyền chọn được thực hiện trong các trường hợp:


Người nắm giữ quyền chọn (option holder) sẽ quyết định việc thực hiện quyền chọn (option), và việc thực hiện chỉ diễn ra khi họ có được lợi ích, khi đó quyền chọn nằm trong- mức - giá (in- the- money):

- Quyền chọn mua (call option): chỉ được thực hiện khi giá S là mức giá mà người nắm giữ quyền chọn mua trên thị trường giao ngay (spot market) lớn hơn giá X là giá mà họ phải trả cho tài sản theo hợp đồng quyền chọn.


- Quyền chọn bán (put option): chỉ được thực hiện khi giá S nhỏ hơn

giá X.


Theo đó, thu nhập mà người nắm giữ quyền chọn có thu được:


- Quyền chọn mua: (S- X) nếu S>X, 0 nếu S< X (vì lúc này người nắm giữ option sẽ không thực hiện hợp đồng vì nó ở ngoài- mức- giá). Như vậy, mức thu nhập có thể thu được chỉ nằm trong khoảng (0; S- X)

- Quyền chọn bán: (X- S) nếu X> S, 0 nếu X

Mức thu nhập người bán hợp đồng (the option writer) thu được đối lập với mức thu nhập của người mua hợp đồng (the option holder).

Như vậy, người mua hợp đồng quyền chọn (người nắm giữ option) chỉ thực hiện hợp đồng khi có lợi nhuận và mức tối thiểu là 0, trong khi đó mức lợi nhuận tối đa mà người bán hợp đồng quyền chọn thu được là 0 (chưa tính tới phí quyền chọn). Vậy tại sao vẫn có những người bán hợp đồng quyền chọn? Đó là vì 2 lí do: Thứ nhất, hai bên có sự kì vọng trái ngược nhau về sự biến động của giá cả trong tương lai hoặc có rủi ro trái ngược nhau.Thứ hai, người bán hợp đồng quyền chọn sẽ nhận được phí từ phía người mua hợp đồng quyền chọn.

3. Lý do sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn


.Hợp đồng tương lai 3.1.1.Giảm thiểu rủi ro

Bảo hộ cho người bán hợp đồng:


Hình thức bảo hộ này thích hợp khi người bảo hộ đã sở hữu tài sản và đang chờ bán vào một thời điểm trong tương lai.

Ví dụ: Giả sử ngày 10-7 công ty X vừa mới ký hợp đồng bán một triệu tấn gạo vào ngày 10-10. Giả sử thoả thuận là giá bán là giá vào ngày này. Do đó

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí