Thị Trường Ngoại Tệ Và Thị Trường Chứng Khoán.


Thứ tư: Về tính rủi ro, đây cũng có thể xem là loại hàng hoá có tính rủi ro trên thị trường chứng khoán. Do đối với hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư có thể thực hiện hoặc không hợp đồng của mình tuỳ tình hình của thị trường có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư hay không.

Thứ năm: nếu như hợp đồng tương lai yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ hay mở tài khoản nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của mình, thì đối với hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư phải mất một khoản phí nhất định cho mỗi quyền chọn mua hay bán. Cho dù hợp đồng có được thanh toán hay không thì nhà đầu tư cũng chịu mất khoản phí đó. Việc nộp phí này đã làm giảm thu nhập ròng của nhà đầu tư. Tuy nhiên việc sử dụng hợp đồng quyền chọn để đầu tư đã đem lại cho nhà đầu tư cái lợi lớn hơn đó là đòn bẩy tài chính. Với số tiền vốn ban đầu là rất nhỏ nhưng nó giúp nhà đầu tư thu một khoản lợi nhuận vô cùng lớn khi hợp đồng được thực hiện. Tất nhiên thì so với việc thực hiện hợp đồng thua lỗ cũng giảm đi nếu như hợp đồng không được thực hiện.

5. So sánh



Tiêu chí

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Địa điểm giao dịch

Tập trung trên sàn của sở giao dịch

Sàn giao dịch hoặc trên thị trường phi tập trung OTC

Giá trị một hợp đồng

Được tiêu chuẩn hoá, cố định và không thương lượng được. Các giao dịch có độ lớn bằng bội số của giá trị một hợp đồng.

Nếu thực hiện trên sàn thì được tiêu chuẩn hoá, còn nếu thực hiện trên thị trường OTC thì không được tiêu chuẩn hoá và là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 4





một giá trị tuỳ ý; giá trị giao dịch được thoả thuận giữa người mua và người bán

Các đồng

tiền giao dịch

Hầu hết chỉ là các đồng tiền chính

Không hạn chế

Những ngày đến hạn

Những ngày đến hạn được tiêu chuẩn hoá. Thông thường là vào thứ Tư của tuần thứ 3 của tháng 3;6;9;12

Không tiêu chuẩn hoá

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng gắn với sở giao dịch. Rủi ro được phòng ngừa bằng biện pháp ký quỹ. Tài khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày theo mức lãi hay lỗ của hợp đồng.

Đây cũng có thể xem là loại hàng hoá có tính rủi ro trên thị trường chứng khoán. Do đối với hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư có thể thực hiện hoặc không tuỳ theo tình hình của thị trường có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư hay không

Tính thanh

Cao do việc thanh toán đã có nhà trung gian thực

Không cao bằng nếu thực



khoản

hiện

hiện trên thị trường OTC

Tính thanh lý hợp đồng

Phải thanh lý

Có thể thanh lý hoặc không. Nếu người mua yêu cầu thực hiện hợp đồng thì người bán phải thực hiện còn nếu không người mua chỉ mất phí.‌


II. THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.


1. Khái niệm


1.1.Thị trường ngoại tệ

Ngoại hối (foreign exchage): bao gồm các phương tiện tiền tệ sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Điều 4 khoản 1 Pháp lệnh s28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13-12-2005 của UB thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN.

Ngoại hối bao gồm:


- Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;


- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Nghĩa rộng

Ngoại hối

Ngày nay do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chínhvì vậy khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ


Vàng tiêu chuẩn quốc tế

Nội tệ do người không cư trú nắm giữ

Ngoại tệ

Giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ

Nghĩa hẹp


Thị trường ngoại hối:


Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và thương mại nội địa là:


- Thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia khác nhau

- Trong khi đó, thương mại nội địa thường chỉ liên quan đến nội tệ.


Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng đồng yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng đồng EURO, cho nhà xuất khẩu Anh bằng đồng bảng Anh. . . Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Nghĩa là, một trong hai bên (mua hoặc bán) phải liên quan đến mua bán đồng ngoại tệ

Giống như thương mại quốc tế, du lịch quốc té, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán các đồng khác nhau trên thị trường.

Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối( The Foreign Exchange Market - FOREX). Một cách tổng quát: thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.

Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng(chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp(nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng, tức thị trường liên ngân hàng(Interbank).

1.2.Thị trường chứng khoán


Chứng khoán:


Theo luật chứng khoán Việt Nam 2007, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ


- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

Thị trường chứng khoán:


Là một thí trường có tổ chức để mua và bán, là một thị trường mà nơi đó người ta mua bán chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.

2. Đặc điểm


2.1. Thị trường ngoại hối:


Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian( Space Market)

Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm.

Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường ngân hàng InterBank, với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới


ngoại hối và các NHTW. Doanh số giao dịch trên InterBank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.

Các thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex và fax. Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả cho nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạt động dưới mái nhà chung.

Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả cho nên các tỷ giá được yết trên thị trường khác nhau nhưng hầu hết là thống nhất với nhau ( có độ chênh lệch không đáng kể.)

Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41.5% trong tổng số các đồng tiền tham gia, điều này cũng có nghĩa là tới 83% giao dịch trên Forex là có mặt của đồng USD.

Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội... nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

2.2. Thị trường chứng khoán:


Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được diễn ra ở thị trường sơ cấp, khi người mua mua được những chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại những chứng khoán đã có sự phát hành ở thị trường sơ cấp. Vậy xét về mặt hình thức thị trường chững khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì:


Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường từ khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp: Cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường một cách trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn có khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính pháp lý... sẽ trực tiếp đầu tư vào các sản xuất kinh doanh mà không cần qua các trung gian tài chính, mà chuyển vốn thông qua thị trường chứng khoán, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư.

Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi, quản lý vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau, làm giảm động lực, tiềm năng trong quản lý. Trái lại, với việc đầu tư qua thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.

Thị trường chứng khoán thực chất là sự vận động của tư bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như một tư bản hàng hóa.

Có thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022