Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 6

* Phân bố theo địa dư:

Qua kết quả của hình 4.4, cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT ở thành thị chiếm tỷ lệ 54% và ở nông thôn chiếm 46%.

Theo số liệu thống kê của những nghiên cứu gần đây cho thấy tại TP. HCM và các thành phố lớn, có 89% mẫu không khí không đáp ứng đủ yêu cầu sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Quý – Phòng khám Family Medical Practice nhấn mạnh: “Tình trạng ô nhiễm cao do ùn tắc giao thông, khói bụi từ các công trường đang đem lại những tác hại lớn hơn những gì một lá phổi nhỏ có thể chịu đựng được. Tại các vùng nông thôn, mặc dù chất lượng chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi nhận thấy những bệnh về hô hấp tại các địa phương này là không đáng kể, do mức độ ô nhiễm thấp góp phần mang lại không khí thông thoáng hơn cho trẻ” [18]. Điều này cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT ở thành thị nhiều hơn nông thôn là điều đương nhiên.

* Phân bố theo dân tộc:

Qua kết quả hình 4.5 cho thấy bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh NKHHCT là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 68%, là người Hoa chiếm 16% và người Khmer chiếm 16%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh chiếm 68% cao hơn kết quả nghiên cứu của Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm (năm 2012) cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT là người Kinh chiếm 29,8%. [13] Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2011, dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long là 17325167 người, chiếm 19,8% dân số cả nước. Trong đó chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm 90%, người Khmer chiếm 6% và người Hoa chiếm 2%. Nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao hoàn toàn phù hợp với vấn đề phân bố dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.[17]

* Phân bố theo tôn giáo:

Qua kết quả hình 4.6, cho thấy trong 50 trường hợp bà mẹ có con mắc NKHHCT dưới 5 tuổi thì có 34% bà mẹ là người không tôn giáo, 32% thuộc Thiên chúa giáo, 28% thuộc Phật giáo và các tôn giáo khác chiếm 6% .

Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thì toàn quốc có 15651467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Theo điều tra chính thức của Chính phủ thì có 81,69% dân số không tôn giáo, 7,93% Phật giáo, 6,62% Công giáo (Thiên chúa giáo), 1,67% Hòa Hảo, 1,01% Cao Đài, 0,86% Tin Lành và 0,22% thuộc tôn giáo khác. [1]

Tỉnh Cần Thơ có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo với tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,93% dân số của tỉnh. [15]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con mắc NKHHCT thuộc thành phần tôn giáo hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra chính thức của Chính phủ.

* Phân bố theo trình độ học vấn:

Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 6

Qua kết quả hình 4.7, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ hơn hoặc bằng THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%, lớn hơn THPT chiếm 40%, tiểu học chiếm 12% và không biết chữ chiếm 2%.

Theo nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có trình độ học vấn THCS, THPT là 69,1% và bà mẹ mù chữ, tiểu học chiếm 30,9% [9]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) cho thấy phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn ở các lớp cấp II chiếm 42,5%, cấp III 8,7% [20]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có trình độ học vấn ở cấp II chiếm 61,3% và cấp III chiếm 13,7% đều cao hơn hơn kết quả của chúng tôi nghiên cứu được. [24]

Với tỷ lệ của các nghiên cứu trên cho thấy, bà mẹ có trình độ học vấn thấp còn khá con, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu các nguồn thông tin về bệnh cũng như chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.

* Phân bố theo nghề nghiệp:

Qua kết quả hình 4.8, bà mẹ có con mắc NKHHCT làm nghề Cán bộ - công chức chiếm 34%, Nội trợ 28%, Buôn bán 14%, Công nhân 12%, Nông dân 8% và Khác là 4%.

Theo Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012), bà mẹ có con mắc NKHHCT là nông dân chiếm 76,3% [20], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012) thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT là nông dân, làm ruộng chiếm 64,4% [23] và nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) bà mẹ có nghề là làm ruộng rẫy, nội trợ chiếm 52,5% [24] cao hơn so với kết quả chũng tôi nghiên cứu được là nông dân chiếm 8%, nội trợ 28%.

* Phân bố theo số con trong gia đình:

Qua kết quả nghiên cứu của hình 4.9, cho thấy bà mẹ có con mắc NKHHCT có 02 con trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, có 01 con chiếm 36%, có 03 con chiếm 18% và lớn hơn 3 con chiếm 2%

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) cho thấy gia đình có 2 con trở lên có trẻ mắc NKKHHCT chiếm 52,9% [24] cao hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (năm 2012) gia đình

có hơn 2 con chiếm 30% [20] và nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn (năm 2007) số con trong gia đình hơn 2 con chiếm 36,2% [9] thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.

Qua các kết quả của chúng tôi nghiên cứu được, đa số gia đình nhiều con sẽ có con mắc NKHHCT chiếm tỉ lệ ít hơn. Vì hầu hết các bà mẹ có hơn 02 con sẽ có kiến thức chăm sóc trẻ nhiều hơn bà mẹ lần đầu có con.

4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT

* Kiến thức về bệnh NKHHCT:

Qua kết quả bảng 4.1, cho thấy có 68% bà mẹ đã từng nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em, có 70% bà mẹ không biết phân loại bệnh NKHHCT, có tới 80% bà mẹ không biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT ở trẻ. Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) phần lớn bà mẹ biết về bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ 93,2% [22]. Kết quả này cao hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu được có 68% bà mẹ từng nghe, biết về NKHHCT.

* Kiến thức dấu hiệu và biểu hiện bệnh NKHHCT:

Qua bảng 4.2, cho thấy có tới 74% bà mẹ không biết cách kiểm tra trẻ bị rút lòm lồng ngực. Trong khi đó, dấu hiệu rút lòm lồng ngực là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần được nhận biết ngay. Do đó, cần tập trung quan tâm để giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về dấu hiệu này để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện và tránh những biến chứng xấu.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016), viêm phổi được bà mẹ nhắc đến nhiều nhất chiếm tỷ lệ 86% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là bà mẹ nghĩ NKHHCT là viêm phổi chiếm 78%. Tuy nhiên vẫn còn 6,8% bà mẹ không biết bệnh nào trong nhóm bệnh NKHHCT lại thấp hơn của chúng tôi là có 16% bà mẹ không biết NKHHCT là bệnh gì. 92,7% bà mẹ biết ho là dấu hiệu trẻ mắc NKHHCT, tiếp đến dấu hiệu sốt chiếm 76,1%. Dấu hiệu cần đưa trẻ khám ngay được bà mẹ nói đến là khó thở chiếm tỷ lệ 84,4%, bà mẹ cho rằng trẻ co giật là bệnh của trẻ nặng hơn chiếm nhiều nhất 58,7% [22] cao hơn nghiên cứu chúng tôi là chỉ có 42 % bà mẹ nghĩ co giật là dấu hiệu bệnh nặng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm (năm 2012), đối với dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ lệ bà mẹ đồng ý chiếm tỷ lệ cao77,2% và 79,3%; dấu hiệu thở nhanh, thở rít chiếm lần lượt 60,9% và 63,0% cao hơn nghiên cứu chúng tôi là dấu hiệu thở rít chỉ chiếm 24%; dấu hiệu rút lòm lồng ngực chiếm 22% thấp hơn kết quả chúng tôi nghiên cứu dấu hiệu rút lòm lồng ngực có 24% [23]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005), bà mẹ biết triệu chứng sốt là 71%, triệu chứng ho 51,4%, dấu

hiệu khó thở 39,2 %; biết được các bệnh của NHHCT, cảm ho là 61,6% , viêm họng – viêm amidan 26,7%, chảy nước mũi 26,3%, viêm phổi 25,2 % cao hơn nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 40%, 58%, 52% và 78%. [24]

4.2.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT

* Thực hành của bà mẹ về chăm sóc khi trẻ mắc bệnh NKHHCT:

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2005) khi trẻ bị bệnh NKHHCT đa số các bà mẹ biết chọn đúng nơi để khám bệnh cho trẻ như bệnh viện 65,1%, trạm y tế 31,6%, bác sĩ tư 23,5%, còn 1 số ít tự mua thuốc 4,3%, đi thầy thuốc đông y 0,5%, khác 0,3% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ đưa trẻ khám bệnh viện, trạm y tế, bác sĩ tư lần lượt là 84%, 50%, và 28%. Khi trẻ bị bệnh NKHHCT, bà mẹ biết cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng 58,8% cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là 52%, không kiêng cử 11,2%, ăn như thường ngày 20,9% thấp hơn nghiên cứu chúng tôi là ăn bình thường chiếm 32%, ăn ít hơn thường ngày 3,1%, khác 0,3%. Khi trẻ bị chảy mũi, các bà mẹ biết cách làm sạch mũi bằng cách se mũi bằng giấy thấm 53,2% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi se mũi bằng giấy thấm chiếm 76%, còn lau mũi bằng khăn và hút mũi bằng miệng chiếm 46,8%. Khi trẻ bị chảy mủ tai biết sâu kèn bằng giấy thấm chiếm 63,4% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 56%, lau bằng khăn và làm khác chiếm 36,6%. [24]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) số bà mẹ đồng ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi mắc bệnh chiếm 88,3% cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Phần lớn bà mẹ đồng ý cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng chiếm 90,6%. Phần lớn bà mẹ đồng ý rằng cần sự hướng dẫn của nhân viên y tế chiếm 96,6% nhất là hiệu thuốc tây chiếm 49,9%, trạm y tế hoặc bệnh viện chiếm 31,4%, đi khám bác sĩ tư chiếm 18,7%. Số bà mẹ cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường khi sốt hoặc ho chiếm 62,3%. Tuy nhiên vẫn còn 1,3% số bà mẹ cho trẻ uống ít hơn bình thường. Khi trẻ ho, 27,8% bà mẹ sử dụng siro ho tây y để giảm ho, bà mẹ sử dụng thuốc ho dân gian chiếm 27,5%, sử dụng kháng sinh chiếm 42,5% Phần lớn bà mẹ dùng khăn lau mũi chiếm 71,2%, dùng giấy thấm sâu kèn chiếm 21,8%, dùng miệng hút mũi chiếm 2,1%, không làm gì chiếm 4,9% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn, hút mũi bằng miệng lần lượt 76% và 24%. [22]

Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.3, cho thấy có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đi trạm y tế khám khi trẻ mắc NKHHCT. Đây là điều rất tốt vì đa số các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc NKHHCT có trình độ học vấn nhỏ hơn hoặc bằng THPT đã có kiến thức khoa học thường thức nên đã chọn đúng nơi khám bệnh cho trẻ, các trẻ này được thăm khám và điều trị đúng nhưng còn một số ít bà mẹ chưa hiểu rò sự nguy hiểm của bệnh NKHHCT cũng như việc mua thuốc tây (64%) hoặc

cho trẻ uống nước cây lá trong vườn (20%) khi trẻ bệnh là điểm cần quan tâm để tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng cho các bà mẹ.

Về dinh dưỡng cho trẻ lúc mắc bệnh NKHHCT, đa số bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao với 52%, nhưng có 32% bà mẹ cho trẻ ăn bình thường và 12% bà mẹ cho trẻ ăn không kiêng cử. Thường khi trẻ bệnh, các bà mẹ thường kiêng cử thức ăn như dầu, mỡ, tôm, cua vì các bà mẹ cho rằng ăn các thức ăn đó làm cho trẻ ho nhiều hơn, các bà mẹ chưa hiểu được trong lúc bệnh cần phải cho ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ mau hồi phục. Bà mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần ăn ít và đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ đạt được nhu cầu năng lượng hàng ngày. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong vấn đề giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ.

Trong lúc trẻ bệnh NKHHCT thì hầu hết trẻ đều chảy mũi, nghẹt mũi sẽ làm trẻ khó chịu và sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, do đó bà mẹ cần biết cách làm sạch mũi để giúp trẻ dễ chịu, ăn uống dễ dàng hơn, nhất là các trẻ còn bú. Trong nghiên cứu này thì đa số các bà mẹ biết làm sạch mũi cho trẻ bằng se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn đạt được 76%. Việc làm sạch mủ tai bằng cách quấn giấy thấm thành loa kèn để se tại, các bà mẹ đạt được 56%, số còn lại chỉ lau bằng khăn, không biết làm gì hoặc làm phương pháp khác. Nhiễm khuẩn ở tai thường là nguyên nhân khiến trẻ ốm dai dẳng. Đôi khi nhiễm khuẩn ở tai có thể lan sang phần xương chũm hoặc tới não gây viêm màng não. Nhiễm khuẩn ở tai cũng là nguyên nhân gây điếc cho trẻ em làm cản trở việc sinh hoạt và học tập cho trẻ sau này. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời để xử lý đúng những trẻ bị bệnh ở tai sẽ hạn chế được các nguy cơ trên. Do đó các bà mẹ cần biết dùng giấy thấm sâu kèn để làm khô tai cho trẻ.

* Kiến thức phòng ngừa bệnh NKHHCT:

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (năm 2015), biện pháp dự phòng NKHHCT, các bà mẹ biết giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết lạnh chiếm tỷ lệ 74%, tránh khói bụi 32,8%, tránh khói thuốc là 28,5%, cho bú mẹ đầy đủ 22,9%, tiêm chủng đúng quy định 44,3%

[24] thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi về các biện pháp phòng ngừa NKHHCT thì có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cs (năm 2016) có 70,4% bà mẹ có kiến thức đúng về các biện pháp phòng ngừa NKHHCT [22].

Qua kết quả bảng 4.4, cho thấy có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi trong đó có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần

lượt chiếm 90%, 68% và 40%. Có 66% bà mẹ nghĩ rằng nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT tuy nhiên vẫn còn một số ít bà mẹ cho rằng tiêm chủng dầy đủ không thể phòng tránh được bệnh NKHHCT. Một số bà mẹ cho rằng trẻ tiêm chủng sau đó dễ bị nóng và ho nhưng không biết rằng tiêm chủng rất có lợi ích vì ngừa được nhiều bệnh và trẻ ít bệnh tật, có thể phát triển và tăng sức đề kháng chống được một số bệnh nhiễm khuẩn.. Cho trẻ bú sữa mẹ để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT chỉ đạt được 20%, vì một số bà mẹ cho rằng bú sữa mẹ chỉ giúp trẻ phát triển chứ không biết rằng sữa mẹ ngoài chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển còn có một lượng kháng thể để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong đó có bệnh NKHHCT.

* Nguồn cung cấp thông tin:

Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.5, cho thấy có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT, có 54% bà mẹ nghĩ rằng là phương tiện thông tin (loa phát thanh, tivi, báo chí,…), 12% bà mẹ cho là từ bạn bè, người thân.

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà (2005) hầu hết các bà mẹ được thông tin về bệnh NKHHCT chiếm tỷ lệ 90,3%. Nguồn thông tin được bà mẹ nghe nhiều nhất là từ cán bộ y tế 64,5%, kế đến là ti vi 46,8%, là báo chí 16,6%. Nguồn thông tin có ảnh hưởng tốt đối với bà mẹ là từ nhân viên y tế 71%, kế đến là ti vi 38,7% và báo chí 13% thấp hơn so với kết quả chúng tôi nghiên cứu được là cán bộ y tế chiếm 96%, phương tiện thông tin chiếm 54%. [24]

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi có kết luận như sau:

5.1.1. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT

Có 68% bà mẹ đã được nghe về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có 20% bà mẹ biết nguyên nhân gây ra bệnh NKHHCT và 30% bà mẹ biết phân loại bệnh NKHHCT.

Nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh NKHHCT hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là thời tiết lạnh với 90%, 68% là do khói thuốc lá, 58% là do suy dinh dưỡng, 30% là trẻ không được bú sữa mẹ, 20% là do trẻ thiếu vitamin A.

Có 74% bà mẹ nhận biết được biểu hiện trẻ khi mắc bệnh NKHHCT. Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bệnh NKHHCT: 42% bà mẹ cho rằng là co giật, 28% là ngủ li bì khó đánh thức, 26% là nôn tất cả mọi thứ và 12% là không uống được hoặc bỏ bú.

Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, thì có 90% bà mẹ cho rằng khi trẻ nôn tất cả mọi thứ, 82% khi trẻ bị co giật, ngủ lì bì khó đánh thức, 24% khi trẻ bị rút lòm lồng ngưc, 24% khi trẻ thở rít khi nằm yên.

Có 56% bà mẹ biết được cách xác định khi trẻ thở nhanh và 26% bà mẹ biết cách kiểm tra trẻ bị rút lòm lồng ngực.

Có 78% bà mẹ đồng ý rằng bệnh NHHCT là bệnh viêm phổi, 58% là viêm họng – amidan, 52% là viêm mũi, 40% là cảm ho, 36% là viêm tai giữa.

Có 58% bà mẹ nghĩ rằng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là rất nguy hiểm và có 80% bà mẹ có nghĩ rằng bệnh NKHHCT có lây lan.

5.1.2. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc NKHHCT

Khi nhà có trẻ dưới 5 tuổi bị mắc NKHHCT có 84% bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện khám, 50% bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế.

Khi trẻ ho hoặc cảm lạnh, bà mẹ đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi trẻ mệt hơn chiếm 96%, trẻ khó thở hơn 56%, trẻ thở nhanh hơn 40%, trẻ bú kém hơn 12%.

Có 60% bà mẹ biết đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ sau 2 ngày được điều trị bằng kháng sinh.

Có 74% bà mẹ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khi trẻ mắc bệnh NKHHCT. Khi trẻ bị NKHHCT, có 52% bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa,…). Khi trẻ NKHHCT, bà mẹ cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn bình thường bổ sung thêm nước trái cây chiếm 64%.

Khi trẻ bị sổ mũi, bà mẹ làm sạch mũi trẻ bằng cách se mũi bằng giấy thấm hoặc vải mềm hoặc bằng khăn chiếm 76%. Khi trẻ bị chảy mủ tai, có 56% bà mẹ quấn giấy thấm thành loa kèn để se tai cho trẻ.

Có 62% bà mẹ biết cần phải làm gì để phòng ngừa NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi. 66% bà mẹ biết tiêm chủng đầy đủ có thể phòng tránh được bệnh NKHHCT.

Có 100% bà mẹ đồng ý cách giữ ấm cổ và ngực cho trẻ khi lạnh để có thể phòng ngừa bệnh NKHHCT, tiếp theo là các cách như cho trẻ tránh khói bụi, khói thuốc lá, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và cho trẻ bú sữa mẹ lần lượt chiếm 90%, 68% và 40%.

Có 96% bà mẹ cho rằng cán bộ y tế là nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể tin và làm theo trong việc phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị NKHHCT.

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ những điều kết luận trên, chúng tôi xin được nêu lên một số kiến nghị sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chuyển tải những kiến thức cần thiết về chương trình NKHHCT trong quá trình chăm sóc trẻ.

Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế về các kiến thức và công tác phòng chống NKHHCT.

Cán bộ y tế tại các tuyến cơ sở cần giáo dục sức khỏe, cung cấp các kiến thức về bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa bệnh NKHHCT cho các bà mẹ để họ thay đổi các hành vi không có lợi trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Những chương trình giáo dục sức khỏe đặc biệt là giáo dục về bệnh NKHHCT cần tập trung tác động vào các bà mẹ trẻ, các bà mẹ ít con, trình độ học vấn thấp, sống thành thị cũng như nông thôn.

Nội dung giáo dục sức khỏe về NKHHCT cần được soạn thảo đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và được chuyển tải đến các bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng và nhân dân nói chung bằng nhiều kênh thông tin, chú trọng ở phương pháp truyền thông bằng trực quan qua các tranh ảnh, áp phích, video, …và công tác tư vấn trực tiếp với các bà mẹ.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí