Nội Dung Của Hợp Đồng Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn

kiểu dáng công nghiệp cũng tăng lên và đang được ưa chuộng trên thị trường kinh doanh thương mại.

Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc chuyển quyền sử dụng được thực hiện thông qua việc bên chuyển quyền cho phép cho bên được chuyển quyền thực hiện các hành vi theo quy định tại khoản 2, điều 124, Luật SHTT như sau:

- Sản xuất các sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được pháp luật bảo hộ bảo hộ;

- Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

- Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Chủ sở hữu quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp có độc quyền sử dụng và chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo các hành vi cụ thể nêu trên. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cũng có quyền cho phép người khác chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó theo hợp đồng li-xăng thứ cấp.

Chủ thể có quyền chuyển quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao những hành vi nêu trên trong phạm vi bảo hộ của văn bằng bảo hộ dáng công nghiệp. Không gian bảo hộ sáng chế cũng được giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam như các đối tượng SHCN khác. Giới hạn về thời gian bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. Điều này có nghĩa là thời hạn của hợp đồng sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được gia hạn khi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp xin gia hạn thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thoả thuận về việc cấp li-xăng đối với kiểu dáng công nghiệp thường nằm trong một hợp đồng li-xăng tổng quát hơn bao gồm nhiều khía cạnh khác của sản phẩm.

Như vậy, hợp đồng sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ được chuyển giao với các hành vi sử dụng nêu trên và phải phù hợp với phạm vi bảo hộ của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Quyền sử dụng thiết kế bố trí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên

kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí cũng được hiệp ước Washington về SHTT đối với mạch tích hợp năm 1989 định nghĩa như sau: "thiết kế bố trí (topograph)" có nghĩa là sự sắp xếp trong không gian ba chiều thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào của các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực, và của một số hoặc tất cả các mối nối của một mạch tích hợp, hoặc sự sắp xếp trong không gian ba chiều như vậy của một mạch tích hợp được thiết kế để sản xuất mạch tích hợp nói trên”.

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 8

Thiết kế bố trí được bảo hộ quyền SHCN nếu đáp ứng hai điều kiện về có tính nguyên gốc và tính mới thương mại. Thiết kế bố trí giúp cho mạch tích hợp tiết kiệm được diện tích và từ đó nguyên liệu để sản xuất mạch được tiết kiệm hơn rất nhiều. Những lợi ích của thiết kế bố trí mạch tích hợp cho cuộc sống con người là không thể phủ nhận và ngày càng phổ biến đã giúpkéo theo hoạt động chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí ngày càng tăng. Việc cho phép người khác sử dụng thiết kế bố trí mạch của chủ sở hữu thông qua một hợp đồng li- xăng sẽ đem lại cho công việc kinh doanh của chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch thêm doanh thu và là một cách phổ biến mà các công ty thường dùng để khai thác độc quyền các thiết kế bố trí đã được đăng ký.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu quyền SHCN đối với thiết kế bố trí có độc quyền cho phép tổ chức cá nhân khác được sử dụng

thiết kế bố trí đó dưới những hành vi cụ thể. Quyền sử dụng thiết kế bố trí được pháp luật Việt Nam giới hạn trong những hành vi nhất định. Theo khoản 3, Điều 124, Luật SHTT Việt Nam, sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau:

- Sao chép thiết kế bố trí và sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với thiết kế bố trí;

- Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

- Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Tương tự như sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, việc chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí cũng chỉ được thực hiện trên lãnh thổ nơi phát sinh quyền SHCN đối với thiết kế bố trí. Theo pháp luật Việt Nam thì hoạt động chuyển này chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.Về thời hạn chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí cũng phụ thuộc vào thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Quyền sử dụng nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu này được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nếu đáp ứng hai điều kiện:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Với việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền sẽ có được một số lợi ích cơ bản như: mở rộng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của mình mà không cần phải tốn nhiều tiền của, công sức đầu tư xây dựng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện tại nhiều nơi (trong nước cũng như trên thế giới); tăng doanh thu cho bên chuyển giao; nhãn hiệu được quảng bá ra nhiều thị trường và được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn; có khả năng bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tốt hơn trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền sử dụng sẽ hỗ trợ cho bên chuyển quyền sử dụngtrong việc thu thập các thông tin liên quan đến việc xâm phạm nhãn hiệu…Bên nhận chuyển quyền sử dụng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc các sản phẩm của mình được phép gắn nhãn hiệu đã được nhiều người tiêu dùng biết đến..

Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu dưới những hành vi sau đây:

- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.


Cũng như các đối tượng quyền SHCN khác, thì quyền sử dụng nhãn hiệu được giới hạn trong phạm vi về thời gian và không gian được bảo hộ. Không gian bảo hộ của nhãn hiệu được giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn về thời gian bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Chủ sở hữu cũng có thể xin gia hạn bảo hộ nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Vì vậy, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chỉ được gia hạn nếu chủ sở hữu nhãn hiệu xin gia hạn bảo hộ nhãn hiệu.

Trong hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam có quy định về hạn chế việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền sử dụng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tập thể chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đóđược sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Quyền sử dụng bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng ứng dụng trong kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận việc bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh nếu nó đáp ứng được đầy đủ những điều kiện bảo hộ sau:

- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Như vậy, bí mật kinh doanh được bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản về tính sáng tạo, tính hữu ích và tính bảo mật.

Bí mật kinh doanh đang tạo ra những thuận lợi về phát triển kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnhnhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày một nhiều với những quy mô và thủ đoạn khác nhau. Những quy định của pháp luật về bí mật kinh doanh nhằm duy trì và khuyến khích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại, tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Bởi những chức năng quan trọng của bí mật kinh doanh trong việc kinh doanh thương mại mà các chủ sở hữu quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh luôn được mong đợi sẽ thúc đẩy các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng bí mật kinh doanh. Pháp luật Việt Nam quy định về chuyển quyền sử dụng bí mật kinh doanh là việc chủ sở hữu quyền đối với bí mật kinh doanh cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng bí mật kinh doanh dưới những dạng thức hành vi sau:

- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất ra các sản phẩm hoặc hành vi cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;

- Bán, quảng cáo, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh được chuyển giao.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó

nên phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh có sự khác biệt về thời hạn bảo hộ so với các đối tượng SHCN được bảo hộ trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn và nó còn kéo dài đến khi nào bí mật kinh doanh đó chưa được bộc lộ ra công chúng. Bí mật kinh doanh cũng được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam như các đối tượng khác của quyền SHCN. Do đó, hợp đồng sử dụng bí mật kinh doanh có thể được chuyển vô thời hạn và trong lãnh thổ Việt Nam.

Vì tính chất bảo mật của bí mật kinh doanh nên khi chuyển quyền sử dụng bí mật kinh doanh, chủ sở hữu quyền SHCN cần phải lưu ý việc thông tin về bí mật kinh doanh phải được bảo mật. Sự bảo mật thông tin này do hai bên chủ thể tham gia hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp với quyền và lợi ích của các bên.

2.1.3 Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Nội dung của hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN bao gồm:

Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền

Theo đó, nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; tên, địa chỉ của tổ chức đại diện mỗi bên (nếu có).

Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý nếu bên chuyển quyền có tư cách chuyển quyền sử dụng. Nếu bên chuyển quyền là chủ sở hữu quyền SHCN, hợp đồng phải xác định rõ văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển quyền thông qua tên văn bằng bảo hộ, số văn bằng, ngày cấp văn bằng, thời hạn hiệu lực của văn bằng (nếu quyền

SHCN đối với các đối tượng SHCN được phát sinh trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền). Trong trường hợp đối tượng SHCN được bảo hộ tự động thì bên chuyển quyền chỉ cần nêu ra mình là chủ sở hữu đối tượng SHCN và khi có tranh chấp mới phải chứng minh quyền sở hữu đó. Nếu bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng SHCN đó thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thì cũng phải khẳng định tư cách của bên chuyển quyền bằng các thông tin: tên, ngày ký, số đăng ký (nếu có) và thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng cấp trên mà qua đó, quyền sử dụng đối tượng SHCN được cấp cho bên chuyển quyền.

Dạng hợp đồng

Trong các nội dung của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN phải có quy định về dạng hợp đồng được sử dụng. Đó là hợp đồng li- xăng độc quyền hay không độc quyền, hợp đồng thứ cấp hay là hợp đồng chuyển giao trực tiếp giữa chủ sở hữu quyền SHCN với bên được nhận chuyển giao quyền sử dụng.Các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được trình bày ở chương I của luận văn, phần hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Phạm vi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN bao gồm: phạm vi về giới hạn các hành vi sử dụng được chuyển giao và phạm vi lãnh thổ mà người được chuyển giao có quyền khai thác đối tượng SHCN được chuyển quyền sử dụng.

Thứ nhất, giới hạn về các hành vi sử dụng được chuyển giao quyền sử dụng (giới hạn quyền sử dụng).

Giới hạn về hành vi sử dụng được hiểu là việc bên chuyển giao quyền sử dụng cho phép bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một số hành vi sử

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí