Tình Hình Áp Dụng Hđ Tương Lai Và Hđ Quyền Chọn Trên Thị Trường Ngoại Tệ Và Ttck Tại Việt Nam


phiên giao dịch cuối năm Bính Tuất (14-15.2.2006), chỉ số Hastc-Index tăng gần 25 điểm - mức tăng kỷ lục tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội và VNIndex tăng 10,06 điểm sau phiên ngày 15.2.2006.

Bước sang một giai đoạn mới, chứng khoán Việt Nam được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh rất đa dạng, những phiên giao dịch tiếp theo của năm 2007, các chỉ số Index liên tiếp không ngừng tăng đột biến, biểu hiện rõ nét ở 2 sàn CK của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Khép lại năm 2006 với phiên giao dịch cuối cùng ngày 29/12, VN- Index đã tăng 166,39%. Mức tăng này của năm 2006 được cho là khá cao nhưng cũng ở thời điểm đó các chuyên gia chứng khoán đã nhận định sẽ còn tiếp tục nóng trong các tháng đầu năm 2007 trước khi thị trường có thể ổn định hơn. Và đúng như dự báo, trong gần ba tháng qua, ở sàn TPHCM, VN- Index đã tăng thêm hơn 45%; ở sàn Hà Nội, HASTC-Index đã tăng thêm đến 77%. Trong ba tháng qua, thị trường cũng chứng kiến VN-Index đã có lúc vọt lên mức 1.170,67 điểm (phiên ngày 12/3) - mức cao nhất của thị trường tính đến nay. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh của thị trường tăng khá nhanh. Nếu như trong các phiên giao dịch cuối năm 2006, khối lượng mỗi phiên thường xuyên vào khoảng 5-6 triệu chứng khoán với giá trị khoảng 500 tỉ đồng thì hiện tại khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10 -11 triệu chứng khoán với giá trị trên dưới 1.000 tỉ đồng. Sự chênh lệch về cung cầu vẫn là yếu tố được nhắc đến đầu tiên trong những lời bình luận về sức nóng của thị trường vào các tháng đầu năm nay.

Tính từ tháng 1/2007 cho đến nay, số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường ngày càng nhiều hơn. Theo Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM, hiện tại đã có hơn 150.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng thêm gần 50% so với cuối năm 2006. Số lượng nhà đầu tư đông thêm đã kéo


theo lượng cầu tăng mạnh, hơn nữa phần lớn lại chỉ tập trung vào các chứng khoán được đánh giá cao khiến càng tạo thêm căng thẳng về cung cầu dù rằng vào cuối năm 2006 hàng hóa trên thị trường đã gia tăng đáng kể với hàng loạt các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo nhận định giới quan sát, tính trong ba tuần đầu tiên của tháng 3- 2007, thị trường có vẻ đang được duy trì ở trạng thái cân bằng. Giá chứng khoán có sự tăng giảm (đường biểu diễn VN-Index đang đi theo hình răng cưa) nhưng các phiên giao dịch trên thị trường có xu hướng giảm. Một vài chuyên gia nhận định, thị trường đang có dấu hiệu chuyển qua một chu kỳ giảm giá sâu với mức giảm dự báo có thể 15-30%. Tuy nhiên, chu kỳ này có thể không kéo dài vì nhu cầu của nhà đầu tư vẫn lớn, mặt khác nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển khá ổn định.

Tuy nhiên phiên ngày 13/4, só lượng và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên toàn bộ thị trường chứng khoán tụt giảm mạnh. Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng chính những quỹ đầu tư nước ngoài đang mong muốn thị trường đi xuống để họ có thể mua được cổ phiếu với giá chấp nhận được, khi đầu tư dài hạn vào cổ phiếu của những ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty lớn đang chuẩn bị đấu giá cổ phiếu lần đầu, với số lượng cổ phiếu lớn nhất từ trước đến nay, tổng trị giá có thể lên tới 50.000 tỷ đồng (tương đương hơn 3 tỷ USD).

Tại sàn Tp.HCM, chỉ số VN-Index giảm mạnh so phiên trước, xuống mức 1.012,98 điểm, giảm 14,60 điểm. Báo giá trên bảng điện tử phần lớn các cổ phiếu giảm giá trong đợt khớp lệnh thứ 3, kết thúc phiên giao dịch có 87 cổ phiếu giảm giá, trong đó có đến 44 cổ phiếu giảm giá sàn, chỉ có 11 cổ phiếu tăng giá, không có cổ phiếu nào tăng giá trần, 2 chứng chỉ quỹ cũng giảm giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Điều đó thể hiện thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang diễn biến hết sức bất thường.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 7

Trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng từ tháng 4/2007 đến nay biến động liên tục.

Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200% từ đầu năm 2006 đến cuối tháng 3/2007. Chỉ số VN-Index tháng 11/2006 đạt 660 điểm, thì lên tới đỉnh cao là ngày 12/3/2007 đã đạt 1.170 điểm và đến cuối tháng 3/2007 vẫn đạt trên

1.100 điểm. Đây là khoảng thời gian VN-Index cao nhất trong gần 7 năm hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.

Song từ đầu tháng 4/2007, VN-Index bắt đầu giảm mạnh. Thời điểm giảm xuống đáy là ngày 24/4/2007: giảm xuống còn 904 điểm. Sau những diễn biến bất thường, VN-Index xoay quanh mức 1.000 điểm. Trong tháng 7/2007 liên tục nhiều phiên giảm xuống dưới 1.000 điểm.

Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cuối tháng 12/2006 còn dừng ở mức 242,89 điểm, thời điểm đỉnh cao là ngày 9/3/2007 đã tăng lên trên 450 điểm, tăng gấp gần 2 lần chỉ trong có 3 tháng, nhưng đến ngày 2/7/2007 giảm còn 256,3 điểm. Trong tháng 7/2007, có một số ngày chỉ số HASTC-Index lên tới mức 300 điểm, sau đó chủ yếu là ở mức dưới 300 điểm.

Từ đầu tháng 4/2007 đến nay, thị trường OTC gần như đóng băng, giá cổ phiếu giảm mạnh. Giá cổ phiếu bình quân trên thị trường OTC giảm tới 40%. Thậm chí giá cổ phiếu một số ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 50%. Mặc dù từ trung tuần tháng 7/2007 thị trường OTC có dấu hiệu được giao dịch trở lại, nhưng giá vẫn ở mức thấp.


Có nhiều khuyến cáo cho rằng cổ phiếu Việt Nam đang phát triển không thường.

Ví dụ: Theo gia chuyên kinh tế về lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, ông Noritaka Akematsu: “Hiện đang có sự phấn khích quá mức mà theo đó vượt quá khuôn khổ của thị trường, vượt quá sự kiểm soát của cơ quan điều tiết vào thời điểm này".

Đại đa số những tư nhân mua chứng khoán lại không hiểu biết về thị trường và chỉ nhắm vào lợi nhuận trong ngắn hạn. Phần lớn kinh doanh theo tin đồn hày tâm lý đám đông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giá cổ phiếu tăng giảm thất thường.

Mặt khác, những báo cáo tài chính của các công ty cổ phiếu chưa đủ độ tin cậy và đơn giản để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Ngoài ra, những công ty ghi danh bán chứng khoán chỉ đệ nap phúc trình tài chính cho UBCKNN. Phải mất vài ngày những phúc trình này mới được công bố ra ngoài. Trong thời gian chờ đợi những nhân viên phụ trách môi giới chứng khoán này có thể sử dụng tin tức trong các bản phúc trình để mua bán chứng khoán cho chính mình. Trên thực tế đây chính là một hình thức mua bán nhờ thông tin nội bộ.

Trầm trọng hơn là hiện tượng lũng đoạn thị trường chứng khoán bởi những “đại gia” từ cuối năm 2005. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chỉ ghi nhận sự kiện này mà không đưa ra biện pháp nào cả.

Một yếu điểm khác của thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty Việt Nam thường phát hành quá nhiều cổ phiếu làm cho tỉ lệ EPS thấp xuống đến 10% mà không cân nhắc lợi hại. (Nguyên tắc là các công ty chỉ nên phát hành thêm cổ phiếu khi việc kinh doanh phát triển ổn định.)


Hiện nay tại Việt Nam không một công ty nào ghi danh với thị trường chứng khoán được kiểm toán bởi một công ty quốc tế, chỉ có 11 công ty kiểm toán địa phương được phép hoạt động. Phần lớn các công ty kiểm toán Việt Nam còn chưa phát triển, mức độ tin cậy thấp và kém minh bạch. Những báo cáo tài chính do những công ty này soạn thảo cần được kiểm định chi tiết và đầy đủ trước khi được công bố.

Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, đang trong giai đoạn phát triển, chưa ổn định, là một thị trường có nhiều biến động thất thường và nhiều rủi ro. Trong khi đó, TTCK Việt Nam còn thiếu nhiều các công cụ tài chính và vai trò của môi giới chứng khoán cũng chưa thực sự được phát huy. Vì vậy, khi thị trường tụt dốc, hàng loạt cổ phiếu giảm giá thì các nhà đầu tư phải gánh chịu mọi rủi ro. Nói một cách khác, việc đầu tư của họ chịu tác động rất lớn từ sự biến động của thị trường nhưng họ lại không thể chủ động hạn chế rủi ro. Vì vậy việc sử dụng các công cụ tài chính như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư là một tất yếu.‌

II.Tình hình áp dụng HĐ tương lai và HĐ quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và TTCK tại Việt Nam

1. Môi trường pháp lý cho việc áp dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại tệ và chứng khoán tại Việt Nam

Trong xu thế chung về tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đều coi việc tham gia vào tiến trình hội nhập là vấn đề có tính chiến lược. Trong đó phát triển thị trường ngoại hối giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng


thời đây cũng là nhân tố thúc đẩy sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường ngoại hối, ngay từ năm 1998, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/01/1998 ban hành Quy chế giao dịch hối đoái (Quyết định 17). Quy chế này đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua. Nhờ Quy chế này mà các giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được thực hiện trôi chảy, đảm bảo các nguồn ngoại tệ được luân chuyển linh hoạt, phục vụ kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, Quyết định 17 đã bộc lộ một số tồn tại chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường ngoại hối. Cụ thể như vấn đề cấp giấy phép giao dịch kỳ hạn, hoán đổi phần nhiều còn mang tính hình thức; các loại hình giao dịch còn đơn giản; vấn đề thu phí trong mua bán ngoại tệ chưa hợp lý; các điều khoản trong hợp đồng quá chi tiết và không còn phù hợp với cơ chế lãi suất thoả thuận, hạn chế quyền tự chủ của TCTD và khách hàng; các vấn đề về chứng từ trong giao dịch chưa được đề cập đến gây khó khăn cho TCTD và khách hàng trong quá trình thực hiện...

Chính vì vậy, ngày 10/11/2004, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối (Quyết định 1452) thay thế Quyết định 17 khắc phục những hạn chế nói trên và nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Nhìn chung, Quyết định 1452 đã thể hiện một sự đổi mới trong tư duy quản lý của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc đề cao tính tuân thủ thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các công cụ thị trường phát triển và phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh của các TCTD và khách hàng. Điều này thể hiện ở một số điểm mới nổi bật trong Quyết định. Thứ nhất là cho phép bổ


sung thêm loại hình giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ, giúp khách hàng có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh. Sau 1 năm thí điểm, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tính hiệu quả của giao dịch quyền lựa chọn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Do vậy, quyền lựa chọn sẽ là một giao dịch tiềm năng tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi đã được chính thức đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, quyền lựa chọn mới được thực hiện giữa các ngoại tệ để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch (do có khả năng thực hiện giao dịch đối ứng phòng ngừa rủi ro với nước ngoài). Thứ hai là không quy định chi tiết kỹ thuật tác nghiệp từng giao dịch mà chỉ nêu định nghĩa của giao dịch. Kỹ thuật giao dịch sẽ được các TCTD hướng dẫn khách hàng và thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thứ ba là chỉ đặt ra nguyên tắc chung cho phương thức giao dịch, thoả thuận hợp đồng, xử lý vi phạm... nhằm đề cao tính tự chủ của TCTD và khách hàng trong quá trình giao dịch. Thứ tư là quy định rõ trường hợp cần chứng từ khi thực hiện giao dịch hối đoái, song không quy định chi tiết từng chứng từ cần thiết mà chỉ nêu nguyên tắc của chứng từ hợp pháp để đề cao trách nhiệm của các TCTD. Đặc biệt trong phần chứng từ, Quyết định 1452 đã tháo gỡ các vướng mắc cho giao dịch hoán đổi, chuyển đổi ngoại tệ (cho phép thực hiện không cần chứng từ) để tăng khả năng chu chuyển ngoại tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế. Thứ năm là mở rộng phạm vi giao dịch (cho phép làm kỳ hạn và quyền lựa chọn) cho đối tượng khách hàng là tổ chức khác và cá nhân nhằm tạo thêm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các đối tượng này, đồng thời khuyến khích khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng với mức tỷ giá kỳ hạn linh hoạt hơn. Bỏ giấy phép kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn tiền tệ đối với các TCTD được phép hoạt động ngoại hối cũng được xem là một điểm mới thứ sáu trong Quyết định này phù hợp với xu thế chung xoá bỏ bớt các loại giấy phép con trong quản lý kinh tế.


Vì đây là một nghiệp vụ còn rất mới nên để đảm bảo tính thận trọng và đáp ứng yêu cầu quản lý, NHNN quy định tỷ giá thực hiện (Exercise Price) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không vượt quá tỷ giá kỳ hạn cùng thời hạn, trong khi tỷ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác USD với VND do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thoả thuận. Mức phí Option trong hợp đồng Option giữa ngoại tệ và VND được tính bằng đồng Việt Nam (đồng/1 đơn vị ngoại tệ), do ngân hàng và khách hàng tự quyết cho mỗi hợp đồng cụ thể. Tuỳ theo dự đoán của ngân hàng về biến động tỷ giá trong tương lai và với từng mức tỷ giá mua/bán cam kết trong hợp đồng Option, mỗi ngân hàng sẽ định ra những mức phí Option cạnh tranh khác nhau. Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng Option là từ 3 đến tối đa là 365 ngày, kiểu Option được thực hiện theo thông lệ quốc tế, tức là cả kiểu châu Âu và kiểu Mỹ.

Đối tượng được phép thực hiện các giao dịch Option tiền đồng hiện nay là các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng và các cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, để đảm bảo tính quản lý và phù hợp với cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành, các cá nhân và tổ chức kinh tế chỉ được phép tham gia nghiệp vụ Option với tư cách là bên mua trong Hợp đồng Quyền chọn, tức là được phép mua Hợp đồng Quyền chọn mua (Call Option) và mua Hợp đồng Quyền chọn bán (Put Option), chứ không được bán các Hợp đồng Quyền chọn mua hay Quyền chọn bán. Đặc biệt, để ngăn ngừa hành động đầu cơ và tích trữ ngoại tệ trái phép không có lợi cho nền kinh tế, NHNN cũng quy định rõ, khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế khi ký hợp đồng mua Quyền chọn mua ngoại tệ và khi thực hiện quyền mua này phải xuất trình chứng từ chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Còn các TCTD nếu được NHNN cho phép thí điểm nghiệp vụ này thì có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022